so sánh nhiệt năng của cốc nước nóng và cốc nước lạnh? giải thích vì sao?
Vận dụng kiến thức về nhiệt năng, hãy giải thích:
a) Trên bàn có 2 cốc đựng 2 lượng nước như nhau nhưng có nhiệt độ khác nhau: 1 cốc nước lạnh và 1 cốc nước nóng. Hỏi cốc nào có nhiệt năng lớn hơn? Vì sao?
b) Nung nóng 1 miếng đồng rồi thả vào 1 cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và nước thay đổi ntn? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?
a) Cốc nước nóng có nhiệt năng lớn hơn còn cốc nước lạnh có nhiệt năng nhỏ hơn vì nước nóng có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ của nước lạnh
b) Nhiệt năng của miếng đồng sẽ bị giảm đi vì đã truyền một phần nhiệt năng sang cho cốc nước lạnh vì nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn, Đây là sự truyền nhiệt vì có hiện tượng vật này truyền nhiệt sang cho vật khác
câu 1 Kể tên các dạng năng lượng của cơ năng ? Mỗi cách nêu 2 ví dụ minh họa ? (1,5đ )
Câu 2 : Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng?
Câu 3 : Động năng của một vật là gì ? Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? (1 đ )
Câu 4: Một người công nhân dùng hệ thống ròng rọc động để nâng thùng hàng có khối lượng 16 Kg lên độ cao 4m trong thời gian 1 phút .Tính công và công suất của người công nhân? (2 đ )
Câu 1 Kể tên các dạng năng lượng của cơ năng ? Mỗi cách nêu 2 ví dụ minh họa ? (1,5đ )
⇒Cơ năng: Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
- Thế năng:
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
+ Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
VD : - Bóng đèn trên trần nhà.
- Mũi tên được bắn đi từ cái cung
-Động năng:
+ Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là có động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
+ Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của vật đó.
VD: - Xe đang chạy.
- Búa đập vào đinh làm đinh đập sâu vào búa.
Câu 2 : Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hoà tan hơn so với cốc nước nóng?
⇒ Vì cốc nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn nên các phân tử, nguyên tử thuốc tím và các phân tử, nguyên tử nước chuyển động chậm hơn trong cốc nước nóng nên hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn làm thuốc tím hòa tan lâu hơn
Câu 3 : Động năng của một vật là gì ? Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? (1 đ )
⇒ - Động năng là năng lượng có được do chuyển động của vật.
- Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật.
P/s: Sorry câu 4 tui không biết làm :D
Giải thích các hiện tượng sau:
a) Vì sao quả bóng bay cao su dù được bơm thật căng, buộc thật chặt vẫn cứ ngày một xẹp dần?
b) Thả một đồng xu được nung nóng vào một cốc nước lạnh. Nhiệt năng của đồng xu và của cốc nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiêt?
TK#
a) Thành bóng cao su được cấu tạo từ các phân tử cao su, giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử không khí ở trong bóng có thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngoài làm cho bóng xẹp dần.
b)Nhiệt năng của Đây là sự truyền nhiệtxu giảm. Nhiệt năng của cốc nước tăng,
Nhiệt năng là gì? Cách làm thay đổi nhiệt năng?
Trên bàn có 2 cốc nước bằng nhau. 1 cốc lạnh, 1 cốc nóng. Hỏi cốc nào có nhiệt năng lớn hơn? Vì sao? Nếu trộn 2 cốc với nhau thì nhiệt năng của chúng thây đổi như thế nào?
Tổng động năng phân tử của tất cả các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng
Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt
cốc nước nóng có nhiệt năng lớn hơn vì cốc nước nóng có nhiệt độ cao làm cho động năng của các nguyên tử chuyển động nhanh mà nhiệt năng phụ thuộc vào động năng nên động năng lớn sẽ dẫn đến nhiệt năng lớn
nếu trộn 2 cốc nước với nhau thì nhiệt năng sẽ bằng nhau vì lúc này nhiệt năng từ cốc nước nóng đã truyền qua cho cốc nước lạnh
B - TỰ LUẬN
Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các câu sau
Câu 9 Giải thích tại sao khi bỏ thuốc tím vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh thuốc tím lâu hòa tan hơn so với cốc nước nóng?
Câu 10 Tuấn thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện được một công 42kJ trong 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn?
