Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Như Khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
29 tháng 6 2023 lúc 8:43

a: AD+DB=AB

AE+EC=AC

mà DB=EC và AB=AC

nên AD=AE

Xét ΔABC có AD/AB=AE/AC

nên DE//BC

b: Xét ΔABE và ΔACD có

AB=AC

góc A chung

AE=AD

=>ΔABE=ΔACD

c: Xét ΔIDB và ΔIEC có

góc IDB=góc IEC

DB=EC

góc IBD=góc ICE

=>ΔIDB=ΔIEC

d: Xét ΔAIB và ΔAIC có

AI chung

IB=IC

AB=AC

=>ΔAIB=ΔAIC

=>góc BAI=góc CAI

=>AI là phângíac của góc BAC

e: AB=AC

IB=IC

=>AI là trung trực của BC

=>AI vuông góc BC

Hermione Granger
Xem chi tiết
Ko cần bt
3 tháng 8 2021 lúc 20:30

Tình cha con luôn luôn là thứ tình cảm lặng lẽ, âm thầm nhưng lại vô cùng mạnh mẽ và da diết. Đối với em trong cuộc sống này bố là người tuyệt vời nhất. Bố luôn hi sinh thầm lặng để cho em có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhà em không khá giả gì so với các bạn cùng trang lứa nên bố mẹ em đã phải vất vả nhiều để nuôi chúng em ăn học. Bố em là một người nông dân quanh năm chăm chỉ với việc đồng áng. Năm nay bố gần bốn mươi tuổi nhưng trông bố già hơn nhiều so với tuổi thật. Dáng người của bố nhỏ nhưng lại vô cùng săn chắc và khỏe mạnh. Làn da đen rám nắng có lẽ bởi những nhọc nhằn vất vả của cuộc sống cơm áo gạo tiền. Mái tóc của bố đã bạc đi nhiều theo tháng năm. Khuôn mặt vuông chữ điền với ánh mắt nhìn rất nghiêm nghị.

Bố em là một người khá nghiêm khắc, dù không có nhiều thời gian rảnh rỗi nhưng lúc nào bố cũng hỏi han và kiểm tra việc học tập trên lớp cũng như ở nhà của em. Nhưng bố cũng là một người rất hài hước và vui vẻ. Mỗi khi có thời gian rảnh bố lại kể cho em nghe những câu chuyện về tuổi thơ của bố với những lần theo bè bạn trộm sắn, trộm khoai. Bố bảo ngày ấy đói lắm, đi đào trộm khoai xong cả lũ lại cùng nướng lên ăn chung. Em lại bật cười khúc khích và ước giá mình cũng có một lần được giống như thế. Bố em cũng là người tâm lí, biết lắng nghe và chia sẻ. Vì thế, khi có một vấn đề gì khó khăn em luôn kể cho bố và bố lại cho em những lời khuyên hữu ích.

Em có nhiều kỉ niệm với bố nhưng có lẽ kỉ niệm em không thể nào quên được đó là hôm bố đưa em đi thi học sinh giỏi huyện. Bố đưa em đi từ 5 giờ sáng. Quãng đường thì xa mà trời lại bất ngờ đổ cơn mưa tầm tã khi hai bố con mới đi được nửa đường. Chỉ mang theo một chiếc áo mưa và bố đã nhường nó cho em, còn bố đã ướt hết. Và bố lại đứng đợi em cả bốn tiếng đồng hồ để đón em về. Lúc đó thời gian thi đã hết, cổng trường mở ra, em nhìn thấy bố đã có vẻ thấm mệt nhưng bố vẫn nở nụ cười tươi thật tươi như để chào đón con gái. Em òa khóc, chạy ra ôm bố thật chặt. Đó là hình ảnh cả đời này em chẳng quên được.

Đối với em, bố là người tuyệt vời nhất. Dù có phải chịu bao khó khăn, vất vả nhưng bố luôn sẵn sàng hi sinh để em có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Em luôn biết ơn và tự hào về bố.



 

Khách vãng lai đã xóa
✎﹏нươиɢ⁀ᶦᵈᵒᶫ
3 tháng 8 2021 lúc 20:30

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống”

Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.

Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.

Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.

Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.

m rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

Khách vãng lai đã xóa
Tung Duong
3 tháng 8 2021 lúc 20:31

Tham khảo ạ^^

Đối với em gia đình vô cùng thiêng liêng. Bởi ở đó có những người thân mà em luôn yêu quý. Nhưng người mà em yêu quý nhất chính là bố của mình.

