Không gian nghệ thuật trong chiếc võng của bố
Phân tích không gian nghệ thuật trong bài chiếc võng của bố
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
CHIẾC VÕNG CỦA BỐ (Phan Thế Cải)
Hôm ở chiến trường về
Bố cho em chiếc võng
Võng xanh màu lá cây
Dập dình như cánh sóng
Em nằm trên chiếc võng
Êm như tay bố nâng
Đung đưa chiếc võng kể
Chuyện đêm bố vượt rừng
Em thấy cả trời sao
Xuyên qua từng kẻ lá
Em thấy cơn mưa rào
Ướt tiếng cười của bố
Trăng treo ngoài cửa sổ
Có phải trăng Trường Sơn
Võng mang hơi ấm bố
Ru đời em lớn khôn.
1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản.
2. Xác định phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản.
3. Xác định 02 biện pháp tu từ trong đoạn văn bản trên và nêu hiệu quả của các biện pháp tu từ đó.
4. Cho biết ý nghĩa của hình ảnh “trăng Trường Sơn” trong câu thơ “có phải trăng Trường Sơn”?
5. Em hiểu câu thơ “Võng mang hơi ấm bố/Ru đời em lớn khôn” như thế nào?
Chiếc võng gắn với những kỉ niệm nào của bố? Tìm các ý đúng:
a) Chiếc võng êm như tay bố nâng
b) Chiếc võng gắn với những đêm bố vượt rừng
c) Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua
d) Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.
Các ý đúng:
b) Chiếc võng gắn với những đêm bố vượt rừng
c) Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua
d) Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.
B. Chiếc võng gắm với những đêm bố vượt rừng
C. Chiếc võng gắn với những cơn mưa rào bố trải qua
D. Chiếc võng gắn với những đêm trăng ở Trường Sơn.
Bạn nhỏ cảm nhận được những gì khi nằm trên chiếc võng bố cho? Tìm các ý đúng:
a) Cảm thấy chiếc võng dập dình như sóng
b) Cảm thấy chiếc võng cong như vầng trăng
c) Cảm thấy chiếc võng êm như tay bố nâng
d) Cảm thấy chiếc võng mang hơi ấm và những kỉ niệm của bố ở chiến trường.
Các ý đúng:
c) Cảm thấy chiếc võng êm như tay bố nâng
d) Cảm thấy chiếc võng mang hơi ấm và những kỉ niệm của bố ở chiến trường.
Nội dung của bài Chiếc võng của bố - Phan Thế Cải
TK:
Võng mang hơi ấm bố/ Ru đời em lớn khôn vừa thể hiện tình cảm trân trọng với chiếc võng – món quà của bố, vừa thể hiện sự biết ơn, ngưỡng mộ những người như bố đã chiến đấu quên mình để mang ánh trăng hòa bình về cho Tổ quốc, cho thế hệ trẻ
nêu nội dung của bài thơ chiếc võng của bố - phan thế cải
Tìm trạng ngữ trong câu sau:
Hôm ở chiến trường về, bố cho em một chiếc võng màu xanh lá cây.
Trạng ngữ là: Hôm ở chiến trường về.
NHỮNG CÁI CHÂN Cái gậy có một chân Biết giúp bà khỏi ngã. Chiếc com-pa bố vẽ Có chân đứng chân quay. Cái kiềng đun hằng ngày Ba chân xòe trong lửa. Chẳng bao giờ đi cả Là chiếc bàn bốn chân. Riêng cái võng Trường Sơn Không chân, đi khắp nước. (Vũ Quần Phương) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên. Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 3: Từ "chân" trong câu thơ "Cái gậy có một chân/Biết giúp bà khỏi ngã." là Từ đa nghĩa hay Từ đồng âm? Vì sao? Câu 4: Theo em, bài thơ đang ca ngợi vật dụng đặc biệt nào?
Xác định nghệ thuật điệp ngữ trong bài "Bắt nạt" và nêu tác dụng của nghệ thuật điệp ngữ đó
Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt
Tại sao không học hát
Nhảy hip hop cho hay
Thời gian trong một ngày
Đâu để dành bắt nạt
Sao không ăn mù tạt
Đối diện thử thách đi?
Thử kẻ yếu làm gì
Sao không trêu mù tạt?
Những bạn nào nhút nhát
Thì là giống thỏ non
Trông đáng yêu đấy chứ
Sao không yêu, lại còn...?
Đừng bắt nạt người lớn
Đừng bắt nạt trẻ con
Đừng bắt nạt nước khác
Trên khắp trái đất tròn
Đừng bắt nạt mèo, chó
Đừng bắt nạt cái cây
Đừng bắt nạt ai cả
Vì bắt nạt dễ lây
Bạn nào bắt nạt bạn
Cứ đưa bài thơ này
Bảo nếu thích bắt nạt
Thì đến gặp tớ ngay
Cứ đến bắt nạt tớ
Bị bắt nạt quen rồi
Vẫn không thích bắt nạt
Vì bắt nạt rất hôi!
Tham khảo:
Điệp ngữ : sao không, bắt nạt, đừng bắt nạt
Tác dụng: Thể hiện 1 cách rõ ràng hơn thái độ , tính cách mạnh mẽ , muốn giúp đỡ bảo vệ bạn bị nạt của nhân vật.
- Nghệ thuật:
+ Câu hỏi tu từ.
+ Điệp: Tại sao, sao không...
+ Ẩn dụ: ăn mù tạt = thử thách.
- Điệp từ, điệp ngữ "Đừng bắt nạt". → Nhấn mạnh quan điểm, ý kiến tác giả.
- Đối tượng: trẻ con, người lớn, ai, mèo, chó, nước khác.
→ Hướng tới tất cả mọi đối tượng.
- Lí do: Vì bắt nạt dễ lây. → Bắt nạt có thể ảnh hưởng đến người khác, khiến xã hội hỗn loạn.