Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Hoàng Ngân
Xem chi tiết

Từ trước đến nay “trao duyên” thường mang sắc thái tình cảm; là dấu hiệu của niềm vui mừng; hạnh phúc của đôi lứa dành cho nhau ấy thế nhưng trong văn học xưa lại có cái “trao duyên” đầy đớn đau, bẽ bàng. Đó là cảnh trao duyên của chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Bằng ngòi bút đặc tả, Nguyễn Du đã vẽ nên một bức tranh thấm đẫm nước mắt.

Đoạn trích “Trao duyên” trải dài từ câu 723-756 của bài thơ kể về cuộc đời gian truân; kiếm đoạn trường; gia biến và lưu lạc của cô gái tài sắc Thúy Kiều. 18 câu thơ đầu của đoạn trích như tiếng nấc lòng nghẹn ngào đầy u sầu của Thúy Kiều khi gửi lại tấm chân tình của mình nhờ em là Thúy Vân nối tiếp cùng Kim Trọng:

Giữa hàng vạn người trong cõi nhân gian, con người ta có cơ duyên may mắn mới tìm được đến với nhau, đồng điệu cùng nhau. Duyên phận là mối keo tơ giữa đôi nam nữ đã được ấn định rõ ràng, ràng buộc về quan hệ tình cảm chẳng thể dễ dàng chuyển giao. Bởi lẽ đó Thúy Kiều đã tỏ ra thận trọng, ngần ngại khi gửi gắm lại cho cô em gái Thúy Vân:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”

Thúy Kiều là bậc bề trên thế nhưng khi mở lời muốn gửi gắm chuyện tình cảm cho cô em gái nàng lại dùng những từ ngữ có sức biểu đạt đầy trân trọng. “cậy” thể hiện độ tin tưởng, trông mong nhất nhất rằng chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp được mình; từ “chịu” xuất hiện cuối câu vừa mang ý nghĩa nghi vấn lại vừa thể hiện sự ràng buộc, bắt buộc. Cả câu thơ ngắt nghỉ nhấn nhá với những câu từ trang nghiêm đã thu hút sự chú ý của Thúy Vân về câu chuyện của chị. Khi em đã thấu hiểu nỗi lòng chị, Thúy Kiều lại tha thiết:

Ngồi lên cho chị lạy rồi hãy thưa”

Thúy Kiều bảo rằng Thúy Vân hãy ngồi lên cho mình “lạy” rồi “thưa”. Ở đây dường như ta thấy có sự mâu thuẫn. Thúy Kiều là chị Thúy Vân, xét về vai vế Thúy Kiều ở đằng trên cớ sao lại phải hành lễ và kính cẩn với Thúy Vân. Điều đặc biệt trong ngụ ý của tác giả có lẽ phải chăng ở chính chỗ này. Đặt trong ngữ cảnh ấy hành động của nàng Kiều không hề phi lí mà hoàn toàn phù hợp. Bởi nàng chẳng còn sự lựa chọn nào khác là nhờ chính em gái ruột của mình, chịu ơn huệ lớn từ em đồng thời hành động ấy cũng lột tả sự khó xử, đầy éo le của cả chị và em Thúy  Kiều. Thúy Kiều thì khó mở lời còn Thúy Vân lại chẳng thể khước từ trước lời nhờ cậy thiết tha của chị. Và Thúy Vân từ đây có lẽ rằng đã ngờ ngợ hiểu ra câu chuyện hệ trọng mà chị mình sắp đề cập đến.

Khi đã được Thúy Vân thấu hiểu, Thúy kiều bắt đầu bày tỏ:

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

Thì ra câu chuyện Kiều nhờ cậy em là mong em sẽ thay mình nối duyên với Kim Trọng. Há sao nó lại là chuyện hệ trọng đến như thế. Bởi nó là chuyện tình cảm đời đời kiếp kiếp; là “gánh tương tư”- ám chỉ nghĩa vụ; bổn phận; trách nhiệm trong tình yêu của Thúy Kiều đối với Kim trọng nhưng giờ đây nàng lại chẳng thể thực hiện được mà phải nhờ đến em, cậy đến em, mong rằng em sẽ thay mình trả đủ nghĩa đủ tình cho chàng Kim. Và rằng Thúy Kiều buông câu “mặc” như vừa để em tùy lòng quyết định, chữ “mặc” ở đây lại vừa là sự phó mặc. Thúy Kiều đã đặt Thúy Vân vào sự lựa chọn không thể chối từ.