Năm nay bố em bốn mươi hai tuổi. Bố cao khoảng 1m80. Làn da ngăm đen vì những buổi luyện tập trên thao trường hàng giờ đồng hồ. Em yêu nhất là đôi mắt bố. Dưới hàng lông mày rậm là đôi mắt to, luôn ánh lên sự yêu thương và quan tâm đến mọi người. Nhìn vào ánh mắt ấy em cảm nhận được cả một bầu trời yêu thương. Mỗi khi mắc lỗi, ánh mắt ấy lại ánh lên sự nghiêm nghị khiến em phải tự nhìn nhận lại bản thân để rút kinh nghiệm và không phạm phải sai lầm nữa. Nhưng những khi em vấp ngã, thất bại khi đã cố gắng hết sức thì bố cũng không hề trách móc, ánh mắt lại toát lên sự bao dung, động viên và an ủi để em vững bước. Trán của bố em cao vuông. Chính vầng trán ấy đã bao đêm thao thức, suy tư để tìm ra những hướng giải quyết hay cho gia đình. Theo năm tháng thì mái tóc bố đã dần pha sương. Bão tố cuộc đời đã in hằn trên mái đầu với những mái tóc điểm bạc và những nếp nhăn trên khuôn mặt vuông chữ điền.

Sau giờ làm việc ở cơ quan về, bố em còn thích chăm sóc cây cối. Nhờ có sự chăm sóc tận tình của bố, mà cây cối trong vườn đều xanh tốt. Bố còn rất hay thức tới khuya để làm thêm một số công việc tăng thu nhập cho gia đình. Em hiểu bố phải vất vả vì chúng em lắm. Nhưng bố chẳng quản khó khăn để cả gia đình có một cuộc sống tốt hơn. Bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cũng chịu được, miễn là nhìn thấy chúng em ngoan ngoãn, siêng năng học hành là ba đã vui rồi. Bây giờ em đã hiểu được câu nói: “Công cha như núi Thái Sơn” có ý nghĩa như thế nào.

Có những lúc rảnh, bố em thường đưa chúng em đi chơi, dạy chúng em học bài. Thỉnh thoảng bố còn kể chuyện cho chúng em nghe nữa. Nhờ có những lời khuyên của bố mà hai chị em đã có thêm nhiều bài học hơn. Nếu như mẹ là người ân cần chu đáo tần tảo sớm hôm lo cho gia đình thì bố lại chính người đàn ông đầy nghị lực, gánh vác mọi công việc lớn nhỏ trong nhà.

Bố là trụ cột trong gia đình. Là người mà em yêu thương và luôn kính trọng. Em sẽ luôn ghi nhớ những lời dạy của bố để có thể trở thành một người sống có ích.

Khách vãng lai đã xóa
Hermione Granger
Xem chi tiết
Tường Vi Alice
2 tháng 8 2021 lúc 7:17

Tuổi thơ là gì nhỉ? Mà khiến ai cũng khắc khoải nhớ nhung. Nó là những ngày tháng của vô ưu và điềm mật. Những đứa trẻ bước qua khung trời màu hồng ấy trước khi đến với thế giới trưởng thành. Và em thật may mắn khi được tận hưởng trọn vẹn những ngày tháng tuổi thơ với những kỉ niệm đẹp đẽ.

Tuổi thơ của em đúng nghĩa nhất chính là những năm tháng còn sống ở quê với bà. Khi đó, không có nỗi lo về bài vở, về tương lai, chỉ có những buổi rong chơi tưởng như dài bất tận. Những ngày tháng ấy trong em giống như một cuốn phim cũ, mờ mờ ảo ảo, niềm vui thì rõ mà hình ảnh thì mịt mờ. Duy chỉ có những kỉ niệm cùng bà ra vườn là rõ nét vô cùng. Nhà bà em phía sau có một khu vườn nhỏ, ở đó bà trồng đủ các loại rau xanh mướt, mà em ấn tượng nhất là giàn mồng tơi. Khi quả mồng tơi chín, nó sẽ chuyển thành màu tím. Những khi theo bà ra vườn, bà thì cần mẫn hái rau bó thành từng bó nhỏ đem ra chợ bán. Còn em thì ngồi hái từng hạt mồng tơi, bóp nát, hứng nước vào một gáo dừa khô. Từng giọt, từng giọt, tích thành một vũng nước nhỏ màu tím. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng làm em vui sướng lắm rồi. Em dùng nó làm nước màu để vẽ lên sân, lên tàu lá chuối, lên cả bức tường lổ đổ phía trước nhà. Chỉ một lát sau, nước khô đi, em lại vẽ thêm lớp mới. Đến khi bà xong việc, lại hiền từ dẫn em ra cạnh giếng rửa sạch tay rồi lại vào nhà. Chỉ mỗi trò chơi ấy thôi, mà em chơi suốt cả tuổi thơ không thấy chán.