Câu 11 Một ấm nhôm có khối lượng 350g chứa 0,8 l nước. Nhiệt độ ban đầu của nước là 24 oC. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm? Biết CAl = 880J/kg.K và C nước = 4200J/kg.K
Câu 9) bởi vì nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử phân tử chuyển động càng nhanh nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn
Câu 10)
Công suất của Tuấn là
\(P=\dfrac{A}{t}=\dfrac{36000}{10.60}=60W\)
Công suất của Bình
\(P'=\dfrac{A'}{t'}=\dfrac{42000}{14.60}=50W\)
Vậy Tuấn làm việc khoẻ hơn ( do \(P>P'\) )
Câu 11)
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là
\(Q=Q_1+Q_2=\left(0,35.880+0,8.4200\right)\left(100-24\right)=278768J\)
Thả một miếng sắt nóng vào một cốc nước lạnh. Nội năng của miếng sắt và của nước trong cốc thay đổi thế nào? Giải thích.
Tham khảo!
Khi miếng sắt và nước trong cốc tiếp xúc và truyền nhiệt cho nhau, các phân tử bên trong chúng sẽ trao đổi năng lượng nhiệt. Điều này làm cho năng lượng động của các phân tử trong miếng sắt và nước trong cốc thay đổi, nhưng năng lượng tiềm năng của chúng không thay đổi.
Do đó, tổng nội năng của hệ thống không thay đổi trong quá trình truyền nhiệt. Năng lượng nhiệt được truyền từ miếng sắt sang nước trong cốc, làm tăng nhiệt độ của nước và giảm nhiệt độ của miếng sắt. Tuy nhiên, lượng năng lượng bị chuyển đổi này không ảnh hưởng đến tổng nội năng của hệ thống.
đun nóng 1 cốc nước thì nhiệt năng của cốc nước thay đổi như thé nào?Giải thích?
Vì cốc nước đang sôi có nhiệt cao là 100oCthì nhiệt năng của cốc nước tăng.
: ĐỔ MỘT THÌA ĐƯỜNG VÀO MỘT CỐC NƯỚC Ở NHIỆT ĐỘ THƯỜNG VÀ MỘT CỐC NƯỚC LẠNH (LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐƯỜNG CHO VÀO 2 CỐC LÀ NHƯ NHAU) THÌ CỐC NÀO SẼ HÒA TAN ĐƯỜNG NHANH HƠN. HÃY LÀM THÍ NGHIỆM KIỂM CHỨNG ĐIỀU ĐÓ VÀ GIẢI THÍCH VÌ SAO?
Giải thích tải sao đường tan ở cốc nước nóng nhanh hơn cốc nước lạnh
vì khi nước nóng, các hạt phân tử, nguyên tử của đường và nước chuyển động nhanh hơn nên hiện tượng khuếch tán diễn ra nhanh hơn làm cho đường tan nhanh hơn,còn cốc nước lạnh nhiệt độ thấp nên các hạt phân tử, nguyên tử của đường và nước chuyển động chậm nên hiện tượng khuếch tán sảy ra chậm hơn nên đường lâu tan
=>đường tan trong cốc nước nóng nhanh hơn trong cốc nước lạnh
Đường tan là quá trình hòa tan đường trong nước để tạo ra một dung dịch đường nước. Quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm nhiệt độ nước.
Khi đường được đưa vào nước nóng, phân tử nước trong dung dịch có năng lượng lớn hơn so với nước lạnh. Do đó, phân tử nước có thể chuyển nhanh hơn và chuyển động tốt hơn để tác động lên các đường phân tử, giúp chúng tan nhanh hơn.
Ngoài ra, nước nóng có khả năng làm giảm tốc độ của dung dịch đường, giúp các đường phân tử di chuyển dễ dàng hơn và giải thích tại sao đường có thể tan nhanh hơn trong nước nóng.
Vì vậy, tải sao đường tan ở cốc nước nóng nhanh hơn cốc nước lạnh là làm nhiệt độ nước nóng giúp tăng năng lượng cho các phân tử nước, làm giảm tốc độ của dung dịch đường và giúp các phân tử đường di chuyển dễ dàng hơn.
1/Mở lọ nước hoa thì mùi thơm lan tỏa khắp phòng.Hãy giải thích? Hiện tượng này tên gọi là gì?
2/Nung nóng miếng đồng và thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi thế nào?
3/ Bỏ cục nước đá lạnh vào nước, có phải nước đá đã truyền nhiệt lạnh sang nước không? Giải thích.4/ Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày dẽ vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì làm thế nào?
5/ Tại sao vào mùa lạnh sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ?
6/ Tại sao về mùa hè không khí trong nhà mái tôn nóng hơn không khí trong nhà mái tranh, còn về mùa đông, không khí trong nhà mái tôn lạnh hơn trong nhà mái tranh?
7/ Tại sao khi sờ vào len thấy ấm hơn khi sờ vào thanh đồng mặc dù nhiệt độ của hai vật bằng nhau?
8/ Tại sao động vật ở xứ lạnh lại có bộ lông dày hơn động vật xứ nóng?