Biết rằng trao đi nghĩa tình này cho em là làm khó em và trong lòng em cũng dấy lên nhiều đắn đo, suy nghĩ nên Thúy Kiều đã đưa ra những lý do để thuyết phục em:

“Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sòng gió bất kỳ,
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.”

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 2 2018 lúc 17:53

Chọn đáp án: C

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
29 tháng 1 lúc 21:04

Tham khảo!

Trao duyên là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong Truyện Kiều. Đoạn trích đã thành công trong việc khắc họa tâm lí nhân vật Thúy Kiều, tái hiện lại bi kịch tình yêu đầy đau đớn Thúy Kiều. Kiều là một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo thế nhưng nàng không thể theo đuổi tình yêu của mình, phải hi sinh hạnh phúc của mình vì giá đình. Tình yêu của nàng và Kim Trong rất đẹp, hai người có với nhau rất nhiều kỉ niệm đẹp, họ cùng nhau hẹn thề, cùng trao tín vật. Thế những cuộc đời chớ trêu, vì chữ Hiếu nàng phải gả cho Mã Giám Sinh. Nàng đau xót, khóc than nhưng cũng phải dặn lòng trao tin vật và thuyết phục em gái mình thay mình đến với Kim Trọng. Qua đoạn Trao duyên ta cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều: nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn, một người con hiếu thảo, giàu ân tình và có tấm lòng thủy chung son sắt tuy nhiên cuộc đời nàng lại gặp bao sóng gió, bất công. 

Qua đoạn trích Trao duyên, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng, nỗi lòng của Thúy Kiều khi trao mối duyên của mình cho Thúy Vân. Kiều trao duyên cho em. Cách trao duyên tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa níu để thấy tâm trạng của Kiều trong thời khắc đoạn trường này: Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình. Sau khi trao duyên, dự cảm về cái chết cứ trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều. Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ. Với nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến nội tâm nhân vật và ngôn ngữ độc thoại sinh động, đoạn trích Trao duyên đã ánh lên vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
31 tháng 5 2019 lúc 8:27

- Cung đàn của nàng Kiều là “cung thương lầu bậc ngũ âm” - cung đàn bạc mệnh của Kiều là tiếng của trái tim đa cảm.

- Tâm hồn Kiều đa sầu đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi số phận nghiệt ngã, éo le, gian khổ của bởi “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
5 tháng 3 2019 lúc 17:47

Cung đàn của nàng Kiều là “cung thương lầu bậc ngũ âm” - cung đàn bạc mệnh của Kiều là tiếng của trái tim đa cảm.

    - Tâm hồn Kiều đa sầu đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi số phận nghiệt ngã, éo le, gian khổ của bởi “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 7 2018 lúc 5:39

Cung đàn của nàng Kiều là “cung thương lầu bậc ngũ âm” – cung đàn bạc mệnh của Kiều là tiếng của trái tim đa cảm.

- Tâm hồn Kiều đa sầu đa cảm khiến Kiều không thể tránh khỏi số phận nghiệt ngã, éo le, gian khổ của bởi “chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” và trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.

Thúy Nguyễn
Xem chi tiết
Minh Hồng
5 tháng 4 2022 lúc 19:39

D

Tạ Phương Linh
5 tháng 4 2022 lúc 19:40

Câu thơ "Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em" (trích Trao duyên của Nguyễn Du) diễn tả tâm trạng gì của Thúy Kiều khi trao duyên cho em?