Giờ đây bà đã đi xa rồi, em cũng đã khôn lớn. Đôi lúc về quê giỗ bà, em lại ra vườn, tìm gốc mồng tơi cũ để chơi lại trò chơi ấy. Nhưng chẳng hiểu sao em không thể nào cười vui được như khi xưa nữa. Có lẽ vì cảnh vẫn còn nguyên nhưng con người thì đã thay đổi. Chính điều đó khiến kí ức tuổi thơ trở nên trân quý vô cùng. Bởi nó là thứ chỉ có thể hồi tưởng lại chứ không thể trải qua một lần nữa.

Khách vãng lai đã xóa
Trần Đức Kiên
2 tháng 8 2021 lúc 7:24
Tuổi thơ tôi là những con chữ ê a khi đến trường, là những bức tranh vẽ làng quê, con gà, con trâu, là những bài thể dục buổi sáng mà cô giáo dạy... Tuổi thơ của tôi là một cánh đồng bát ngát hoa, là những cánh diều dập dìu cùng mây và gió. Có thể mỗi chúng ta, ở những khoảnh khắc ngắn ngủi nào đó trong quỹ thời gian không vô hạn của cuộc đời, cũng từng cảm thấy mệt mỏi và chán nản với cuộc sống hiện tại. Những lần thất bại, không thực hiện được điều mình mong muốn ít nhiều sẽ lấy dần đi niềm tin của chúng ta. Lúc ấy, sự căng thẳng sẽ khiến ta chơi vơi và hụt hẫng, khiến ta chỉ muốn thời gian quay ngược trở lại thời điểm ban đầu, để ta không còn lo âu với sự bon chen, xô bồ của cuộc sống. Tuổi thơ của tôi là như thế, không lo nghĩ, cũng như chẳng để tâm gì nhiều đến những biến cố của cuộc sống. Tôi đã từng sống vô tư trong sự bảo bọc của gia đình, sự quan tâm của bạn bè và chưa bao giờ phải tự mình gánh vác những công việc nặng nề. Mỗi khi mệt mỏi, tôi thường vu vơ nhớ lại ngày tháng trước đây để tâm hồn mình thanh thản và cũng như để mình tỉnh táo hơn. Sự bon chen của cuộc sống nhấn chìm tôi trong nỗi cô đơn hoang hoải. Và điều mà tôi muốn, ngay bây giờ, là được trở về với tuổi thơ, dù chỉ một lần. Tuổi thơ của tôi là một cánh đồng bát ngát hoa, là những cánh diều dập dìu cùng mây và gió. Chợt nhớ lại mỗi buổi chiều mùa hè, lũ trẻ trong xóm tôi đều tự tay làm nên những cánh diều đầy màu sắc, cùng nhau thả nó lên bầu trời xanh ngát. Chúng được ví như cánh chim tự do bay tít lên bầu trời cao, thả những ước mơ của chúng tôi vào các đám mây bồng bềnh theo gió. Rồi đám mây sẽ đưa ước mơ của chúng tôi đi xa, xa mãi, đến một ngày nào đó, những ước mơ từ nhỏ nhoi đến lớn lao đều sẽ thực hiện được. Ngày ấy, ước mơ duy nhất của tôi là mãi mãi được sống với những tháng ngày vô tư lự như thế. Tuổi thơ của tôi gắn liền với những câu chuyện cổ tích, gắn liền với ông già Noel và với những phép màu kì diệu của cuộc sống. Ngày bé tôi vẫn thường tin răm rắp vào ông Bụt như trong câu chuyện Tấm Cám, tin ông già Noel sẽ đến tặng quà cho tôi mỗi mùa Noel khi tôi đang ngủ, tin tưởng vào phép màu, người tốt sẽ gặp lành còn người ác sẽ bị quả báo. Tuổi thơ tôi gắn liền với những lần ở truồng tắm mưa, chẳng lo người ta sẽ nghĩ gì về mình, cũng như chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ như khi lớn lên. Tôi cùng lũ trẻ trong xóm vô âu vô lo bay nhảy trong màn mưa, lạnh cơ thể nhưng rất ấm lòng. Tuổi thơ tôi là những con chữ ê a khi đến trường, là những bức tranh vẽ làng quê, con gà, con trâu, là những bài thể dục buổi sáng mà cô giáo dạy... Lũ học sinh mang trên mình niềm hi vọng và sự tin tưởng của gia đình về một tương lai tươi sáng hơn, một tương lai không còn “khát” chữ như ông bà của chúng. Tuổi thơ của tôi còn là những buổi trưa trốn đi chơi, giấu cha mẹ đào trộm khoai lang nhà