Nội dung chính bài nghe lời chim hót
cho mình hỏi trong bài CHIM HỌA MI HÓT ở sách tiểng việt lớp 5 các bạn giúp mình
hãy miêu tả lại cách ngủ của họa mi
tìm nội dung chính của bài
hãy miêu tả lại cách ngủ của họa mi
Sau khi đã thấm mệt, họa mi từ từ nhắm hai mắt lại , thu đầu vào lông cổ , im lặng ngủ , ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày
Nội dung chính của bài là : ca ngợi chú chim họa mi có một giọng hót ngọt ngào và êm đềm . Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ các động vật để chúng làm cho thiên nhiên tươi đẹp hơn
Bài T ĐN số 3 Hãy hót chú chim nhỏ hay hót đặt lời mới là ai?
giúp mình đặt lời mới cho bài TĐN số 3: hãy hót, chú chim nhỏ hay hót với ạ!
Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chiều nào cũng vậy, con chim hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ờ vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tường như làm rung động lóp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau, khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe. Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sưong rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
a) Bài văn trên gồm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
b) Tác giả bài văn quan sát chim hoạ mi hót bằng những giác quan nào?
c) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
a) Bài văn gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1 (Câu đầu) - (Mở bài tự nhiên)
Giới thiệu sự xuất, hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến mờ mờ rủ xuống cỏ cây)
Tả tiếng hót đặc biệt của hoạ mi vào buổi chiều.
- Đoạn 3 (tiếp theo đến cuộc viễn du trong bóng đêm dày).
Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm.
- Đoạn 4 phần còn lại - (Kết bài không mở rộng)
Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi.
b) Tác giả quan sát chim hoạ mi bằng nhiều, giác quan:
- Bằng thị giác (mắt):
Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân - thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến - thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông giũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tim sáu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi.
- Bằng thính giác (tai):
Nghe tiếng hót của chim hoạ mi vào các buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế, ăm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh), nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng.
c) Em rất thích hình ảnh so sánh trong bài (bài chỉ có mộl hình ảnh so sánh):
Tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch... vì hình ảnh so sánh đó gợi tả rất đúng, rất đặc biệt tiếng hót hoạ mi âm vang trong buổi chiều tĩnh mịch.
đặt lời mới cho bài TĐN số 3: hãy hót, chú chim nhỏ hay hót với chủ đề thầy cô với ạ!
nêu nội dung chính bài thơ tiếng chim buổi sáng định hải
Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ?
- Sự khẳng định của nhân vật “tôi” ở hai dòng thơ cuối thể hiện những đổi thay trong ý nghĩ, cảm xúc; trong tình yêu dành cho thiên nhiên. Chẳng cần con chim chào mào lại bay về, tiếng hót du dương vẫn vang lên trong tâm trí. Bởi vì, nhân vật “tôi” đã biết ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải bằng mong muốn “độc chiếm” hẹp hòi, ích kỉ. Tình yêu thương ấy khiến cho tâm hồn con người rộng mở, phong phú, tràn đầy niềm vui và sức sống.
3. Vì sao lúc đầu, nhân vật "tôi" "sợ chim bay đi" nhưng kết thúc bài lại khẳng định: Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.
“Chẳng cần chim lại bay về/ Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ”, hai câu thơ kết cho thấy “con chào mào” đã bay đi xa, trở về với thiên nhiên rộng lớn, với thế giới tự do và hồn nhiên của nó. Tác giả viết rằng “chẳng cần chim lại bay về” bởi ông đã cảm thấy đủ, thấy trọn vẹn một thiên nhiên tuyệt đẹp trong cõi hồn mình. Câu thơ đa nghĩa cho thấy, nhà thơ đang tràn đầy hạnh phúc, mong cho con chào mào bay xa, bay cao hơn, nhưng cũng gợn một chút tiếc nuối dù rất nhỏ.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên — (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm
Có một phần xương thịt của em tôi - đất
Em hãy xác định:
1. Chủ thể trữ tình
2. Vần, nhịp
3. Cảm hứng chủ đạo
4. Chủ đề
5. Biện pháp tu từ