Cho 4,8g Mg vào 156,8 dung dịch H2SO4 25% . Cho lượng H2 trên đi qua CuO đun nóng sau phản ứng thu được 11,2 đồng kim loại . Tính hiệu suất phản ứng
Cho kim loại Fe phản ứng vừa đủ với dung dịch H2SO4, thu được 3,7185 lít khí H2 ở đkc
a) Tính khối lượng kim loại đã phản ứng
b) Tính khối lượng muối tạo thành
c) Dẫn toàn bộ khí H2 sinh ra ở trên đi qua ống đựng 24g CuO đun nóng. Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng ? Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn
a, \(n_{H_2}=\dfrac{3,7185}{24,79}=0,15\left(mol\right)\)
PT: \(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\)
Theo PT: \(n_{Fe}=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow m_{Fe}=0,15.56=8,4\left(g\right)\)
b, Theo PT: \(n_{FeSO_4}=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\Rightarrow m_{FeSO_4}=0,15.152=22,8\left(g\right)\)
c, \(n_{CuO}=\dfrac{24}{80}=0,3\left(mol\right)\)
PT: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
Xét tỉ lệ: \(\dfrac{0,3}{1}>\dfrac{0,15}{1}\), ta được CuO dư.
Theo PT: \(n_{Cu}=n_{CuO\left(pư\right)}=n_{H_2}=0,15\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{CuO\left(dư\right)}=0,3-0,15=0,15\left(mol\right)\)
Chất rắn thu được sau pư gồm Cu và CuO dư.
⇒ m chất rắn = mCu + mCuO (dư) = 0,15.64 + 0,15.80 = 21,6 (g)
Hòa tan hoàn toàn 6,5(g) Zn vào dung dịch HCl, ta thu được muối ZnCl2 và tháy có khí H2 thoát ra. Cho toàn bộ lượng khí H2 thu được qua 6(g) CuO đun nóng, sau phản ứng thu được 5,2(g) chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng.
\(n_{Zn}=\dfrac{6.5}{65}=0.1\left(mol\right)\)
\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)
\(0.1.................................0.1\)
\(Đặt:n_{CuO\left(pư\right)}=x\left(mol\right)\)
\(CuO+H_2\underrightarrow{t^0}Cu+H_2O\)
\(x............x\)
\(m_{cr}=6-80x+64x=5.2\left(g\right)\)
\(\Rightarrow x=0.05\)
\(H\%=\dfrac{0.05}{0.075}\cdot100\%=66.67\%\)
Cho kim loại magie tác dụng dung dịch có chứa 9,6 gam axit axetic.
a) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng
b) Nếu đem lượng axit trên đun nóng với rượu etylic có mặt H2SO4 đặc thì thu được 10,56 gam CH3COOC2H5. Tính hiệu suất phản ứng là bao nhiêu?
a, Ta có: \(n_{CH_3COOH}=\dfrac{9,6}{60}=0,16\left(mol\right)\)
PT: \(Mg+2CH_3COOH\rightarrow\left(CH_3COO\right)_2Mg+H_2\)
Theo PT: \(n_{\left(CH_3COO\right)_2Mg}=\dfrac{1}{2}n_{CH_3COOH}=0,08\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{\left(CH_3COO\right)_2Mg}=0,08.142=11,36\left(g\right)\)
b, PT: \(CH_3COOH+C_2H_5OH\underrightarrow{t^o,xt}CH_3COOC_2H_5+H_2O\)
Theo PT: \(n_{CH_3COOC_2H_5\left(LT\right)}=n_{CH_3COOH}=0,16\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{CH_3COOC_2H_5\left(LT\right)}=0,16.88=14,08\left(g\right)\)
Mà: thực tế thu được 10,56 (g)
\(\Rightarrow H\%=\dfrac{10,56}{14,08}.100\%=75\%\)
cho kim loại Al có dư vào dd HCl 2M. Sau phản ứng dẫn khí sinh ra qua ống nghiệm có chứa 16g CuO đun nóng thực hiện phản ứng khử, thu được 11,25g kim loại Cu.
a) Tính hiệu suất phản ứng khử trên.