hàng xóm, cùng nhau chơi ô ăn quan, nhảy lò cò, trò kéo co... Có khi bị người ta phát hiện được, rồi bị đánh, bị mắng, rồi đổ lỗi cho những đứa khác, nhưng chúng tôi vẫn thấy vui và hạnh phúc lắm. Bây giờ, điều mà tôi muốn chỉ là được cùng tụi trong xóm quây quần chơi ô ăn quan như trước kia thôi, nhưng sao khó quá! Tuổi thơ của tôi đắm mình trong những tiếng rao. “Ai bánh giò không?”, “Kẹo kéo đây!”, “Cà rem nào?” là những tiếng rao thân thương thay cho các hàng quán với những món ăn đắt tiền như bây giờ. Chợt nhớ, chỉ cần 500 đồng thôi cũng đủ để tôi mua được hai que kem, một cho tôi và một cho em gái. Nhưng bây giờ, 500 đồng còn không đủ giá trị để mua được tuổi thơ nữa. Tuổi thơ tôi đi cùng với sự ghen tị và tự ái. Ghen tị khi nhìn thấy những đứa khác xúng xính với quần áo, cặp tóc mới đầu năm học. Tự ái khi chúng đều có cặp sách, tập vở đẹp còn mình thì không. Bây giờ nghĩ lại, tôi thèm lắm cái cảm giác được ghen tị đó, tự ái nhưng chỉ là giấu trong lòng. Chứ không như sự ghen tị của cuộc sống hiện tại, nó khiến cho tâm hồn chúng ta mục ruỗng và cằn cỗi khi suốt ngày chỉ nghĩ mọi cách, mọi thủ đoạn để hơn người khác. Tuổi thơ tôi là những lần bị mẹ đánh khi điểm kém, là những lần bố mắng khi lười không chịu chăm em, không lo dọn dẹp nhà cửa. Còn nhớ, có một lần bà nhờ tôi nhổ tóc bạc cho bà, tôi lười nhác đến nỗi nằm ì một chỗ, đợi đến khi bố vụt roi vào mông mới lồm cồm bò dậy giúp bà. Giờ đây, điều mà tôi muốn chỉ là được nhổ tóc bạc cho bà, nhưng bà đã đi rồi. Tuổi thơ tôi là những lần đánh nhau với lũ bạn trong lớp, là những lần cãi nhau tranh giành “lãnh địa”, tranh giành những gói bánh, gói kẹo. Là con gái, nhưng dường như tôi toàn chơi với lũ con trai, thế nên đã bị lây nhiễm cái tính nóng nảy và cộc cằn của chúng. Những lần đánh nhau với đứa con gái khác, tôi đều thua chúng vì vốn dĩ thân hình mình nhỏ con, không đánh lại nổi. Khi ấy, tôi bị bố mẹ dần cho một trận nên thân vì “con gái mà lì như trâu”. Tuổi thơ tôi còn là những lần vác cần đi câu cá. Câu không được con nào, thế là cả lũ ùa nhau nhảy “ùm” xuống sông để tắm. Kết quả khi về vẫn là bị bố quật thêm một trận vì cả người đầy đỉa. Nghĩ lại thấy xót xa nhưng cũng nuối tiếc lắm. Ngày xưa khi còn bé, tôi cứ mong mình lớn thật nhanh. Vì tôi hâm mộ người lớn, cảm thấy họ rất oai và có thể sai bảo con nít, bất kể việc gì. Nhưng cho đến khi thời gian cứ trôi mãi, trôi nhanh như guồng quay bị đứt phanh thì tôi mới nuối tiếc. Cuộc sống cũng giống như chuyến tàu một chiều, đi là đi mãi, không bao giờ trở lại. Ta cứ mãi nhìn về phía sau, ngoái đầu về tuổi thơ, nhưng lưng thì vẫn phải thẳng và mãi không đổi hướng. Tuổi thơ của tôi là những khoảnh khắc như thế, dường như chẳng chút suy tư và bận tâm vào những muộn phiền quá to tát. Khi lớn lên, vòng quay cuộc sống chạy hối hả và gấp gáp, con người mải miết chạy theo vật chất và danh vọng, những tính toán, mọi thủ đoạn sẽ khiến ta mệt mỏi. Và rồi lại thèm được ở truồng tắm mưa, được đi đào trộm khoai, được thả diều như hồi còn bé. Và trên hành trang đến tương lai, tuổi thơ sẽ là thứ luôn được mang theo, xếp gọn gàng trong ngăn kéo gọi là “Kỉ niệm”. Để mỗi khi mệt mỏi, chán chường hay tuyệt vọng, ta sẽ có thứ để ngắm, để nghiệm và để nhớ. Mảnh kí ức về tuổi thơ.
Khách vãng lai đã xóa
Tung Duong
2 tháng 8 2021 lúc 7:28