A. Nàng hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Thúy Vân nên không muốn ép uổng em.

B. Kiều xót xa khi mối duyên nàng trao cho em không trọn vẹn.

C. Kiều cay đắng khi nghĩ đến việc phải trao tình yêu đầu trong sáng và sâu sắc cho em.

D. Kiều lo lắng cho tương lai của em và Kim Trọng sau buổi trao duyên này.

Hàn khánh ly
Xem chi tiết
ERROR
8 tháng 5 2022 lúc 20:40

refer

                                            bài làm

Mộng Liên đường chủ nhân từng ca ngợi Nguyễn Du có: “Con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời”. Còn Hoài Thanh thì tôn vinh: “một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn”. Nếu “Truyện Kiều” là một cung đàn bạc mệnh thì đoạn trích “Trao duyên” là một cung gió thảm mưa sầu. Tấm lòng nhân đạo đã thôi thúc Nguyễn Du đồng cảm với tình yêu và nỗi đau của Thúy Kiều và đặc biệt là qua tám câu cuối cùng của đoạn trích “Trao duyên” với nghệ thuật diễn tả tâm lí nhân vật.

Đoạn trích “Trao duyên” nằm trong phần “Gia biến và lưu lạc”, từ câu 723 đến 756 của Truyện Kiều. Gia đình gặp nạn, Kiều quyết định bán mình để cứu cha và em. Chữ “hiếu” đã tròn nhưng chữ “tình” chưa vẹn. Đêm cuối cùng trước khi phải ra đi theo Mã Giám Sinh, nàng thao thức trắng đêm về việc trả nợ tình cho Kim Trọng. Giữa lúc Kiều đang “dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn” thì Vân chợt tỉnh giấc xuân ghé đến ân cần hỏi han chị. Kiều tâm sự với em nỗi lòng mình và cậy nhờ Vân thay mình nối duyên gá nghĩa với Kim Trọng. Đoạn trích này là lời trao duyên và tâm trạng của Kiều đêm ấy. “Trao duyên” là nhan đề do người biên soạn đặt đã khái quát đầy đủ tinh thần và nội dung của trích đoạn. Xưa nay, người ta chỉ trao đồ, trao vật, trao tình chứ mấy ai trao duyên đôi lứa. “Trao duyên” là hành động trả nghĩa chàng Kim của Thúy Kiều thể hiện một nét đẹp trong đạo sống của người xưa: Tình thường gắn liền với nghĩa. Quan niệm truyền thống về tình yêu khiến Kiều không thôi day dứt muốn chu toàn phần nghĩa nặng sâu khi khối tình đã dang dở. “Truyện Kiều” nói chung và “Trao duyên” nói riêng được viết dựa trên cốt truyện của “Kim Vân Kiều truyện” – một tác phẩm văn xuôi cỡ vừa của nhà văn Trung Hoa Thanh Tâm tài nhân. Bằng thể thơ lục bát dân tộc Nguyễn Du đã ghi lại “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” làm rung động muôn triệu trái tim người Việt Nam.

Quả thật, đúng như vậy, tám câu cuối của trích đoạn “Trao duyên” đã khắc họa tình yêu và nỗi đau của Thúy Kiều. Tình yêu là một trong những tình cảm đẹp nhất, nhân văn nhất của con người trong đó có tình yêu đôi lứa được coi là nhụy hoa của bông hoa cuộc đời. Tám câu cuối “Trao duyên” đã cho ta thấy tình yêu sâu nặng , khắc cốt ghi tâm của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Nhưng chính tình yêu sâu nặng ấy khi đổ vỡ, chia lìa lại tạo nên nỗi đau xé lòng k thể nguôi ngoai trong trái tim Thúy Kiều. Ngoài nỗi đau tình yêu tan vỡ, nhân vật còn cảm nhận sâu sắc nỗi đau thân phận của chính mình. Tình yêu và nỗi đau của Thúy Kiều đã được ngòi bút miêu tả tâm lí tài tình của Nguyễn Du diễn tả thật thấm thía, xúc động. Hãy cùng tìm hiểu tám câu cuối của trích đoạn “Trao duyên” để một lần nữa sống cùng nhân vật trong cả tình yêu và nỗi đau.

Hồi tưởng lại quá khứ nhưng quá khứ một đi không trở lại, hướng đến tương lai song tương lai mịt mờ, bế tắc, Kiều quay trở lại thực tại đầy phũ phàng, nghiệt ngã thấm thía sâu sắc nỗi đau tình yêu tan vỡ trong khi tình yêu dành cho Kim Trọng vẫn còn rất sâu nặng:

“Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!”

