Hãy trình bày các tách riêng các chất từ hỗn hợp A. Muối ăn và cát B. Dầu ăn tan trong nước
Hãy trình bày cách tiến hành tách chất ra khỏi hỗn hợp sau Cát,đường và nước Dầu ăn và nước Cát,muối ăn và nước
1. Cho cát, đường và nước vào cốc. Khuấy đều để đường tan ra trong nước, cát lặng xuống đáy. Khi ấy, ta lọc cát ra và thu được dung dịch nước đường. Dùng phương pháp cô cạn, ta tách được hai thứ ra.
2. Vì dầu ăn nhẹ hơn nước nên ta có thể tách hai chất ra bằng cách chiết.
3. Ta cho hỗn hợp muối và cát vào nước, quấy đểu cho muối tan hết và để cát lặng xuống đáy, lọc cát ta thu được dung dịch nước muối. Dùng phương pháp cô cạn ta tách muối ra được khỏi dung dịch đó.
Bài 3. Hãy chọn phương pháp tách phù hợp cho các hỗn hợp sau:
a)Tách muối ăn ra khỏi nước muối
b) Tách rượu từ hỗn hợp rượu và nước
c) Tách dầu ăn từ hỗn hợp dầu ăn và nước
d) Tách sắt từ hỗn hợp vụn nhỏ sắt và nhôm
e) Tách cát từ hỗn hợp muối ăn và cát
( Gợi ý: Lọc, chiết, bay hơi,....)
a) Bay hơi
b) Chưng cất
c) Chiết
d) Dùng nam châm hút sắt
e) Lọc
Câu hỏi: Cho các hỗn hợp: Hỗn hợp A gồm muối ăn và nước; Hỗn hợp B gồm muối và bột sắt; Hỗn hợp C gồm dầu ăn và nước; Hỗn hợp D gồm cát và nước.
1/ Hãy đề xuất phương pháp thích hợp để tách muối ăn, cát và dầu ra khỏi mỗi hỗn hợp
2/ Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp
1) Dùng ống hút đầu bóp cao su hút hết lớp dầu ăn nổi ở trên
Lọc dung dịch thu được cát
Cô cạn cẩn thận dung dịch, thu được muối ăn
2) Dựa vào tính chất vật lí để tách cách chất ra khỏi hỗn hợp ( tính nặng, nhẹ hơn nước ; tính tan trong nước)
Trình bày phương pháp để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm muối ăn, bột than và cát. *
hello cường tao sơn đây trùng hợp thế nhờ
bước đầu ta tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp cát và than. Tiếp theo muốn tách than, cát ta đổ nước vào bột than nổi , cát chìm và mình chỉ cần vớt than và cát đem lên đèn cồn để làm sạch nước ra khỏi than và cát
Cho các hỗn hợp sau:
(1) Hỗn hợp giấm và đường.
(2) Hỗn hợp nước muối và cát.
(3) Hỗn hợp rượu và nước.
(4) Hỗn hợp dầu ăn và nước.
(5) Hỗn hợp xăng và nước.
(6) Hỗn hợp dầu ăn và xăng.
Có bao nhiêu hỗn hợp có thể tách riêng các chất bằng cách chiết?
A.1
B.2
C.3
D.4
Câu 16:Trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp sau:
1.Muối và cát.
2.Bột đồng, vụn đồng và muối.
3.Bột sắt, muối và cát.
4.Bột sắt, bột lưu huỳnh và muối ăn.
5.Vụn gỗ, muối và vụn đồng.
6.Rượu và nước (biết nhiệt độsôi của rượu là 78,3°C).
7.Dầu ăn và nước.
8.Benzen và nước (biết benzen là chất lỏng, không tan trong nước).
Câu 16:Trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp sau:
1.Muối và cát.
Hòa tan hỗn hợp vào nước
+Cát không tan trong nước, lọc dung dịch thu được cát
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
2.Bột đồng, vụn đồng và muối.
Đổ nước vào hỗn hợp
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
+ Lọc lấy vụn đồng và bột đồng không tan trong nước
Dùng rây bột tách vụn đồng và bột đồng
3.Bột sắt, muối và cát.
Dùng nam châm hút bột sắt ra khỏi hỗn hợp
Hòa tan hỗn hợp còn lại vào nước
+Cát không tan trong nước, lọc dung dịch thu được cát
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
4.Bột sắt, bột lưu huỳnh và muối ăn.