Tham khảo ạ:

Tuổi thơ là quãng thời gian đẹp đẽ và êm đềm nhất đối với mỗi chúng ta. Tuổi thơ ấy lưu giữ biết bao kỉ niệm, có những kỉ niệm vui, cũng có những kỉ niệm buồn, nhưng tất cả chúng đều giúp ta khôn lớn, trưởng thành hơn. Trong những kí ức đẹp đẽ ấy, lần tôi về quê đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc và một kỉ niệm khiến tôi không bao giờ quên.

Sau một năm học tập vất vả, bố mẹ cho tôi về quê chơi một tuần để thăm ông bà và họ hàng. Nghe được điều ấy tôi đã buồn chán biết nhường nào, tôi liên tưởng đến những ngày hè nhàm chán, nóng nực ở quê nhà mà lòng buồn rười rượi. Nhưng bố mẹ đã quyết định nên tôi chẳng dám phản đối. Ngày bố mẹ đưa tôi ra xe để về quê lòng tôi buồn thắt lại. Chiếc xe chuyển bánh, hình ảnh thành phố tấp nập xa dần, quang cảnh bắt đầu chuyển sang những cánh đồng lúa xanh rì bát ngát, trải dài đến tận chân trời, nhà cửa cũng dần thưa thớt hơn. Quê tôi ở ngoại thành Hà Nội, đi chỉ trong vòng một giờ đồng hồ đã đến nơi. Đến điểm dừng xe, ông bà và các anh em đã chờ sẵn để đón tôi. Mọi người ai cũng hớn hở, vui mừng.

Ông bà đưa tôi về nhà, tôi rửa mặt mũi rồi đứa em tên Hòa kéo tôi sang nhà của em. Em dẫn tôi vào một góc bí mật và lôi ra không biết bao nhiêu là giấy màu, nan tre,… Cu cậu bảo biết tôi sẽ về nên để dành những thứ này chờ tôi đến làm sáo diều. Nói xong Hòa cười giòn tan, nụ cười trong trẻo làm tôi thấy thân thiết ngay với Hòa, dù trước đây tôi và em rất ít khi trò chuyện với nhau.

Chỉ một lát sau Hòa đã lôi hết dụng cụ ra giữa sân và em bắt đầu bày cho tôi cách làm diều. Những nan tre được vót sẵn, nhẵn thín, những tấm giấy màu xanh đỏ trông thật sặc sỡ,… Hòa vừa hướng dẫn tôi, vừa làm nhoay nhoáy cái diều của mình vậy mà chẳng mấy chốc diều của em đã hoàn thành. Một chiếc diều lớn với màu đỏ rực làm chủ đạo. Sau một hồi hì hụi, cuối cùng diều của tôi cũng hoàn thành, nó siêu vẹo và có vẻ hơi yếu. Nhưng tôi vẫn rất vui, vì đây là lần đầu tiên tôi tự làm được một món đồ chơi cho riêng mình. Làm xong con diều chúng tôi ra triền đê của làng thả, Hòa thả diều vô cùng điệu nghệ, chẳng mấy chốc diều đã bay lên cao vút, hòa trong tiếng gió là tiếng sáo diều vi vu, nghe thật dịu dàng, êm đềm, thiết tha. Cứ vậy cả buổi chiều chúng tôi chơi đùa với nhau. Hòa đã làm tôi thay đổi hẳn suy nghĩ của mình về kì nghỉ hè nhàm chán ở quê.

Những ngày sau đó, tôi còn được Hòa đưa đi khám phá rất nhiều điều thú vị khác: chăn trâu, bắt cá, bơi sông,… những niềm vui tuổi thơ mà tôi sẽ chẳng bao giờ có được nếu không có kì nghỉ hè này.