b)Tìm khối lượng dd HCl dùng? (D HCl=1,2g/mL)
a, \(n_{CuO}=\dfrac{16}{80}=0,2\left(mol\right)\)
PT: \(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
Theo PT: \(n_{Cu\left(LT\right)}=n_{CuO}=0,2\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow m_{Cu\left(LT\right)}=0,2.64=12,8\left(g\right)\)
\(\Rightarrow H=\dfrac{11,25}{12,8}.100\%\approx87,89\%\)
b, \(n_{H_2}=n_{CuO}=0,2\left(mol\right)\)
PT: \(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)
Theo PT: \(n_{HCl}=2n_{H_2}=0,4\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow V_{ddHCl}=\dfrac{0,4}{2}=0,2\left(l\right)=200\left(ml\right)\)
\(\Rightarrow m_{ddHCl}=200.1,2=240\left(g\right)\)
Bài 3 : cho 13,2g hỗn hợp A gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch h2so4 dư sau phản ứng thu được 3,36 lít khí h2 ( đktc ) a. Tính phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu b. Nếu cho hỗn kim loại trên vào dung dịch h2so4 đặc nóng thu được khí so2 ( đktc ) tính khối lượng muối tạo thành Bài 4 : hoà tan hoàn toàn 18,4g hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng dung dịch HCl 0,8M (vừa đủ) sau phản ứng thu được 11,2 lít khí (đktc) a. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng Giúp e vs ạ 🤗
Bài 3 :
a) $Mg + H_2SO_4 \to MgSO_4 + H_2$
$n_{Mg} = n_{H_2} = \dfrac{3,36}{22,4} = 0,15(mol)$
$\%m_{Mg} = \dfrac{0,15.24}{13,2}.100\% = 27,27\%$
$\%m_{Cu} = 100\% -27,27\% = 72,73\%$
b) $n_{Cu} = \dfrac{13,2 - 0,15.24}{64}= 0,15(mol)$
$\Rightarrow m_{muối} = 0,15.120 + 0,15.160= 42(gam)$
Bài 4 :
Gọi $n_{Fe} = a(mol) ; n_{Mg} = b(mol)$
$56a + 24b = 18,4(1)$
$Fe + 2HCl \to FeCl_2 + H_2$
$Mg + 2HCl \to MgCl_2 + H_2$
Theo PTHH : $n_{H_2} = a + b = \dfrac{11,2}{22,4} = 0,5(2)$
Từ (1)(2) suy ra a = 0,2 ; b = 0,3
$\%m_{Fe} = \dfrac{0,2.56}{18,4}.100\% = 60,87\%$
$\%m_{Mg} = 100\% -60,87\% = 39,13\%$
b) $n_{HCl} = 2n_{H_2} = 1(mol)$
$V_{dd\ HCl} = \dfrac{1}{0,8}= 1,25(lít)$
3a) \(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2\)
\(n_{H_2}=n_{Mg}=0,15\left(mol\right)\)
=> \(\%m_{Mg}=\dfrac{0,15.24}{13,2}.100=27,28\%\)
\(\%m_{Cu}=100-27,28=72,73\%\)
b) \(n_{Cu}=\dfrac{13,2-3,6}{64}=0,15\left(mol\right)\)
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
0,15------------------->0,15
Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + 2H2O
0,15------------------->0,15
\(m_{muối}=0,15.160+0,15.120=42\left(g\right)\)
Hoà tan hoàn toàn 6.5 gam Zn vào dung dịch HCl ta thu được muối ZnCl2 và thấy có khí H2 thoát ra. Cho toàn bộ lượng khí H2 thu được qua 6 gam CuO nung nóng, sau phản ứng thu được 5,2 gam chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng?
Zn + 2HCl -> ZnCl2 + H2 (1)
nZn=0,1(mol)
Từ 1:
nZnCl2=nH2=nZn=0,1(mol)
mZnCl2=136.0,1=13,6(g)
VH2=0,1.22,4=2,24(lít)
CuO +H2 -> Cu + H2O (2)
Từ 2:
nO=nH2=0,1(mol)
mO=16.0,1=1,6(g)
mchất rắn còn lại=10-1,6=8,4(g)
Chúc Bạn Học Tốt
Cho m (g) kim loại Mg tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 1,12 (l) khí H2 ở đktc a. Viết PTHH cho phản ứng trên. b. Tính khối lượng Mg đã phản ứng.
\(n_{H2}=\dfrac{1,12}{22,4}=0,05\left(mol\right)\)
a) Pt : \(Mg+H_2SO_4\rightarrow MgSO_4+H_2|\)
1 1 1 1
0,05 0,05
b) \(n_{Mg}=\dfrac{0,05.1}{1}=0,05\left(mol\right)\)
⇒ \(m_{Mg}=0,05.24=1,2\left(g\right)\)
Chúc bạn học tốt
cho 6,5 gam kim loại kẽm vào dung dịch HCL
a) tính VH2 sinh ra ở đktc
b) tính m axit cần dùng
c) cho H2 đi qua 4g bột CuO đun nóng tính m kim loại tạo thành sau phản ứng
a) Số mol của 6,5 gam Zn:
\(n_{Zn}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{6,5}{65}=0,1\left(mol\right)\)
\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\uparrow\)
1 : 2 : 1 : 1(mol)
0,1->0,2 : 0,1 : 0,1(mol)
Thể tích H2(đktc):
\(V_{H_2}=n.22,4=0,1.22,4=2,24\left(l\right)\)
b) khối lượng của 0,2 mol HCl:
\(m_{HCl}=n.M=0,2.36,5=7,3\left(g\right)\)
c)Số mol của 4 g CuO:
\(n_{CuO}=\dfrac{m}{M}=\dfrac{4}{80}=0,05\left(mol\right)\)
\(CuO+H_2\underrightarrow{t^o}Cu+H_2O\)
khối lượng của 0,05 mol Cu:
\(m_{Cu}=n.M=0,05.64=3,2\left(g\right)\)
cho 6g hỗn hợp mg và fe vào 200ml dung dịch hcl 1M, toàn bộ khí h2 thoát ra dẫn qua ống sứ chứ 6g cuo nung nóng, sau phản ứng có m gam chất rắn. Giả sử phản ứng giữa h2 và cuo xảy ra với hiệu suất 80%
a) tính thể tích h2 thu được ở đktc?
b) tính m
Mg+2HCl->MgCl2+H2
x---------2x
Fe+2HCl->MgCl2+H2
y------2y
Ta có :\(\left\{{}\begin{matrix}24x+56y=6\\2x+2y=0,2\end{matrix}\right.\)
=>số âm kiểm tra lại đề