Dùng nam châm hút bột sắt ra khỏi hỗn hợp
Đổ nước vào hỗn hợp bột lưu huỳnh và muối ăn
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
+Bột lưu huỳnh không tan trong nước, lọc lấy lưu huỳnh ra khỏi dung dịch
5.Vụn gỗ, muối và vụn đồng.
Đổ nước vào hỗn hợp
+ Muối tan trong nước, cô cạn dung dịch thu được muối
+ Gạn lấy vụn gỗ nổi trên mặt nước
+Dùng giấy lọc lọc ra vụn đồng chìm ở dưới
6.Rượu và nước (biết nhiệt độsôi của rượu là 78,3°C).
+ Đun rượu và nước trong nhiệt độ 78,3°C, rượu sôi và bay hơi qua ống làm lạnh thu được rượu tinh khiết
+ Còn lại là nước (nhiệt độ sôi 100°C)
7.Dầu ăn và nước.
Dầu ăn nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên nổi lên trên, lọc dầu ăn ra khỏi nước, thu được dầu ăn
8.Benzen và nước (biết benzen là chất lỏng, không tan trong nước).
Ben nhẹ hơn nước và không tan trong nước nên nổi lên trên, lọc benzen ra khỏi nước, thu được benzen
Câu 3: Hãy trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đổng và muối ăn.
Câu 4: Có một hỗn hợp muối ăn và cát. Em hãy đề xuất cách tách riêng từng chất ra khỏi hỗn
hợp. Em sử dụng được cách làm trên dựa vào sự khác nhau nào về tính chất giữa
chúng?
nhieu de cuong qua
tui chi nhung bai mik ko biet thoi chu nay gio ca chuc to
Câu 3 :
Để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn, bạn Huyền làm như sau: - Dùng nam châm để hút riêng bột cắt ra khỏi hỗn hợp, đồng và muối ăn không bị nam châm hút. - Tiếp theo, đưa hoà tan hỗn hợp còn lại vào nước rồi cho qua phễu lọc. Câu 4:Hòa tan hỗn hợp muối ăn và cát vào nước, muối ăn tan trong nước tạo dung dịch muối,cát không tan trong nước ta lọc cát ra khỏi dung dịch được dung dịch nước muối, đem cô cạn nước muối thu được muối.
Sử dụng cách trên dựa vào sự khác nhau giữa tính chất của cát và muối:
+ Cát: không tan trong nước.
+ Muối: tan trong nước, không bị hóa hơi ở nhiệt độ cao.
I. Trắc nghiệm:
Câu 1: Dựa vào tính chất nào để tách riêng từng chất từ hỗn hợp cát và muối ăn ?
A. Nhiệt độ sôi B. Tính tan trong nước C.Tính cháy được D.Khối lượng riêng
Câu 2: Nguyên tố hóa học là :
A.tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng nguyên tử khối .
B. tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân .
C.tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng số notron trong hạt nhân .
D.tập hợp các nguyên tử cùng loại, có cùng kí hiệu hóa học .
Câu 3: Câu nào sai trong số các câu sau .
A.Không dùng hóa chất đựng trong lọ mất nhãn.
B.Không được dùng tay trực tiếp cầm hóa chất.
C. Không được dùng mũi để ngửi trực tiếp hóa chất.
D.Hóa chất dùng xong , nếu còn thừa đổ trở lại bình chứa.
Câu 4: Nguyên tử là :
A.hạt tạo nên phân tử B.hạt không bị chia nhỏ trong phản ứng hóa học
C.hạt vô cùng nhỏ,mang điện tích dượng . D. hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện .
Câu 5: Biết rằng bốn nguyên tử Magie nặng bằng ba nguyên tử nguyên tố X.Vậy nguyên tố X là:
A. lưu huỳnh B.oxi C.nito D. photpho
(Biết : Mg = 24 ; S = 32 ; O = 16 ; N = 14 ; P = 31)
Câu 6: Công thức hóa học của một số chất như sau :
Khí Oxi (O2); Brom (Br2) ;Magie Oxit (MgO) ;Kẽm (Zn) , Natri hidroxit (NaOH)
Trong số các chất trên có mấy đơn chất , mấy hợp chất ?
A. 2 đơn chất và 3 hợp chất . B. 1 đơn chất và 4 hợp chất .
C. 4 đơn chất và 1 hợp chất . D.3 đơn chất và 2 hợp chất .
Câu 7:Trong các dãy công thức hóa học sau, dãy nào hoàn toàn là công thức hóa học của hợp chất ?
A. H2O,O2, NaOH B. Na2O,KOH, NaCl
C.Cu, Br2, H2 D. Cl2, CaO, N2
Câu8: Các cách viết : 3O2, 2O, 7H2O lần lượt có nghĩa :
A.ba nguyên tử Oxi , hai nguyên tử Oxi, bảy phân tử nước .
