Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 6 2017 lúc 13:56

Trong bài bàn về luân lí ở nước ta, Phan Châu Trinh vận dụng chủ yếu các thao tác lập luận:

   + Thao tác lập luận bác bỏ

   + Thao tác lập luận phân tích

   + Thao tác lập luận bình luận

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 12 2018 lúc 15:47

Đối tượng: người nghe là toàn thể đồng bào (người nước mình, anh em, dân Việt Nam...)

- Tác giả đặt vấn đề thẳng thắn, trực tiếp, gây ấn tượng mạnh mẽ vấn đề: Việt Nam chưa có luân lí xã hội

- Để gạt đi sự ngộ nhận có thể có người nghe về sự hiểu biết của chính họ về vấn đề này, tác giả dùng cách nói phủ định: Xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều.

- Tác giả loại bỏ sự xuyên tạc không cần thiết: “Một tiếng bè bạn không thể thay thế cho luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì?”

→ Tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 3 2019 lúc 8:59

=> Đáp án B

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 6 2017 lúc 7:58

ð Đáp án C

Bình luận (0)
Khanh Linh Ha
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền
Xem chi tiết
Trương Tú Anh
18 tháng 2 2016 lúc 16:07

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Phan Châu Trinh (1872 - 1926) người xã Tam Lộc, thị xã Tam Kì, tỉnh Quảng Nam. Ông đỗ Phó Bảng khoa Tân Sửu (1901), làm quan một thời gian ngắn rồi từ quan đi làm cách mạng. Phan Chu Trinh là người chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp, hủy bỏ chế độ Nam triều, cải cách đổi mới mọi mặt làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập quốc gia.

2. Tác phẩm

Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoạn trích trong phần III của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19-11-1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn. Bài diễn thuyết đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí, khẳng định nguyên nhân mất nước là do dân ta để mất đạo đức, luân lí truyền thống. Phan Châu Trinh cho đạo đức là cái bất biến, còn luân lí là cái có thể thay đổi, vì thế muốn nước ta thoát khỏ thảm cảnh hiện thời thì cần phải cải tổ nền luân lí cũ nát, xây dựng luân lí mới trên nền tảng đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Phan Châu Trinh khẳng định các nước Phương Tây tiến bộ, giàu mạh là do có nền đạo đức, luân lí tương tự với đạo đức, luân lí Khổng - Mạnh. Tư tưởng đó của bài diễn thuyết thể hiện rất tập trung trong đoạn trích này.

II. Trả lời câu hỏi

1. Đoạn trích gồm 3 phần. Có thể tóm lược ý chính của từng phần như sau:

- Ở nước ta chưa có luân lí xã hội, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lí xã hội.

- Bên Châu Âu, luân lí xã hội đã phát triển. Ở ta, ý thức về đoàn thể cũng đã có nhưng nay đã sa sút, người nước ta không biết cái nghĩa vụ của mỗi người trong nước đối với nhau, chưa biết hợp sức giữ quyền lợi chung. Bon vua quan không muốn dân ta có tinh thần đoàn thể mà dân càng nô lệ thì ngôi vua càng lâu dài, quan lại càng phú quý.

- Nay nước Việt Nam muốn được tự do, độc lập thì trước hết phải tuyên truyền xã hội chủ nghĩa, phải có đoàn thể để lo công ích, mọi người lo cho quyền lợi của nhau.

2. Bài này được Phan Châu Trinh trình bày trong buổi diễn thuyết tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn vào đêm 19-11-1925 và tất nhiên đối tượng của bài diễn thuyết trước hết là những người nghe tại buổi diễn thuyết đó. Chính vì vậy có thể thấy rằng, cách đặt vấn đề khá thẳng thắn, gây ấn tượng mạnh cho người nghe. Vấn đề được trình bày và khẳng định là: ở Việt Nam chưa có luân lí xã hội.

Để đánh tan những ngộ nhận có thể có ở người nghe về sự hiểu biết của chính họ trên vấn đề này, tác giả dùng cách nói phủ định: "Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều". Tiếp đó, lường trước khả năng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả đã khẳng định: "Một tiếng bạn bè không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì".

Cách vào đề này cho thấy tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

3. Trong phần 2, ở hai đoạn đầu tác giả đã so sánh bên Âu Châu, bên Pháp với bên mình về luân lí xã hội. Theo tác giả, quan nhiệm, nguyên tắc cốt yếu của luân lí xã hội là ý thức nghĩa vụ giữa người với người. Tác giả bắt đầu với "cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu" - cái xã hội rất đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn cả thế giới. Còn "bên mình" thì "Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài ngườ", không biết cái nghĩa vụ của mỗi người đối với nhau, dẫn đến tình trạng ai sống chết mặc ai, người này không biết quan tâm đến người khác.

4. Ở các đoạn sau của phần 2 tác giả đã chỉ ra nguyên nhân của tình trạng dân không biết đoàn thể, không trọng công ích. Tác giả khẳng định, thực ra từ hồi cổ sơ, ông cha ta cũng đã có ý thức đoàn thể, cũng biết đến công ích, biết "góp gió thành bão, giụm cây làm rừng". Nhưng rồi lũ vua quan phản động, thối nát "ham quyền tước, ham bả vinh hoa" nên chúng đã tìm cách "phá tan tành đoàn thể của quốc dân". Phan Châu Trinh hướng mũi nhọn đả kích vào bọn chúng, những kẻ mà ông khi thì gọi là "bọn học trò", khi thì gọi là "kẻ mang đai đội mũ", khi lại gọi là "bọn quan lại... Chỉ qua cách gọi tên như thế, chúng ta cũng có thể thấy rõ sự căm ghét cao độ của Phan Châu Trinh với tầng lớp quan lại Nam triều lúc đó.

Bọn chúng không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, mà trái lại, dân càng tối tăm, khốn khổ thì chúng càng dễ bề thống trị, dễ bề vơ vét. 

Dưới con mắt của Phan Châu Trinh, chế độ vua quan chuyên chế như thế thật vô cùng tồi tệ, cần phải phủ định một cách triệt để. Những hình ảnh gợi tả, lối ví von sắc bén trong đoạn văn này đã thể hiện mạnh mẽ thái độ phủ định đó.

Từ những lập luận trên đây, tác giả khẳng định, chỉ có xóa bỏ chế độ vua quan chuyên chế, gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự tiến bộ, "truyền bà chủ nghĩa xã hội" mới là con đường đi đúng đắn, tất yếu để nước Việt Nam có tự do, độc lập, một tương lai tươi sáng.

5. Nổi bật trong bài văn là yếu tố nghị luận: cách lập luận chặt chẽ, logic, nêu chứng cứ cụ thế, xác thực; giọng văn mạnh mẽ hùng hồn; dùng từ đặt câu chính xác biểu hiện lí trí tỉnh táo, tư duy sắc sảo, đạt hiệu quả cao về nhận thức tư tưởng.

Bài văn có sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận với yếu tố biểu cảm. Tác giả đã phát biểu chính kiến của mình không chỉ bằng lí trí tỉnh táo mà còn bằng trái tim dạt dào cảm xúc, thấm thía nỗi xót đau trước tình trạng tăm tối, thê thảm của xã hội Việt Nam đương thời.

 

Bình luận (0)
ImNotFound
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 10 2019 lúc 10:33

=> Đáp án B

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 8 2019 lúc 10:42

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Bình luận (0)
Huỳnh Mạnh Nguyên
15 tháng 3 lúc 20:21

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.

Bình luận (0)