Kết thúc kì nghỉ, tôi lưu luyến chẳng muốn rời xa quê hương, rời xa ông bà và bé Hòa. Kì nghỉ này đã khiến cho tôi thêm yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của mình. Những kỉ niệm này tôi sẽ mãi khắc ghi trong tim, nó cũng đồng thời là động lực để tôi phấn đấu học tập thật tốt để xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Khách vãng lai đã xóa
aiamni
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 7 2021 lúc 11:19

Bài 1: 

a) \(\sqrt{50}=5\sqrt{2}\)

b) \(\sqrt{1210}=11\sqrt{10}\)

c) \(\sqrt{450}=15\sqrt{2}\)

d) \(\sqrt{98a^3}=7\left|a\right|\sqrt{2a}\)

e) \(\sqrt{72a^2b^3}=6\left|ab\right|\sqrt{2b}\)

f) \(\sqrt{0.27a^4b^2c}=\dfrac{3\sqrt{3}}{10}\cdot a^2\cdot\left|b\right|\cdot\sqrt{c}\)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
8 tháng 7 2021 lúc 11:27

Bài 2: 

a) Ta có: \(2\sqrt{48}+4\sqrt{300}-\sqrt{72}+3\sqrt{8}\)

\(=8\sqrt{3}+40\sqrt{3}-6\sqrt{2}+6\sqrt{2}\)

\(=48\sqrt{3}\)

b) Ta có: \(\left(3\sqrt{5}+\sqrt{20}\right)\cdot\left(\sqrt{24}-\sqrt{96}\right)\)

\(=5\sqrt{5}\cdot\left(-2\sqrt{6}\right)\)

\(=-10\sqrt{30}\)

c) Ta có: \(\sqrt{4.9}\cdot\sqrt{40}\cdot3\sqrt{a^2}\)

\(=\sqrt{196}\cdot3\cdot\left|a\right|\)

\(=42\left|a\right|\)

d) Ta có: \(2.2\sqrt{200}+0.06\sqrt{80000}\)

\(=2.2\cdot10\sqrt{2}+0.06\cdot200\sqrt{2}\)

\(=22\sqrt{2}+12\sqrt{2}\)

\(=34\sqrt{2}\)

dâu cute
Xem chi tiết
dâu cute
9 tháng 8 2021 lúc 9:14

mn ơi giúp mình cần gaapsppppp lắm ạ T^T

Đỗ Thanh Hải
9 tháng 8 2021 lúc 9:15

1 It isn't a pen

2 Nam and Ba aren't fine

3 They aren't twenty

4 Are you Thu?

5 Are you eighteen?

6 Is she Lan

Bài 2

1 What is your name/

2 I am Lan

3 Is this phong?

4 How are you today?

5 We are fine, thank you

6 I am Lan and this is Hoa

7 Hello, I am Ann

8 This is my mom her name is Mai

9 They are 18 years old

10 He is not fine today

pham thu hien
Xem chi tiết
Minh Nhân
27 tháng 12 2020 lúc 20:13

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

Cherry
28 tháng 12 2020 lúc 18:26

Chiến tranh đã qua đi nhưng mỗi khi nhìn lại chúng ta vẫn không nguôi nỗi xót xa trước sự tàn phá ghê gớm của nó. Đã biết bao người hi sinh, đổ máu ; bao hạnh phúc bị vùi dập ; bao cuộc chia tay đẫm nước mắt. Đọc đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, người đọc hiểu thêm về sự tàn khốc của chiến tranh. Hình ảnh cô bé Thu giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc về nỗi đau mà trẻ thơ phải chịu đựng trong cuộc chiến ác liệt : nỗi đau thiếu cha.

Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên : "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà". Qua cách miêu tả của tác giả, bé Thu hiện lên là cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. Ẩn đằng sâu sự hồn nhiên đó, có lẽ ít ai biết Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha. Theo lời ông Sáu - bố em, thì ngày ông lên đường chiến đấu, đứa con gái duy nhất mới "chưa đầy một tuổi" - cái tuổi quá nhỏ để nhớ mặt cha. Điều này cũng lí giải vì sao sau bảy năm trời đằng đẵng xa cách khi nhìn thấy ông Sáu, nhìn thấy cha mình, Thu không vồ vập chạy đến ôm cổ ba mà trái lại "con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng". Nhà văn đã sử dụng liên tiếp các từ miêu tả trạng thái tâm lí ngỡ ngàng, ngạc nhiên của bé : giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng. Khi nghe ông Sáu xúc động nói : "Ba đây con", bé Thu vẫn không nhận ra, vẫn không tin đó là ba mình : "Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, bỗng nó tái mặt, rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má ! Má" ". Tác giả rất tinh tế khi miêu tả sự thay đổi trạng thái tâm lí của Thu : từ lạ lùng đến khiếp sợ. Khi đứa trẻ cảm thấy bất an, sợ hãi thì mẹ chính là nơi trú ẩn bình an nhất. Nhà văn thực sự rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Câu chuyện được thắt nút, tạo sự hấp dẫn, hồi hộp với độc giả : vì sao đứa bé không nhận cha ? Nguyễn Quang Sáng đã tạo được sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình.

Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng độ căng cần thiết tạo sự dồn nén cho diễn biến tâm lí, hành động của bé Thu, bởi thời gian mà ông Sáu về phép chỉ có ba ngày ngắn ngủi. Ông Sáu càng "vỗ về" bao nhiêu, bé Thu lại càng tỏ ra bướng bỉnh bấy nhiêu. Sự xa cách đằng đẵng đứa con gái dấu yêu đã khiến ông khao khát đến cháy bỏng một tiếng gọi "ba" của con bé. Tuy vậy, bé Thu nhất định không nhận đó là ba mình. Nhà văn đã lột tả chi tiết hành động thể hiện sự "chống đối" của cô bé khi phải gọi ông Sáu vào ăn cơm. Lúc đầu bé lảng tránh "Thì má cứ kêu đi", khi phải gọi thì nói trổng : "Vô ăn cơm !", rồi khi ông Sáu giả vờ không nghe thấy thì con bé cũng không chịu thua, nó "đứng trong bếp nói vọng ra : "Cơm chín rồi !". Giữa ông Sáu và bé Thu lúc này như đang xảy ra cuộc chiến ngầm. Nếu người đọc chỉ căn cứ vào các câu nói trống không và các hành động chống đối của Thu chắc hẳn sẽ nghĩ đây là một cô bé hư, thiếu lễ phép với người lớn. Song, nhìn sâu vào tình huống mà cô bé 8 tuổi đang phải trải qua chúng ta sẽ phần nào hiểu và cảm thông cho tâm trạng của bé. Cuộc sống của hai mẹ con em đang trôi đi trong những tháng ngày xa cách một "người cha" - người vốn đã có trong hình dung, tiềm thức của bé, nay lại có người xa lạ lại đến bắt em gọi bằng ba. Với bé Thu, đây thực sự là một "cú sốc tinh thần".

 

Sự căng thẳng được đẩy lên đến cao trào khi cả hai ba con được đặt vào tình huống thử thách mới : mẹ - người "trung gian hoà giải" đi vắng, chỉ còn hai ba con ở nhà cùng với nồi cơm đang sôi. Khi không thể tự tay bắc nồi cơm xuống để chắt nước, không còn ai để cầu cứu, ông Sáu đoán chắc con bé sẽ phải gọi "ba", nhưng dù là nhờ thì Thu vẫn nói trổng : "Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !". Tác giả tập trung xoáy sâu vào sự thay đổi tâm lí của bé khi nồi cơm sôi sùng sục : "Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm rồi lại nhìn lên chúng tôi". [...] Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước...

"con bé đáo để thật". Mặc dù vậy, bé Thu không phải là đứa trẻ chỉ biết "chống đối", quậy phá, bé cũng có suy nghĩ. Khi thấy ông Sáu "gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó", Thu "liền lấy đũa xới vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra". Từ "bất thần" như nhãn tự của câu văn, nó cho chúng ta thấy đó không phải là hành động cố tình mà phải chăng là hành động bất cẩn do đang mải suy nghĩ ? Bởi nếu phản đối, em đã hất miếng trứng ra ngay từ đầu. Nhưng do quá yêu con, quá thương con và mong mỏi một tiếng gọi "ba" ấm áp mà luôn bị chối từ nên khi con bé làm như vậy, ông Sáu đã không kiềm chế được nên đã đánh và mắng con : "Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?". Sự bướng bỉnh, ngang ngạnh không phải là bản chất tính cách của bé Thu nên dù bị cha đánh em không "khóc, giẫy, đạp đổ cả mâm cơm" mà "gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm rồi sang nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên đấy".

Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, song em thực sự là người có tình cảm, biết suy nghĩ. Nếu không như vậy, chắc hẳn em sẽ quậy đến cùng chứ không sang nhà ngoại để "khóc". Thái độ ngang ngạnh của em với ông Sáu không làm người đọc giận, trái lại làm người đọc thấy đau xót. Sự tàn phá của chiến tranh thật ghê gớm, nó khiến cho con không nhận ra ba... Thật xót xa.