B. ba phân tử Oxi , hai nguyên tử Oxi, bảy phân tử nước.
C. ba phân tửOxi , hai nguyên tử Oxi, bảy phân tử hidro và Oxi .
D. ba phân tử Oxi , hai phân tử Oxi, bảy phân tử nước.
Câu 9:Công thức hóa học dùng để biểu diễn :
A. nguyên tố hóa học B.chất C. nguyên tử D.vật thể
Câu 10:Cho các đơn chất sau : lưu huỳnh, khí hidro, khí oxi, nhôm, photpho . Công thức hóa học phù hợp với các chất trên lần lượt là :
A. S,H2,O2,Al ,P2 B. S ,H2 ,O2 ,Al ,P
C. S ,H2 ,O ,Al ,P D. S ,H ,O2 ,Al ,P
II. Tự luận:
Câu 1:
a. Vẽ cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố sau: Liti; Nitơ; Magie; Photpho
b. Hoàn thành bảng sau:
Nguyên tử | Liti | Nitơ | Magie | Photpho |
Số proton |
|
|
|
|
Số electron |
|
|
|
|
Số lớp electron |
|
|
|
|
Số electron lớp ngoài cùng |
|
|
|
|
Câu 2: Phân tử khí A gồm 1 nguyên tử X và 3 nguyên tở nguyên tố Oxi. Hãy tìm công thức của A biết phân tử khối của khí A năng hơn phân tử khí Hiđro 40 lần?
Câu 3:Tìm phân tử khối của các chất sau:
a. Al(NO3)3
b. H3PO4
c. N2O5
d. Fe2(SO4)3
Câu 4:Tìm hóa trị của các nguyên tố sau:
a. S trong SO2
b. Fe trong FeO
c. P trong PH3
trắc nghiệm
câu 1: B
câu 2: B
câu 3: D
câu 4: D
câu 5: A
câu 6: D
câu 7: B
câu 8: B
câu 9: B
câu 10: A
tự luận
câu 1: bạn tự làm nha :D, cái này có thể tham khảo trên mạng
câu 2:
biết \(PTK_{H_2}=2.1=2\left(đvC\right)\)
vậy \(PTK_A=2.40=80\left(đvC\right)\)
gọi CTHH của A là \(XO_3\)
ta có:
\(1X+3O=80\)
\(X+3.16=80\)
\(X+48=80\)
\(X=80-48=32\left(đvC\right)\)
\(\Rightarrow X\) là lưu huỳnh\(\left(S\right)\)
\(\Rightarrow CTHH:SO_3\)
tự luận
câu 3:
a. \(PTK=1.27+\left(1.14+3.16\right).3=213\left(đvC\right)\)
b. \(PTK=3.1+1.31+4.16=98\left(đvC\right)\)
c. \(PTK=2.14+5.16=108\left(đvC\right)\)
d. \(PTK=2.56+\left(1.32+4.16\right).3=400\left(đvC\right)\)
câu 4:
a. S hóa trị IV
b. Fe hóa trị II
c. P hóa trị III
1. Theo em, dụng cụ phễu chiết có thể được sử dụng để tách riêng các chất trong hỗn hợp nào dưới đây?
A. Nước và rượu.
B. Cát lẫn trong nước.
C. Bột mì lẫn trong nước.
D. Dầu ăn và nước
D. Đường từ mí có vị ngọt, tan trong nước
trình bày cách tách các chất tù hỗn hợp sắt,cát,muối ăn
Tham khảo
cho các chất vào nước , bột gỗ nổi lên trên , muối ăn tan vào nước , cát và sắt sẽ lăng xuống dưới , vớt bột gỗ ra , cô cạn nước thu được muối ăn , còn sắt và cát dùng nam châm ta sẽ tách được sắt và cát.
- dùng nam châm để tách sắt ra khỏi hỗn hợp
- cho nước vào hỗn hợp cát và muối ăn , khi muối đã được hòa tan ta dùng phương pháp chiết để tách cát ra khỏi dung dịch nước muối
- cô cạn nước muối để thu lại muối ăn
- Dùng nam châm để tách sắt ra khỏi hỗn hợp.
- Cho nước vào hỗn hợp cát và muối ăn , khi muối đã được hòa tan ta dùng phương pháp chiết để tách cát ra khỏi dung dịch nước muối.
- Dùng phương pháp cô cạn, ta tách được muối ăn ra khỏi nước.