chợ năm căn được tac giả miêu tả như thế nào
Sông ngòi kênh rạch Cà Mau đc miêu tả qua những chi tiết nào? Nơi đây có gì độc đáo?
Dòng sông Năm Căn đc miêu tả như thế nào ?Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả
Câu thể hiện sự miêu tả độc đáo của tác giả về chợ Năm Căn?
A. Chợ sầm uất, có nhiều hàng hóa, người mua bán đông vui nhộn nhịp
B. Ánh đèn chợ rực rỡ chiếu sáng trên mặt nước như những khu phố nổi
C. Đi lại mua bán bằng thuyền, có thể mua bán trao đổi mọi hàng hóa ngay trên thuyền
D. Chợ họp trên sông, thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người mua bán thuộc nhiều dân tộc, có thể mua mọi thứ không cần bước ra khỏi thuyền
1.Ấn tượng bao trùm về cảnh sông nước Cà Mau được nhìn và cảm nhận dưới con mắt của"chúng tôi" là gì?Tìm các chi tiết trong văn bản làm rõ những ấn tượng đó.
2.Dòng sông Năm Căn được miêu tả ntn Sônguân nc Cà Mau?Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả
3.Từ bài Sông nc Cà Mau,em có miêu tả gì về phiên chợ Năm Căn.Qua cách miêu tả của tác giả,em cảm nhận dc tình cảm nào ở nhà văn đối với cuộc sống,con người ở đây?
Câu 1
Những ấn tượng ban đầu của tác giả:
+ Kênh rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện
+ Tất cả đều màu xanh
+ Âm thanh rì rào bất tận
+ Lặng lẽ một màu xanh đơn điệu
⟹ Cảm nhận bằng mọi giác quan, đặc biệt là cảm giác đơn điệu về màu xanh, về sự bất tận của rừng qua những câu kể và tả.
⟹ Sự choáng ngợp, thích thú của tác giả trước cảnh tượng thiên nhiên “lặng lẽ một màu xanh” của Cà Mau
~Học tốt!~
Từ đoạn trích em có cảm nhận gì về phiên chợ Năm Căn? Qua cách miêu tả của tác giả,em cảm nhận đc tình cảm nào ở nhà văn đối với cuộc sống và con người nơi đây?
Qua đoạn trích hãy tưởng tượng 1 cuộc dạo chơi của em ở chợ Năm Căn, hãy kể lại cuộc dạo chơi ấy.
Chợ Năm Căn đc tả như thế nào ?
Theo em yếu tố nào nổi bật trong bức tranh đó
Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".
Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!
Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.
Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...
Tư thế của các nhân vật được tác giả miêu tả như thế nào?
- Ông Huấn Cao cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván.
- Viên quản ngục lại khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng.
- Thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.
→ Khung cảnh lạ lùng khi người tử tù lại mang dáng vẻ tự tin, hiên ngang còn viên coi ngục và thầy thơ lại vốn được biết đến là những người có uy quyền nhất trong nhà tù lại đang khúm núm, hầu bên cạnh.
Cái chết của Lão Hạc được miêu tả như thế nào? Tại sao tác giả lại miêu tả cái chết của lão Hạc dữ dội như vậy?
Lão Hạc là truyện ngắn phản ánh chân thực nhất cảnh đời cơ cực, nhiều cay đắng nhất của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Có thể nói là xã hội này đầy rẫy những bất công, đẩy người nông dân vào bế tắc, tuyệt vọng, không lối thoát. Nam Cao đã xây dựng thành công hình ảnh Lão hạc với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân nhưng cuối cùng số phận bi thảm. Cái chết của Lão Hạc cuối truyện luôn ám ảnh người đọc, bởi giá trị mà nó muốn nhắn gửi sâu xa như thế nào.
Không phải bỗng nhiên lão Hạc muốn tìm đến cái chết, bởi chẳng ai muốn chết cả. Chỉ khi túng quá, quẫn quá, và không còn con đường nào khác để đi thì cái chết là sự giải thoát nhẹ nhàng nhất. Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng được 5 đồng, thấy day dứt, thấy mình thật tệ bạc với nó quá. Lão tính đi tính lại, cuối cùng cũng tích được 30 đồng gửi ông Giáo, bao giờ con trai ông về thì nhờ ông Giáo gửi lại con trai.
Suy nghĩ về cái chết của lão Hạc – văn lớp 8
Ngay từ đầu câu chuyện, Nam Cao đã giới thiệu hoàn cảnh vô cùng khó khăn, cùng cực và cô độc của Lão Hạc. Con trai thì đi cao su biền biệt chưa thấy về, lão già yếu, chỉ sống với cậu Vàng và mảnh vườn nhỏ. Lão thương con trai và mong muốn nó quay trở về đây. Tấm lòng đó của Lão thực sự đáng trân trọng và cảm phục.