Tuy nhiên, điều mà nhà văn hướng đến không chỉ dừng lại ở đó, cái mà ông nhấn mạnh chính là tình cha con thiêng liêng, bất tử. Điều kì diệu đã xảy ra vào những phút giây cuối cùng trước khi ông Sáu chia tay gia đình lên đường chiến đấu. Trong khi mọi người đang chuẩn bị cho ba lên đường "con bé như bị bỏ rơi... vẻ mặt nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm tại, buồn rầu". Bé Thu đã có sự thay đổi thái độ rõ rệt. Nhà văn miêu tả cô bé như già hơn so với tuổi "đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngúc, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa". Người đọc hiểu rằng chắc hẳn đang có sự giằng co, day dứt trong lòng bé. Liệu bé có nhận ông Sáu làm cha ? Tiếng thét nức nở của em như trả lời cho tất cả :

"Ba...a...a...ba", tiếng thét vỡ oà sau bao lâu câm lặng, tiếng thét của tình thương và nỗi nhớ cha da diết. Tác giả đi sâu miêu tả thanh âm thiêng liêng, kì diệu đó : "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa". Tình yêu với người cha sau bao năm xa cách giờ như bùng cháy : "nó vừa kên vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó... Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa". Đoạn văn có nhịp điệu nhanh thể hiện sự mạnh mẽ, dào dạt của suối nguồn tình cảm yêu thương. Hành động của bé Thu chứng tỏ em yêu và nhớ ông Sáu biết chừng nào. Câu hỏi tại sao bé Thu không nhận ông Sáu là cha đến đây đã được giải đáp : "té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo" vì "ba không giống cái hình ba chụp với má". Từ nhận thức ngây thơ, trong sáng của con trẻ, nhà văn đã lên tiếng tố cáo sự tàn ác của chiến tranh. Vì chiến tranh mà cha con ông Sáu phải xa cách, vì chiến tranh mà con không nhận ra ba.

Bé Thu thật đáng thương bởi giây phút nhận cha cũng là giây phút em phải chia tay ba. Hạnh phúc đến với em ngắn ngủi quá. Như ý thức được điều đó, Thu ra sức níu giữ : "hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai của nó run run". Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vượt qua các họa sĩ hay nhiếp ảnh gia để tạo dựng một cảnh chia tay đẫm nước mắt bằng ngôn từ thông qua việc lựa chọn câu chữ giàu chất tạo hình, biểu cảm. Chiến tranh khiến cho cả những đứa trẻ ngây thơ cũng phải hi sinh. Thu chấp nhận để ông Sáu ra đi và không quên kèm theo lời dặn trong nước mắt : "Ba về ! Ba mua cho con một cây lược nghe ba ". Tại sao bé không chọn một món quà nào khác mà lại chọn cây lược ? Bởi lẽ đó là vật dụng luôn gắn liền với người con gái, "hàm răng mái tóc là góc con người". Hơn nữa những gì ta muốn lưu giữ chính là những gì sẽ gắn bó, gần gũi nhất. Không phải ngẫu nhiên tác giả đặt tên cho truyện ngắn này là Chiếc lược ngà. Chiếc lược chính là biểu tượng cao nhất của tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu, một kỉ vật thiêng liêng, bất tử.

Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Tinh cảm của em dành cho cha thật xúc động. Những trang văn của Nguyễn Quang Sáng thực sự là những trang văn đẫm nước mắt. Nó giúp người đọc hiểu được sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh nhưng cũng thấy được sự bất diệt của tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người.

Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau...

 
Lê Nguyên thị
Xem chi tiết
Khánh Như
Xem chi tiết
Khánh Như
20 tháng 4 2022 lúc 16:57

À mà sợ sánh tĩnh từ á mn

Hằng Vũ
Xem chi tiết
B.Trâm
6 tháng 3 2020 lúc 20:14
- The police TOOK the protestors AWAY.

Khách vãng lai đã xóa
Phạm Mạnh Kiên
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
11 tháng 12 2021 lúc 13:22

1.

⇒ He doesn't work as hard as me

⇒ He is lazier than me.

2. 

⇒ Your bedroom is more uncomforable than my bedroom.

⇒ Your bedroom is not as comfortable as my bedroom.

3. 

⇒ Mary speaks English better than John.

⇒ Mary doesn't speak English as worse as John.

4. No boy in my class are as intelligent as Jack.

5. They suggest that he should play football.

Lê Hữu Huy Hoàng
11 tháng 12 2021 lúc 13:29

1. -> He doesn't work as hard as me.

    -> He works lazier than me.

2. -> Your bedroom isn't as comfortable as mine.

    -> Your bedroom is uncomfortable than mine.

3. -> Mary speaks English better than John.

   -> Mary doesn't speak English as bad as John.

4. -> No boy is as intelligent as Jack in my class.

5. -> They suggest playing football.