9/ Vào ngày trời nắng, nếu sờ vào yên xe, em thấy yên nóng hơn các bộ phận khác. Tại sao?
10/Tại sao mùa lạnh sờ vào miếng kim loại thì lạnh hơn sờ vào miếng gỗ? Nhiệt độ của kim loại thấp hơn miếng gỗ ?
11/Vì sao xung quanh và ở dưới các tim đèn dầu đều phải có khe hở .Bịt kín các khe này đèn có cháy được không?
12/Tại sao khi đun nước ta phải đun ở phía dưới đáy ấm?
13/Bỏ cục nước đá lạnh trên lon nước ngọt hay dưới lớn nhất nước ngọt thì lon nước ngọt mau lạnh. Giải thích.
14/ Người ta phải dùng một lực 400N để được một vật nặng 75 kg lên cao bằng mặt phẳng nghiêng có chiều dài 3,5m độ cao 0,8m.
a. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
b. Tính công thắng lực ma sát và độ lớn của lực ma sát đó
15/ Người ta kéo một vật khối lượng 24kg lên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 15m và độ cao 1,8m. Lực càn ma sát trên đường là 36N
a. Tính công của người kéo. Coi chuyển động là đều
b. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
16/ Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 7kg đồng đề tăng nhiệt độ từ 900C lên 4500C. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K
17/Một thỏi thép nặng 12 kg đang có nhiệt độ 200C. Biết nhiệt dung riêng của thép là 460 J/kg.K. Nếu khối thép này nhận thêm một nhiệt lượng 44 160 J thì nhiệt độ của nó tăng lên bao nhiêu?
18/ Một lượng nước đựng trong bình có nhiệt độ ban đầu 250C, sau khi nhận nhiệt lượng 787,5 kJ thì nước sôi. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. Hãy tính thể tích nước trong bình?.
19/ Một ấm nhôm có khối lượng 360g chứa 1,2 lít nước. Biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 240C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4 200 J/kg.K. Hãy tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước trong ấm.
20/ Thả một quả cầu nhôm có khối lượng m1= 4,3kg ở nhiệt độ ban đầu 270C vào nước có khối lượng m2 = 1,5kg . Sau một thời gian nhiệt độ cân bằng là 320C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là C1 =880J/kg.K nước C2= 4200J/kg.K (chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau)
a. Tính nhiệt lượng thu vào của quả cầu
b. Tính nhiệt độ ban đầu của nước.
21/ Để xác định nhiệt dung riêng của kim loại người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa 500g nước ở 130C và một thỏi kim loại có khối lượng 400g được nung nóng đến 1000C. Nhiệt độ của nước trong nhiệt lượng kế nóng lên đến 200C. Hãy tìm nhiệt dung riêng của kim loại (bỏ qua sự mất mát nhiệt để làm nóng nhiệt lượng kế và tỏa ra không khí)
22/ Bỏ 100g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 250C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt?
14/ Tóm tắt:
\(m=75kg\)
\(\Rightarrow P=750N\)
\(F=400N\)
\(s=3,5m\)
\(h=0,8m\)
==========
\(H=?\%\)
\(A_{ms}=?J\)
\(F_{ms}=?N\)
Công có ích thực hiện:
\(A_i=P.h=750.0,8=600J\)
Công toàn phần thực hiện được:
\(A_{tp}=F.s=400.3,5=1400J\)
Hiệu suất mặt phẳng nghiêng:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%\approx42,9\%\)
Công của lực ma sát:
\(A_{ms}=A_{tp}-A_i=1400-600=800J\)
Độ lớn của lực ma sát:
\(A_{ms}=F_{ms}.s\Rightarrow F_{ms}=\dfrac{A_{ms}}{s}=\dfrac{800}{3,5}\approx229N\)
15/ Tóm tắt:
\(m=24kg\)
\(\Rightarrow P=10m=240N\)
\(s=15m\)
\(h=1,8m\)
\(F_{ms}=36N\)
===========
\(A_{ttp}=?J\)
\(H=?J\)
Công của lực kéo:
\(A_{tp}=F.s=\left(P+F_{ms}\right).s=\left(240+36\right).15=4140J\)
Công có ích thực hiện được:
\(A_i=P.h=240.1,8=432J\)
Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng:
\(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{432}{4140}.100\%\approx10,43\%\)
16/ Tóm tắt:
\(m=7kg\)
\(t_1=90^oC\)
\(t_2=450^oC\)
\(\Rightarrow\Delta t=t_2-t_1=360^oC\)
\(c=380J/kg.K\)
==========
\(Q=?J\)
Nhiệt lượng cần cung cấp:
\(Q=m.c.\Delta t=7.380.360=957600J\)