Tuy nhiên cuộc sống càng ngày càng thiếu thốn, bệnh tật triền miên, lão không muốn cậy nhờ ông giáo và không muốn làm phiền đến hàng xóm nên đã xin Binh Tư ít bả chó. Lão bảo lão xin bả chó để bẫy ***** đi lạc nhưng thực ra để giải thoát bản thân mình, cũng là để tiền lại cho con, không làm gánh nặng cho bất kì ai.
Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.
Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.
Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.
Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.
Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.
Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.
Văn học hiện thực phê phán là dòng văn học với những cảnh đời trớ trêu, cay đắng, bất hạnh. Văn học về những con người bị áo cơm ghì sát đất, phải sông tha hóa, sống kiếp sông mòn, của những cảnh đời bị đẩy vào bước đường cùng không lối thoát,... Nước mắt và cái chết có thể coi là những mô tiếp quen thuộc của văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Mô tip ấy ám ảnh nhiều trong sáng tác của nhà văn Nam Cao: Chí phèo chết trong vũng máu của chính mình ngay trong khi khát vọng trở về với cuộc đời bị dập tắt; Lang Rận, Mụ Lợi tự tử trong sự ghẻ lạnh, đàm tiếu của người làng; Bà cái Tí chết vì một bữa no duy nhất của cuộc đời,... Có lẽ trong những cái chết ấy thì khó quên nhất chính là cái chết của lão Hạc - một lão nông nghèo khổ, bất hạnh trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Ta hãy đọc lại những dòng văn Nam Cao tả lại cái chết của lão Hạc: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy”. Những dòng văn này trước hết làm tôi giật mình về một cái chết thật dữ dội và kinh hoàng. Đây không phải là một cái chết bình thường. Đó là cái chết của người do bị trúng độc bả chó. Bất giác tôi có cảm tưởng như không phải cái chết của một người bình thường mà là cái chết như của một con chó. Lão Hạc trong cái chết của mình vô cùng đau đớn, vô cùng vật vã, cùng cực về thể xác. Cả đời đã khổ, đến khi nhắm mát xuôi tay, lão đâu có hề được bình yên về với đất mẹ. Cái chết của lão Hạc thật bất ngờ - bất ngờ với tất cả, cả Binh Tư và người láng giềng thân thiết là ông giáo; cả mọi người trong làng. Sự bất ngờ của cái chết càng làm cho câu chuyện thêm căng thẳng, thêm xúc động. Mâu thuẫn bế tắc được đẩy lên đến đỉnh điểm và kết thúc một cách bi đát và tất yếu. Lão Hạc không thể tìm con đường nào khác để tiếp tục sống mà không ăn vào tiền của con, hoặc bán mảnh vườn. Lão đành chọn cái chết, đành tự chấp nhận đau khổ để nuôi hi vọng cho người con trai. Với một tính cách như lão Hạc thì cái chết là một tất yếu, cách chết mà lão chọn cũng là một tất yếu. Người đọc bao thế hệ trước cái chết của lão Hạc đều xúc động nghẹn ngào khi phát hiện ra những ý nghĩa sâu sắc ẩn sau cái chết đầy đau đớn về thể xác kia của lão. Lão không chọn cách chết nào khác mà chết như cách chết của một ***** ăn phải bả, bởi với lão đến tận lúc chết, ám ảnh về cậu Vàng, về việc mình đã trót lừa một ***** vẫn day dứt lương tâm lão. Lão đã chọn một cách giải thoát đáng sợ nhưng lại như một cách để tạ lỗi cùng cậu Vàng. Lão Hạc yêu thương ***** như con trai nhưng lại nỡ lừa bán nó để cho thằng Mục giết thịt, thì lão cũng phải tự trừng phạt mình, tự chịu hình phạt như một ***** chết vì ăn phải bả. Lão Hạc chết trong đau đớn, vật vã ghê gớm về thể xác nhưng chắc chắn lão lại thanh thản về tâm hồn vì đã hoàn thành nốt công việc cuối cùng với đứa con trai vẫn “bặt vô âm tín” với hàng xóm láng giềng về tang ma của mình. Lão chết để giữ phần ấm cho con, để giữ lại hi vọng cho người con trai duy nhất đang ở nơi xa của mình. Cái chết của lão là biểu hiện cao nhất của tình phụ tử thiêng liêng, của đức hi sinh cao cả. Cái chết của lão Hạc một mặt góp phần bộc lộ tính cách và số phận của lão Hạc, cũng là một điển hình sắc nét của số phận và tính cách của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám: nghèo khổ, bế tắc, nhưng giàu lòng yêu thương và đức hi sinh cao cả, mặt khác, cái chết của lão Hạc cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy những con người lương thiện vào bước đường cùng, phải chấp nhận cái chết như cách duy nhất kết thúc cuộc đời nhiều đau khổ. Cái chết của lão cũng giúp những người xung quanh lảo hiểu con người lão hơn, quý trọng và thương tiếc lão hơn. Kết thúc câu chuyện bằng cái chết của nhân vật chính, Nam Cao đã tôn trọng cái lô gích của sự thật cuộc đời, đồng thời làm tăng sức ám ảnh, hấp dẫn và khiến người đọc cảm động hơn. Cái chết của lão Hạc tuy mang đậm màu sắc bi thảm nhưng nó cũng khiến người đọc ấm lòng hơn bởi nó mang lại cho họ niềm tin vào bản chất tốt đẹp của con người trước hoàn cảnh nghiệt ngã của cuộc đời. Đó cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong thiên truyện ngắn này.
