Mối quan hệ đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta ?
a) Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70.4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 89% ngân sách Nhà nước.
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo một động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động
- Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả như : vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội...
b) Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa
- Lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển sang các ngành có năng suất cao, kỹ thuật tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị .
- Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo sức hút đối với dân cư, nâng cao vai trò của đô thị.
- Sự nâng cấp và hiện đại hóa các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở sẽ có điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa
Đô thị hoá có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta vì sao?
A. Ở nước ta tỉ lệ dân thành thị còn thấp.
B. Các đô thị ở nước ta có quy mô không lớn.
C. Các đô thị tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng.
D. Các đô thị có cơ sở hạ tầng tốt dễ thu hút đầu tư phát triển.
Đáp án D
Đô thị hoá có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta vì các đô thị có cơ sở hạ tầng tốt dễ thu hút đầu tư phát triển. Điều này sẽ tác động rất tích cực đến việc phát triển kinh tế của nước ta.
Đô thị hoá có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta vì sao?
A. Ở nước ta tỉ lệ dân thành thị còn thấp
B. Các đô thị ở nước ta có quy mô không lớn
C. Các đô thị tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng
D. Các đô thị có cơ sở hạ tầng tốt dễ thu hút đầu tư phát triển
Chọn D
Đô thị hoá có tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta vì các đô thị có cơ sở hạ tầng tốt dễ thu hút đầu tư phát triển. Điều này sẽ tác động rất tích cực đến việc phát triển kinh tế của nước ta.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích mối quan hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007.
HƯỚNG DẪN
Căn cứ vào biểu đồ “Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế” (trang 15) và biểu đồ “Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế” (trang 17) để phân tích mối quan hệ.
- Tỉ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng, dịch vụ tăng. Tương ứng, tỉ trọng GDP nông, lâm, thuỷ sản giảm, công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ giảm.
- Tỉ trọng lao động và GDP của khu vực nông, lâm, ngư giảm tương ứng. Tỉ trọng lao động công nghiệp và xây dựng giảm chậm, trong khi tỉ trọng GDP công nghiệp và xây dựng tăng nhanh chứng tỏ đây là khu vực có năng suất lao động cao. Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng, nhưng tỉ trọng GDP giảm chứng tỏ năng suất lao động trong khu vực này chưa cao.
Tác động lớn nhất của đô thị hoá đến phát triển kinh tế của nước ta là:
Select one:
A. Tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
B. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
C. Tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật
D. Tăng cường thu hút đầu tư cơ cấu kinh tế
A. Tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
D. Tăng cường thu hút đầu tư cơ cấu kinh tế
Thế nào là cơ cấu kinh tế theo ngành và cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ? Cho thí dụ minh hoạ và trình bày mối
quan hệ giữa chúng.
- Cơ cấu kt theo ngành là tỉ trọng của từng ngành tính = % theo đơn vị GNP hoặc GDP so với tổng giá trị sản lượng của nền
kt cả nước.
Thí dụ: Cơ cấu kt theo ngành của nước ta trong CN năm 1990 là:
+ CN nhiên liệu chiếm 7%
+ CN năng lượng 10%
+ CN hoá chất 6%
+ CN vật liệu xây dựng 10%
+ CN chế biến thực phẩm 30%
+ CN sản xuất hàng tiêu dùng 15%
+ Các ngành khác 22%
- Cơ cấu kt lãnh thổ là sự phân bố sắp xếp các xí nghiệp kt nói chung trên từng vùng lãnh thổ của cả nước và sự phát triển kt
của mỗi vùng đó cũng được tính bằng % so với tổng giá trị sản lượng cuả nền kt ở cả nước.
Thí dụ: Cơ cấu ngành CN phân theo vùng ở nước ta vào năm 1995 là:
+ Trung du miền núi phía Bắc 7,4%
+ ĐBSH 16,5%
+ Bắc Trung Bộ 4,2%
+ Duyên hải Nam Trung Bộ 5,7%
+ Tây Nguyên 1,4%
+ Đông Nam Bộ 51,9%
+ ĐBSCL 12,9%
* Mối quan hệ:
- Khi cơ cấu kt theo ngành mà phát triển mạnh thì có nghĩa là trong cơ cấu kt đã hình thành nhiều ngành mới, nhiều nhà
mày, xí nghiệp mới làm cho cơ cấu kt ngày càng đa dạng hơn. Nhưng sự hình thành các nhà máy xí nghiệp đó cần thiết phải được
phân bố trên những vùng lãnh thổ cụ thể nào đó. Cho nên cơ cấu kt theo ngành phát triển thì sẽ kéo theo cơ cấu kt lãnh thổ phát
triển theo.
- Khi cơ cấu kt lãnh thổ phát triển có nghĩa là các nhà máy, xí nghiệp được phân bố hợp lý và sự phân bố hợp lý đó sẽ kích
thích các xí nghiệp đó hoạt động có hiệu quả cao thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đồng thời khi các nhà máy hoạt động có hiệu quả
cao thì sẽ tác động ngược lại làm cho cơ cấu kt theo ngành ngày càng phát triển mạnh hơn sẽ hình thành thêm nhiều nhà máy, xí
nghiệp mới nữa.
Qua phân tích trên ta thấy cơ cấu kt theo ngành và theo lãnh thổ chỉ là hai mặt của một vấn đề thống nhất vấn đề đó là cơ
cấu kt luôn luôn có mối qua lại ràng buộc với nhau, tác động lẫn nhau không thể thiếu nhau được.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá gắn với phát triển yếu tố nào sau đây?
A. Kinh tế nông nghiệp.
B. Kinh tế hiện đại.
C. Kinh tế tri thức.
D. Kinh tế tri thức.
Các bộ phận trong cơ cấu nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó có vai trò quan trọng hơn cả là
A. cơ cấu ngành kinh tế.
B. cơ cấu thành phần kinh tế.
C. cơ cấu lãnh thổ.
D. cơ cấu lao động.
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình
A. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ.
B. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
C. Phát triển các thành phần kinh tế mới.
D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Xác định cơ cấu kinh tế hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình
A. Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ
B. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới
C. Phát triển các thành phần kinh tế mới
D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đáp án D
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.