Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
15 tháng 8 2023 lúc 21:34

Tham khảo

- Nét chính về tình hình chính trị dưới thời Nguyễn:

+ Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh thâu tóm mọi quyền lực, từng bước củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền, lãnh thổ đất nước được thống nhất.

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long), với các điều luật bảo vệ quyền uy tuyệt đối của nhà vua, củng cố trật tự phong kiến, trấn áp mọi âm mưu chống lại chính quyền.

+ Với cuộc Cải cách Minh Mạng, bộ máy quản lí nhà nước từ Trung ương xuống địa phương càng được hoàn thiện.

+ Về đối ngoại: nhà Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo với nhà Thanh; khước từ quan hệ và giao thương với các nước Âu - Mỹ, kể cả Pháp; thi hành chính sách cấm đạo gay gắt (bắt đầu từ thời Minh Mạng).

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:17

Tham khảo

- Nét chính về tình hình xã hội dưới thời Nguyễn:

+ Hai giai cấp cơ bản trong xã hội là địa chủ và nông dân.

+ Tư tưởng Nho giáo chính thống tạo nên một xã hội theo thứ tự “sĩ, nông, công, thương” nên xã hội vẫn coi trọng thi cử đề đua chen ra chốn quan trường.

+ Quan lại, địa chủ, cường hào coi thường luật, nhũng nhiễu và áp bức người dân.

+ Nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã diễn ra nhằm chống áp bức, chống chính quyền, tiêu biểu là: khởi nghĩa của Phan Bá Vành (1821 - 1827), Nông Văn Vân (1833 - 1835), Cao Bá Quát (1854 - 1856), Lê Văn Khôi (1833 - 1835),…

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:25

Tham khảo

- Tổ chức bộ máy nhà nước

+ Dưới thời vua Gia Long, cả nước được chia thành Bắc thành, Gia Định thành do Tổng trấn phụ trách và các Trực doanh do triều đình trực tiếp quản lí.

+ Trong những năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng thực hiện cuộc cải cách hành chính, chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (phủ Thừa Thiên), dưới tỉnh là các phủ, huyện/ châu, tổng, xã.

- Luật pháp: năm 1815, vua Gia Long cho ban hành bộ Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long), gồm 398 điều, nội dung quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước, tôn ti trật tự phong kiến, nhưng cũng đề cao tính nhân đạo.

- Quân đội

+ Quân đội nhà Nguyễn được tổ chức quy củ, với số lượng khoảng 20 vạn quân, gồm các binh chủng: bộ binh, thủy binh, kị binh, tượng binh, được trang bị đại bác, thuyền chiến, súng tay,...

+ Tại kinh đô Phú Xuân và các tỉnh, nhà Nguyễn cho xây dựng nhiều thành lũy vững chắc, có quân lính đóng giữ.

- Chính sách đối ngoại

+ Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thực hiện phương châm ngoại giao linh hoạt, khôn khéo.

+ Đối với Lào và Chân Lạp, nhà Nguyễn thể hiện địa vị là nước lớn.

+ Đối với các nước phương Tây nhà Nguyễn khước từ quan hệ.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội thời kì Gúp-ta:

Chính trị

Kinh tế

Xã hội

- Năm 320, Ấn Độ thống nhất, vương triều Gúp-ta thành lập. 

- Đầu thế kỉ VI, người Hung Nô tràn vào xâm lược Bắc Ấn. 

- Năm 535: Vương triều Gúp-ta kết thúc.

- Phần lớn người dân sống ở nông thôn và làm nghề nông. 

- Thương mại phát triển ở thành thị, các đồng tiền vàng, bạc được lưu hành rộng rãi. 

- Nghề luyện kim, luyện sắt, làm trang sức đạt đến đỉnh cao. 

Chế độ đẳng cấp: thể hiện rõ vị trí xã hội và nghề nghiệp mỗi người. 


 

 

- Qua sự miêu tả của nhà sư Pháp Hiến trong tư liệu 8.5 ta có thể thấy xã hội Ấn Độ:

+ Người dân sống hạnh phúc

+ Ai canh tác trên đất của hoàng gia mới phải trả một khoản thuế. 

+ Đất nước bình yên, không có “chặt đầu hoặc trừng phạt thể xác”. 

 

+ Các quân lính và nhà hầu của nhà vua đều được trả công. 

+ Người dân không giết sinh vật sống, không uống rượu say.

Lan Bùi Thị
Xem chi tiết

- Nông nghiệp: được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ những chính sách tích cực của nhà nước.

- Thủ công nghiệp: phát triển với những nghề thủ công truyền thống, nhiều làng thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng ra đời, nhất là Thăng Long.

- Thương nghiệp: chợ búa được khuyến khích mở để lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài

Minh Nhân
9 tháng 5 2021 lúc 15:19

Thời Lê sơ có các giai cấp, tầng lớp chính là :

- Phong kiến gồm vua, quan lại, địa chủ: có nhiều ruộng đất và quyền lực.

- Giai cấp nông dân chiếm đại đa số, họ có rất ít hoặc không có ruộng đất, phải cày cấy ruộng thuê của địa chủ, quan lại và nộp tô cho chủ ruộng. Họ là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ trong xã hội.

- Các tầng lớp khác như thương nhân, thợ thủ công, nô tì… Trong đó, nô tì là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, nhà nước hạn chế nuôi nô tì, nên số lượng nô tì trong xã hội giảm dần.