Bạn tham khảo nha!
Lão chết vì bị bét của Cậu Vàng lây sang.
em hãy tưởng tượng và miêu tả lại chợ Năm Căn
Tham khảo nha em:
Cà Mau – mảnh đất tận cùng của phía Nam Tổ quốc thân yêu, một mảnh đất chỉ nhắc tên thôi đã thấy thân thương đến lạ. Một ngày thả hồn mình vào những câu văn trong “Sông nước Cà Mau”, hình ảnh chợ Năm Căn của Cà Mau chợt hiện ra trước mắt em, sinh động, hấp dẫn.
Con thuyền trôi dọc xuôi hướng Cà Mau - một vùng sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và chi chít như mạng nhện. Cả trời đất và sông nước chỉ bao phủ một màu xanh. Trong cơn gió mang theo cả vị mặn mòi của biển. Chợ Năm Căn dần hiện ra trước mắt em. Ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên của khu chợ này là ấn tượng về xóm chợ vùng rừng cận biển. Không giống như những dãy nhà cao lớn, ở đây là những túp lều thô sơ kiểu cổ xưa, những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng và những đống gỗ cao xếp lên như núi. Điều đặc biệt nhất chỉ có ở khu chợ nổi vùng sông nước mênh mông chính là những cột đáy và đủ loại thuyền. Thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn, những ghe xuồng...nổi trôi trên mặt nước xanh gợi một vẻ đẹp độc đáo – vẻ đẹp chỉ thuộc về miền Tây sông nước lênh đênh.
Là khu chợ sung túc bậc nhất của Cà Mau, chợ Năm Căn vô cùng trù phú. Cảnh vật chợ đa dạng, phong phú. Khắp cả vùng bốn bề sông nước trong xanh, thuyền ghe tấp nập và đông đúc. Trên những khoang thuyền, ghe đầy ắp những vật phẩm của miền Tây. Những màu sắc khác nhau của hàng trăm loại trái cây như cùng vẽ lên bức tranh của vùng cây trái miệt vườn phong phú và rực rỡ. Ghe này thuyền kia không thiếu một thứ, từ những vật dụng nhỏ bé nhất như cây kim, cuộn chỉ cũng được bày bán. Tiếng mái chèo khẽ khua nhẹ mặt nước và tiếng mặc cả, mua bán đặc chất giọng ngọt ngào lanh lảnh địa phương khiến khu chợ thêm nhộn nhịp, ồn ào. Những đôi chân thành thục đứng vững trên xuồng mà không chút lung lanh khi thuyền, ghe nghiêng ngả, những đôi tay trao qua trao lại và nụ cười tươi roi rói, điệu bộ đon đả của người bán, kẻ mua chợt tạo cho người ta những ấn tượng vô cùng tốt đẹp về khu chợ đất Cà Mau.
Đến chợ Năm Căn, bạn sẽ được ngắm nhìn cảnh buôn bán độc đáo mà miền Bắc không có. Đó là những ngôi nhà bè, khu phố nổi, mua bán hoàn toàn diễn ra trên mặt nước. Ban đêm, ánh đèn măng xông sẽ chiếu sáng rực trên mặt nước, lấp lánh xinh đẹp. Người mua chỉ cần đưa thuyền gần lại, bước sang gọi một món ăn mình muốn và thưởng thức. Hoặc không dạo quanh, ngắm nhìn và mua bất cứ thứ nào mình thích mà không cần phải bước chân ra khỏi thuyền. Cảnh tượng ấy đặc biệt biết bao! Vừa dân dã, thuận tiện, tuy sông nước địa phương mà văn minh đẹp đẽ. Những người bán hàng từ nhiều vùng đất khác nhau tụ họp về đây,mang cho chợ nổi Năm Căn những gam màu đa dạng của cuộc sống. Những khu phố nổi nơi Năm Căn – Cà Mau với cảnh mua cảnh bán tấp nập, đủ các giọng nói líu lô, đủ mọi kiểu ăn mặc sặc sỡ, đã tô điểm cho Năm Căn những màu sắc thật độc đáo, nó tạo ra một vẻ đẹp chỉ thuộc về riêng mình, khiến người đến không thể nào quên đi
Theo ngòi bút tài hoa của nhà văn Đoàn Giỏi, em như vượt qua muôn ngàn chặng đường xa xôi để tìm về với Cà Mau cuối đất nước và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chợ Năm Căn. Để rồi vẻ đẹp độc đáo của Cà Mau nhẹ nhàng khắc ghi trong tâm trí, ghi vào trong tim mình thứ tình cảm đặc biệt – tình cảm dành cho chợ nổi Năm Căn – nét đẹp của mảnh đất tận cùng Tổ quốc thân yêu.
