Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
13 tháng 7 2018 lúc 6:10

- Vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiểu chuyên động gọi là điểm chết.

- Quãng đường mà pit-tông đi được giữa hai điểm chết gọi là hành trình pittong.

- Thể tích xilanh giới hạn bởi hai điểm chết gọi là thể tích công tác.

- Chu trình làm việc của động cơ đốt trong là tổng hợp bốn quá trình nạp, nén, cháy - dãn nở và thải.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
5 tháng 8 2023 lúc 19:06

Tham khảo:
Chăn nuôi công nghiệp là phương thức chăn nuôi tập trung với mật độ cao, số lượng vật nuôi lớn và theo một quy trình khép kín
Đặc điểm:
- Số lượng vật nuôi lớn, vật nuôi được nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng trại, vật nuôi thường là các giống cao sản, được nuôi theo hướng chuyên dụng.
- Sử dụng thức ăn công nghiệp do con người cung cấp.
- Mức đầu tư cao.
- Trang thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi hiện đại.
-  Năng suất chăn nuôi cao, hiệu quả kinh tế cao.
- Kiểm soát tốt dịch bệnh.
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và khó đảm bảo đối xử nhân đạo với vật nuôi.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
5 tháng 8 2023 lúc 19:08

Tham khảo:
Chăn nuôi bán công nghiệp là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa chăn nuôi công nghiệp và chăn thả tự do.
Đặc điểm
- Vật nuôi được nuôi trong chuồng kết hợp với có sân vườn đề vận động, kiếm ăn,..
- Sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với thức ăn tự nhiên sẵn có.
- Chất lượng sản phẩm chăn nuôi được cải thiện hơn so với chăn nuôi công nghiệp.
- Thân thiện hơn với vật nuôi so với chăn nuôi công nghiệp.

ooooook
Xem chi tiết
HhHh
12 tháng 4 2021 lúc 20:24
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

a. Cộng đồng là gì: 
Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
Cộng đồng là môi trường xã hội để cá nhân lên kết gắn bó với nhau tạo nên đời sống của mình và cộng đồng
- Chăm lo cuộc sống của cá nhân.
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng động

a. Nhân nghĩa
- Khái niệm: Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện nhân nghĩa:
   + Nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn không đắn đo tính toán,
   + Nhường nhịn đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ bước.
   + Tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày.
   + Vị tha bao dung độ lượng.
   + Đặc trưng nổi bật: Thế hệ sau luôn ghi nhớ công lao của các thế hệ trước.
- Ý nghĩa nhân nghĩa:
   + Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.
   + Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
   + Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Rèn luyện lòng nhân nghĩa cần:
   + Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ..
   + Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người.
   + Cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha.
   + Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
b. Hòa nhập
- Khái niệm: Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.
- Ý nghĩa:
Sống hòa nhập sẽ có thêm niềm vui, sức mạnh vượt qua khó khăn. Ngược lại không hòa nhập sẽ cảm thấy cô đơn, buồn tẻ cuộc sống kém ý nghĩa.
- Rèn luyện sống hòa nhập cần:
     + Tôn trọng, đoàn kết, quan tâm, gần gũi, vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô giáo và mọi người xung quanh.
     + Không lánh xa, bè phái, gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác.
     + Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, vận động mọi người cùng tham gia.
c. Hợp tác
- Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.
- Nguyên tắc: Dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng các bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.
- Ý nghĩa: Tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất. Đem lại chất lượng và hiệu quả cao cho công việc chung.
- Hình thức: Song phương, đa phương, toàn diện từng lĩnh vực, giữa các cá nhân, các nhóm, cộng đồng, dân tộc, quốc gia.
- Rèn luyện tinh thần hợp tác cần:
+ Biết bàn bạc, xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể
+ Nghiêm túc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được phân công
+ Biết phối hợp nhịp nhàng với nhau, chia sẽ ý kiến, kinh nghiệm, hỗ trợ, giúp đỡ nhau
+ Biết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động

kiều anh lê
Xem chi tiết
Hồ Nhật Huy
Xem chi tiết
Hie nè~
Xem chi tiết
Hie nè~
30 tháng 12 2020 lúc 19:24

giúp mk zớiiiiiii~haha

Lại Hoàng Hiệp
30 tháng 12 2020 lúc 19:40

*Mối ghép bằng đinh tán:

- Mối ghép bằng đinh tán thường dùng khi:

+ Vật liệu tấm ghép không được hàn hoặc khó hàn.