Lan Bùi Thị
9 tháng 5 2021 lúc 16:20

Cảm ơn hai câu trả lời nha mình cần cả hai luôn

Minh Lệ
Xem chi tiết

Những nét chính về tình hình chính trị thời nhà Trần:

- Đứng đầu nhà nước là vua. 

- Vua Trần thường nhường ngôi sớm cho con, xưng là Thái thượng hoàng cùng quản lí đất nước.

- Quý tộc và quan lại được ban thái ấp, cấp bổng lộc nhưng thưởng phạt có quy định cụ thể. 

- Cả nước chia làm 12 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương là xã. 

- Ban hành bộ “Quốc triều hình luật”. 

- Quân đội gồm quân triều đình, quân các lộ. phủ, quận biên ải và dân binh ở làng xã.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Mai Trung Hải Phong
19 tháng 9 2023 lúc 16:21

- Ở Trung ương:

+ Củng cố chế độ trung ương tập quyền, thi hành chính sách cai trị khoan hòa, gần gũi với dân chúng.

+ Nhiều tôn thất họ Trần nắm giữ các chức vị trọng yếu trong triều, ở các địa phương và được phép lập thái ấp.

+ Chế độ Thái Thượng hoàng, nhường ngôi vua cho con, cùng quản lý đất nước. Đây thực chất là chế độ “2 vua”, quyền lực trên thực tế vẫn nằm trong tay Thái Thượng hoàng.

+ Thi hành chính sách hôn nhân nội tộc

+ Quân đội được hoàn thiện gồm, tiếp tục thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”.

+ Lập thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện,… và một số chức quan khác như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ,...

- Ở địa phương: 

+ Cả nước chia thành 12 lộ, phủ. Đơn vị hành chính ở địa phương phổ biến là xã, do xã quan đứng đầu.

+ Nhà Trần tăng cường quản lý các địa phương, nhất là các khu vực miền núi và biên viễn.

- Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ Quốc triều hình luật. Các cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn.

- Nhà Trần thi hành chính sách ngoại giao hòa hiếu với các vương triều phương Bắc. Chăm-pa, Chân Lạp, Ai Lao,… đều tiến cống, thiết lập quan hệ bang giao và buôn bán với Đại Việt.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:28

Tham khảo

- Tình hình xã hội thời Nguyễn:

+ Dưới thời Nguyễn, giai cấp thống trị gồm có quý tộc, quan lại, địa chủ, cường hào; giai cấp bị trị là các tầng lớp nhân dân lao động, trong đó nông dân chiếm đa số.

+ Trong xã hội, tệ quan tham diễn ra phổ biến.

+ Ở nông thôn, địa chủ và cường hào ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột, ức hiếp nông dân. Dịch bệnh, thiên tai, mất mùa, nạn đói thường xuyên xảy ra. Ở nhiều nơi, đời sống người dân ngày càng cực khổ, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, dẫn đến sự bùng nổ các cuộc đấu tranh chống lại triều đình.

+ Trong nửa đầu thế kỉ XIX, trên cả nước diễn ra khoảng 400 cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu như: khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827), khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835), khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856),...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
13 tháng 8 2023 lúc 13:31

Tham khảo

♦ Nét chính về văn hóa thời Nguyễn

- Tôn giáo, tư tưởng:

+ Nhà Nguyễn chủ trương độc tôn Nho giáo.

+ Từ thời vua Minh Mạng, nhà nước thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với Thiên Chúa giáo.

+ Ở các địa phương, tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển, nhiều đền thờ, đình làng được xây dựng, trùng tu.

- Giáo dục, khoa cử: dưới thời nhà Nguyễn, giáo dục, khoa cử Nho học được củng cố.

+ Năm 1807, nhà Nguyễn tổ chức kì thi Hương đầu tiên, năm 1822 tổ chức kì thi Hội đầu tiên.

+ Quốc Tử Giám được xây dựng ở Huế để đào tạo nhân tài.

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm phát triển mạnh cả về văn xuôi và văn vần, tiêu biểu với các tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Truyện Kiều (Nguyễn Du),...

+ Văn học dân gian phát triển rực rỡ với nhiều loại hình phong phú như: tục ngữ, ca dao, hò vè, truyện tiếu lâm,....

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật sân khấu dân gian phát triển phong phú với nhiều loại hình, như hát chèo, tuồng, quan họ, trống quân, hát xoan, hát lượn,...

+ Nghệ thuật vẽ tranh cũng phát triển với nhiều loại như tranh sơn mài, tranh dân gian,... nổi tiếng là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống (Hà Nội).

+ Nghệ thuật kiến trúc gắn liền với các công trình đặc sắc như: kinh thành Huế, Cột cờ Hà Nội, Khuê Văn Các (Hà Nội),....

+ Nghệ thuật cung đình phát triển rực rỡ, với các loại hình phong phú như hát, múa, nhạc,... tiêu biểu là Nhã nhạc cung đình Huế.

Khoa học - kĩ thuật: có những bước tiến mới trên nhiều lĩnh vực.

+ Sử học có những công trình tiêu biểu như: Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú), Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện (Quốc sử quán triều Nguyễn),...

+ Địa lí có những tác phẩm nổi bật như: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),...

+ Chế tạo máy cưa xẻ gỗ chạy bằng sức nước, đóng thuyền cỡ lớn,...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 18:14

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Toru
14 tháng 8 2023 lúc 18:15

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.