Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Ngô Kim Thang
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
30 tháng 9 2023 lúc 21:47
Tham khảo 1:

Truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” đã đem đến cho mỗi người bài học quý giá. Nội dung kể về một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ toàn những con vật nhỏ bé. Ếch cứ tưởng bản thân nó to bằng trời. Một năm nọ, trời làm mưa to đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói cũ, nó đi nghênh ngang khắp nơi, rồi đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, không thèm để ý đến xung quanh nên bị một con trâu đi ngang qua giẫm chết. Qua đây, chúng ta rút ra được rằng môi trường sống nhỏ bé sẽ khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹp. Truyện phê phán những kẻ hiểu biết nông cạn mà lại huênh hoang như con ếch ngồi đáy giếng. Từ đó, con người rút ra được bài học cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn, không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh.

Quoc Tran Anh Le
30 tháng 9 2023 lúc 21:48
Tham khảo 2:

“Ếch ngồi đáy giếng” là một truyện ngụ ngôn mang lại nhiều bài học giá trị. Chú ếch sống trong cái giếng lâu ngày, nó nhìn mọi thứ bên ngoài chỉ qua miệng cái giếng nhỏ bé. Ếch cứ nghĩ mình là một vị chúa tể còn bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung. Đến khi trời làm mưa to, đưa ếch ra ngoài, nó vẫn quen thói cũ đi lại nghênh ngang. Hậu quả là ếch bị một con trâu đi qua giẫm bẹp. Truyện đã nêu lên bài học về môi trường sống nhỏ bé khiến tầm nhìn trở nên hạn hẹn, đồng thời phê phán những người kiêu ngạo, coi thường người khác. Như vậy, mỗi người đừng sống như ếch ngồi đáy giếng để rồi phải nhận lấy hậu quả cho bản thân.

xin vĩnh biệt lớp 9
Xem chi tiết
thaolinh
3 tháng 5 2023 lúc 10:22

Câu 1: Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được phép kết hôn?

A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.

C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên

D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 2: Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây khi nói về hôn nhân?

A. Hôn nhân phải được Nhà nước thừa nhận.

B. Mục đích chính của hôn nhân là để duy trì và phát triển kinh tế.

C. Hôn nhân nhằm mục đích chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

D. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa nam, nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện.

Câu 3: Hành vi thực hiện không đúng pháp luật về hôn nhân:

A. Hôn nhân tự nguyện, bình đẳng.

B. Hôn nhân khi nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi.

C. Yêu nhau tự nguyện, chân chính thì không cần đăng ký kết hôn.

D. Hôn nhân một vợ, một chồng.

Câu 4: Quan điểm nào đúng về hôn nhân?

A. Cha mẹ có quyền quyết định chuyện hôn nhân của con cái.

B. Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.

C. Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm.

D. Lấy vợ, lấy chồng nhà giàu thì mới có hạnh phúc.

Câu 5: Theo quy định của Luật lao động, người lao động phải là người.

A. Ít nhất đủ từ 18 tuổi trở lên                               

B. Ít nhất đủ từ 16 tuổi trở lên

C. Ít nhất đủ từ 15 tuổi trở lên                               

D. Ít nhất đủ từ 14 tuổi trở lên

Câu 6:  Hành vi nào dưới đây không vi phạm luật lao động.

A. Trộm cắp, tham ô vật tư tài sản của doanh nghiệp

B. Nghỉ thai sản theo chế độ.

C. Đến muộn về sớm trước thời gian quy định.

D. Tự ý nghỉ việc dài ngày không có lý do.

Câu 7: Điền từ hay cụm từ phù hợp vào chỗ trống.

(a- thu nhập, b- sức lao động, c- lựa chọn nghề nghiệp, d- học nghề)

   Mọi công dân có quyền tự do sử dụng (1) sức lao độngcủa mình để (2)học nghề, tìm kiếm việc làm, (3)lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại (4)thu nhập cho bản thân và gia đình.

Câu 8: Nhà nước quy định mức thuế đối với thuốc lá là bao nhiêu theo luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 (sửa đổi năm 2014)?

A. 75%                           B. 45%                          

C. 55%                           D. 65%

Câu 9: Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật về kinh doanh?

A. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế

B. Buôn bán kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai.

C. Buôn bán mặt hành nhà nước cấm, kê khai không đúng mặt hàng kinh doanh.

D. Nộp thuế môn bài theo từng mặt hàng theo tỉ lệ chiết khấu phần trăm theo quy định.

Câu 10: Việc làm thực hiện đóng thuế đúng pháp luật là:

A. Đóng thuế là góp phần phần thu nhập vào ngân sách nhà nước.

B. Buôn bán lậu để trốn thuế.

C. Lấy tiền thuế sử dụng vào việc cá nhân.

D. Thỏa thuận với cán bộ thuế để bớt tiền thuế.

Câu 11: Ý kiến nào sau đây là đúng về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

A. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.

B. Trẻ em chỉ cần học tập, vui chơi, không cần giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình.

C. Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình.

D. Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất.

Câu 12: Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào?

A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.

B. Quyền tự do kinh doanh.

C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.

D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

lê thị kim ngân
Xem chi tiết
゚°☆Morgana ☆°゚ ( TCNTT )
27 tháng 5 2019 lúc 19:54

Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao:

"Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con!"

Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: "Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn". "Núi Thái Sơn" là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. "Nước trong nguồn" là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ.

Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . . Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời.

Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là "đạo con".

Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tới và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bài ca dao, chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người.

Nguyễn Viết Ngọc
27 tháng 5 2019 lúc 19:56

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

lê thị kim ngân
27 tháng 5 2019 lúc 19:56

nhah nha các bah

Đào Ngọc Bích
Xem chi tiết
nguyễn gia bảo
11 tháng 5 2022 lúc 20:25

kkk

Nguyễn Phương	Liên
11 tháng 5 2022 lúc 20:27

câu chuyện j vậy bn. nói rõ hộ mik nha

 

Lộc Hà Duy 5A ThĐT
11 tháng 5 2022 lúc 20:27

koooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooooo

Nguyễn Thị Hà Vy
Xem chi tiết
Thảo Phương
17 tháng 9 2016 lúc 9:23
Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con. 
Thảo Phương
17 tháng 9 2016 lúc 9:23

Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc.
 

thu hương
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo	Ngọc
20 tháng 3 2023 lúc 19:25

Qua câu chuyện “Sự tích hoa cúc trắng”, ta thấy không phải nhờ bông hoa thần mà chính tấm lòng hiếu thảo của người con đã tạo ra kì tích cứu sống mẹ.Vì muốn mẹ sống thật lâu nên cô bé đã tước cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ .Qua đó ta thấy được hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Hoa cúc sẽ là 1 bông hoa tượng trưng cho tình yêu thương của con đối với mẹ.

 

nguyen phuong thao
Xem chi tiết
Hoàng Phương Anh
Xem chi tiết