Nỗi đau đọng lại trong thành ngữ “trâm gãy gương tan”. “Trâm”, “gương” thường là kỉ vật của đôi lứa trao khi đính ước, nói lời hẹn thề mà giờ đây “gãy”, “tan”. Thành ngữ quen thuộc giàu sắc thái biểu cảm đã nói lên tình cảnh đổ vỡ chia lìa không thể nào cứu vãn, chẳng thể nào xoay chuyển. Nỗi đau ấy càng xé ruột, xé gan khi đôi lứa từng có những ngày tháng “muôn vàn ái ân”, ngọt ngào say đắm.

Dư vị của tình yêu đầu đời trong sáng, ngọt ngào vẫn còn đó tương phản gay gắt với nỗi đau đổ vỡ chia lìa:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!”

Cách gọi “tình quân” mang theo bao yêu thương, lưu luyến chẳng nỡ xa rời. Cái lạy của Kiều với Kim Trọng khác hẳn hành động “lạy thưa” Van ở đầu đoạn trích. Nếu hành động “lạy thưa” với Thúy Vân là lạy xin, lạy nhờ một việc thiêng liêng, hệ trọng trong tâm thế của người mang ơn mắc nợ thì cái lạy dành cho Kim Trọng vừa là tạ lỗi, vừa là tạ từ trong vị thế của người mang mặc cảm có lỗi vì chưa trọn tình vẹn nghĩa. Thành ngữ “tơ duyên ngắn ngủi” ẩn chứa niềm xót xa khôn cùng. Đã có duyên gặp gỡ, đã có tình nặng sâu mà tiếc thay duyên ấy thì ngắn, tình ấy phải tan. Nỗi đau về tình yêu tan vỡ của Thúy Kiều được Nguyễn Du đồng cảm thương xót diễn tả tài tình qua những câu thơ như có “máu chảy trên đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên trang giấy”(Mộng Liên đường chủ nhân).

Nỗi đau về tình yêu tan vỡ chưa nguôi trái tim Kiều lại phải chịu những nhát cứa của nỗi đau thân phận:

“Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Thân phận bạc bẽo, lỡ làng của Kiều được thể hiện qua những thành ngữ hàm súc, cô đọng. “Phận bạc như vôi” hình thức cảm thán “phận sao” đầy chua chát đi cùng với thành ngữ có tính chất so sánh chứa đầy cảm giác ngán ngẩm, tự thương tự đau. Bên cạnh đó, thành ngữ “nước chảy hoa trôi” đã diễn tả thấm thía cảnh ngộ trái ngang, bi kịch của nàng Kiều. Người con gái tài sắc là thế giờ chẳng khác nào bông hoa dập dềnh trên dòng nước chỉ biết phó mặc cho “nước chảy hoa trôi”. “Lỡ làng” một tình duyên với Thúy Kiều cũng là sự lỡ dở một đời người. Dự cảm có phần oan nghiệt đó đã được chứng thực ở phần sau của Truyện Kiều”. Nào ai ngờ bông hoa phong nhụy năm xưa đã trở thành đóa hoa giữa đường tan tác.

Hai câu cuối cũng được đẩy lên đến đỉnh điểm, tình yêu tột cùng hòa trong nỗi đau tột độ:

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Nhịp thơ ngắt 3/3 “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!” như tiếng nấc nghẹn ngào, như tiếng khóc đau đớn. Các thán từ “Ôi”, “Hỡi” tạo ra sắc thái thống thiết cho lời hô gọi. Kiều gọi tên Kim Trọng hai lần dồn dập, thiết tha trong sự đau đớn đến hoảng loạn. Cách gọi “Kim Lang” chứa đựng tình sâu ý nặng. Từ “thôi thôi” có gì như tuyệt vọng, bế tắc. Trong nỗi đau vỡ òa, Kiều nhận mình đã “phụ” chàng Kim. Qua chữ “phụ” Kiều bộc lộ sự sám hối, đau đớn, lời tạ tội thống thiết với người yêu. Kiều đã nhận hết tất cả phần đáng trách, phần thiệt thòi về mình bằng tấm lòng vị tha, hi sinh cao cả. Cô Kiều của Nguyễn Du đáng trân trọng là thế. Trong hoàn cảnh phải bán mình cứu cha và em vẫn tìm cách cậy nhờ Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng, vẫn thấy nợ tình, nợ nghĩa chàng Kim. Cùng với nỗi đau tình yêu và nỗi đau thân phận, vẻ đẹp nhân cách đáng trân trọng của Kiều hẳn cũng là điều khiến người đọc thương mến. Con người ấy bao giờ cũng sống cho người khác hơn là sống cho chính mình. Tuy Thúy Kiều tự nhận mình đã phụ tình chàng Kim nhưng chắc chắn cả Kim Trọng và người đọc đều thấy nàng đáng thương chứ không hề đáng trách. Kiều đã làm tròn đạo hiếu của một người con, đã vì nghĩa quên thân. Chưa một phút giây nào người con gái ấy không nghĩ tới người thân, người thương. Nỗi niềm của Thúy Kiều được Kim Trọng thấu hiểu nên mười lăm năm sau vào ngày tái ngộ Kim – Kiều chàng vẫn trân trọng khẳng định:

“Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình ấy vay”

Và tỏ nguyện ước thiết tha muốn được nối lại tình cầm sắt với Thúy Kiều.

Đoạn trích “Trao duyên” đã bộc lộ tư tưởng nhân đạo của nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du với những dòng thơ “Mực muốn múa mà bút muốn bay, văn hay phô mà chữ hay nói”, “khiến người khóc, khiến người vui, khiến người buồn”.. Nguyễn Du đã bộc lộ sự thương cảm sâu sắc cho nỗi đau tình yêu, nỗi đau thân phận của Thúy Kiều, nhất là trong tám câu thơ cuối. Đồng thời, đại thi hào còn bày tỏ sự trân trọng ngợi ca nhân cách cao thượng, phẩm giá đẹp đẽ của Thúy Kiều. Nét mới của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du là ở chỗ nhà thơ đã hướng trọng tâm chú ý đến con người cá nhân – một phạm trù còn khá xa lạ chưa được quan tâm đúng mức trong văn học Trung Đại. Thời kì này, tinh thần phi ngã, vô ngã đề cao cái ta trách nhiệm, bổn phận vẫn đang chiếm ưu thế. Sự thức tỉnh của con người cá nhân với niềm vui và nỗi đau, với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc trên trang thơ Nguyễn Du đã đưa chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam lên một tầm cao mới. “Truyện Kiều” nói chung và đoạn trích “Trao duyên” nói riêng xứng đáng là khúc “Nam âm tuyệt xướng”( Đào Nguyên Phổ) nhờ ngôn ngữ chọn lọc, trau chuốt và ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy. Những đoạn độc thoại nội tâm tinh tế đã hé mở chiều sâu nỗi niềm nhân vật.

“Một nước không thể không có quốc hoa, Truyện Kiều là quốc hoa của ta; một nước không thể không có quốc túy, Truyện Kiều là quốc túy của ta; một nước không thể không có quốc hồn, Truyện Kiều là quốc hồn của ta”, đó là câu nói của Phạm Quỳnh khi nhận xét về “Truyện Kiều”, lời ấy tưởng chừng không có gì là quá. Với những giá trị về nội dung và nghệ thuật xuất sắc, thời gian đã tôn vinh tác phẩm ấy xứng danh với tên “Tập đại thành của thơ ca Tiếng Việt.” Tóm lại, tám câu thơ cuối không chỉ cho ta thấy tình yêu và nỗi đau của Thúy Kiều mà còn làm toát lên vẻ đẹp nhân cách của nàng, dù rơi vào đau khổ tuyệt vọng đến cùng cực nhưng nàng vẫn luôn lo nghĩ cho người khác mà quên đi nỗi đau của bản thân.