+ Mối ghép phải chụi được nhiệt độ cao (như nồi hơi.)

+ Mối ghép phải chụi được lực lớn và chấn động mạnh..

- Mối ghép bằng đinh tán được ứng dụng trong kết cấu cầu, giàn cần trục ,các dụng cụ sinh hoạt gia đình...

*Mối ghép bằng hàn:

- So với mối ghép bằng đinh tán, mối ghép bằng hàn được hình thành trong thời gian rất ngắn ,tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành (vì thời gian chuẩn bị ít hơn), nhưng mối hàn dễ bị nứt và giòn, chụi lực kém.

- Mối ghép hàn thường dùng để tạo các khung giàn, thùng chứa, khung xe đạp, xe máy và được ứng dụng trong công nghiệp điện tử...

*Mối ghép bằng ren:

- Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được dùng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.

- Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.

- Đối với những chi tiết có chiều dày quá lớn, người ta dùng mối ghép vít cấy.

- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.

*Mối ghép bằng then và chốt:

- Mối ghép bằng then và chốt có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.

- Mối ghép bằng then thường dùng để ghép trục với bánh đai, bánh răng, đĩa xích... để truyền chuyển động quay.

- Mối ghép bằng chốt dùng để hãm chuyển động tương đối giữa các chi tiết theo phương tiếp xúc hoặc để truyền lực theo phương đó.

*Mối ghép động:

#Khớp tịnh tiến:

- Đặc điểm:

+ Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau.

+ Khi khớp tịnh tiến làm việc, hai chi tiết trượt trên nhau tạo ma sát lớn. Để giảm ma sát, người ta sử dụng vật liệu chịu mài mòn, các bề mặt được làm nhẵn bóng và thường được bôi trơn bằng dầu mỡ...

- Ứng dụng: Được dùng chủ yếu tron cơ cấu biển chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay hoặc ngược lại.

#Khớp quay:

- Ứng dụng: Khớp quay thường được dùng nhiều trong trong thiết bị máy như: bản lề cửa, xe đạp, xe máy, quạt điện,...

Tin Tin
Xem chi tiết
Nguyễn
12 tháng 11 2021 lúc 23:18

tham khảo

Trong toán học, một hàm số hay hàm là một quan hệ hai ngôi giữa hai tập hợp liên kết mọi phần tử của tập hợp đầu tiên với đúng một phần tử của tập hợp thứ hai. Ví dụ điển hình là các hàm từ số nguyên sang số nguyên hoặc từ số thực sang số thực.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Minh Lệ
23 tháng 3 2023 lúc 23:43

- Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, sống kí sinh nội bào bắt buộc.

- Đặc điểm của virus:

- Có kích thước siêu hiển vi (khoảng 20 – 300 nm).

- Chưa có cấu tạo tế bào; chỉ cấu tạo đơn giản gồm phần lõi là DNA hoặc RNA và lớp vỏ protein, một số virus còn có vỏ ngoài.

- Sống kí sinh nội bào bắt buộc, không thể nhân lên và thực hiện các hoạt động chuyển hóa bên ngoài tế bào chủ.

- Không có hệ thống sinh năng lượng, không có hiện tượng sinh trưởng và không mẫn cảm với các chất kháng sinh.

- Trong điều kiện ngoài cơ thể, chúng có thể tồn tại lâu dài ở trạng thái đại phân tử hóa học không sống và có khả năng truyền nhiễm.