TK#
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mũi để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “gập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước vơi đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
Một vẻ đẹp nữa của Cà Mau là chợ Năm Căn. Là hình ảnh độc đáo của "xóm chợ vùng rừng cận biển" với "những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa...", những ngôi nhà gạch "văn minh hai tầng", "những đống gỗ cao như núi", "những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn...". Tất cả tạo nên sự "ồn ào, đông vui, tấp nập".
Năm Căn là một thị trấn "anh chị rừng xanh" rất trù phú nơi vùng đất cuối cùng Tổ Quốc. Đoàn Giỏi vừa liệt kê vừa miêu tả làm nổi bật sức sống và vẻ đẹp độc đáo của Năm Căn. Đây là một câu văn sử dụng rất đắt ẩn dụ, nhân hóa thể hiện cách nghĩ, cách nói của người nông dân Nam Bộ: "Nhưng Năm Căn còn có cái bề thế của một thị trấn anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên một vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Cảnh vật và cuộc sống đa dạng, phong phú, sôi nổi. Có những hầm than gỗ đước... Có cảnh buôn bán rất độc đáo mà ở miền Bắc không có. Những ngôi nhà bè - những khu phố nổi - ban đêm đèn măng xông chiếu rực trên mặt nước. Người đi mua "có thể cập thuyền lại, bước sang...", hoặc gọi một món xào, một món nấu Trung Quốc, hoặc mua một đĩa thịt rừng nướng ướp kèm theo vài cút rượu. Cũng có thể mua cây kim cuộn chỉ, một bộ quần áo may sẵn, một món nữ trang đắt giá "mà không cần phải bước khỏi thuyền". Thật dân dã mà thuận tiện, sông nước mà văn minh. Người bán hàng, hoặc là những người con gái Hoa kiều "xởi lởi", hoặc những người Chà Châu Giang "bán vải", hoặc những bà cụ già người Miên "bán rượu". "Những khu phố nổi" với cảnh mua bán tấp nập, với đủ các giọng nói "líu lô", đủ kiểu ăn vận "sặc sỡ", đã tô điểm cho Năm Căn "một màu sắc độc đáo"... Có yêu mến Năm Căn mới viết hay và đậm đà thế!
Trang văn "Sông nước Cà Mau" cho thấy bút pháp nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Đoàn Giỏi. Cảnh vật biến hóa, màu sắc biến hoá. Bầu trời, biển đông, dòng sông, kênh, rạch, rừng đước, chợ Năm Căn vừa hoang dã hùng vĩ, vừa dào dạt sức sống, xa lạ mà mến thương. Thiên nhiên bao la, hào phóng; con người thì mộc mạc, hồn hậu.
Trang văn của Đoàn Giỏi như đưa ta đi thăm thú sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, tưởng như được đến chơi chợ Năm Căn, bước lên ngôi nhà bè mua một món hàng lưu niệm...
Hơi Ngắn Thông Cảm
Hình ảnh người đi trên bãi cát được tác giả miêu tả như thế nào?
A. Vất vả, khó nhọc, gian truân
B. Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển
C. Mặt trời lặn rồi vẫn còn đi
D. Tất cả các đáp án trên
Hình ảnh người đi trên bãi cát:
+ Đi một bước như lùi một bước: nỗi vất vả khó nhọc
+ Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển
+ Thời gian: Mặt trời lặn vẫn còn đi
+ Nước mắt rơi: khó nhọc, gian truân
=> Cảnh con đường đi xa xôi mờ mịt, đó cũng chính là con đường đời, con đường đi đến danh lợi của kẻ sĩ. Người đi trên con đường đó, trầy trật khó khăn, đi tất tả, vội vã không kể thời gian, đi với tâm trạng mệt mỏi, chán chường.
Đáp án cần chọn là: D