Tùng
Xem chi tiết
Manh Manh
7 tháng 10 lúc 19:56

“Chị em Thúy Kiều” được trích từ tác phẩm truyện Kiều, đây được xem là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Đoạn trích nói về hai chị em Vân và Kiều, cùng những nét đẹp mà họ sở hữu. Thúy Kiều có cái đẹp nổi trội hơn Thúy Vân, tuy nhiên, Vân vẫn đẹp tựa cành hoa. Hai chị em tuy nhiên cuộc đời của họ lại khác nhau, thân phận Thúy Kiều éo le. Thúy Vân may mắn hơn, được sống một cuộc sống êm đẹp, bình yên, không quá nhiều sóng gió. Vân và Kiều là con gái đầu lòng trong một gia đình, “tố nga” chỉ người con gái đẹp ngày xưa. Cô chị là Thúy Kiều, Thúy Vân là em, cả hai người đều đẹp tinh khôi. Nàng vừa đẹp cả hình thức bên ngoài lẫn nét đẹp tâm hồn, là một người con gái hoàn hảo. Thông thường, nhiều người quan niệm, người con gái đẹp sẽ có mệnh khổ, cuộc đời gặp nhiều sóng gió. Tuy nhiên, đối với Vân thì khác, nàng sở hữu nét đẹp trong trẻo, sống một cuộc sống yên ổn.

Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước Thúy Kiều. Sử dụng hình ảnh như “mai”, “tuyết”, thể hiện vẻ đẹp tự nhiên, hoàn mỹ. Tác giả dùng nghệ thuật ước lệ, làm nổi bật vẻ đẹp thanh tao, trong trắng như tuyết của nhân vật. Vân và Kiều đều đẹp, tuy nhiên “mỗi người một vẻ” khác nhau. Nét đẹp của Thúy Vân được tác giả so sánh ngang bằng với hoa, tuyết, ngọc. 

“Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”

Thúy Vân sở hữu nét sang trọng, thanh cao, quý phái. Khuôn mặt nàng tròn trĩnh, ngời sáng tựa vầng trăng trên cao. Chân mày Thúy Vân nở nang, đậm nét, làm điểm nhấn chung cho cả khuôn mặt. Nàng có nụ cười tươi như hoa, lung linh, tươi mát như ánh nắng. Mỗi khi nàng cất giọng nói, người nghe cảm giác êm ái, ngọt ngào, trong trẻo vô cùng. Nét đẹp của Thúy Vân đẹp hơn cả chuẩn mực tự nhiên, “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Chắc hẳn tương lai phía trước của nàng sẽ có cuộc sống tươi đẹp, yên ổn hơn.

Thông qua miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, ta thấy nàng là người đẹp hoàn hảo. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, khắc hoa hình ảnh Thúy Vân thật rạng ngời. Vẻ đẹp của nàng được tác giả lấy thiên nhiên làm chuẩn mực, hơn những gì tự nhiên. Với phép nghệ thuật nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, miêu tả hết trọn nét đẹp của Vân và Kiều. Hình ảnh Thúy Vân hiện lên thật sinh động, chân thực, trong tác phẩm “truyện kiều”. Nàng xinh đẹp đến mức làm cho bất kỳ ai cũng xao xuyến, mến yêu.

Thúy Vân sở hữu vẻ đẹp ưa nhìn, đôi mắt đen tuyền ngây thơ, càng nhìn kỹ càng mê đắm. Khi phân tích nét đẹp của Thúy Vân chúng ta thấy nàng không hề vướng bẩn của xã hội phong kiến xưa. Cái đẹp của Thúy Vân là cái đẹp tuyệt sắc giai nhân. Quả thực, cuộc đời về sau của Vân êm ả, không sóng gió, gian truân như Thúy Kiều.

Vẻ đẹp của Thúy Vân cho chúng ta thấy rõ được cô là một người con gái xinh đẹp, trong sáng. Đoạn trích “chị em Thúy Kiều” khắc họa rõ hình ảnh đẹp mỹ miều của Vân và Kiều. Bằng sự sáng tạo, bút pháp điêu luyện, tác giả đã miêu tả thành công hình ảnh Thúy Vân. Qua đó, Nguyễn Du muốn đề cao giá trị con người, ca ngợi vẻ đẹp tự nhiên, tài năng thiên bẩm.

Cre: minhhang 

FQA