Làm giúp mình câu 2 ( lưu ý là chỉ các cuộc kháng chiến nhé )
Các cuộc kháng chiến tiêu biểu từ1858 đến 1873 (ng lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa) và 2 trận ở Cầu Giấy (làm câu này giúp mik nhé ngày mai mik thi rồi =] )
Trong khoảng thời gian từ 1858 đến 1873, có một số cuộc kháng chiến tiêu biểu diễn ra ở Việt Nam với các người lãnh đạo và kết quả quan trọng. Dưới đây là một số ví dụ về những cuộc kháng chiến này:
1. Kháng chiến chống Pháp (1858-1884):
- Người lãnh đạo: Hoàng Đình Sừ, Trương Định, Lê Lợi.
- Kết quả: Mặc dù không đạt được chiến thắng cuối cùng, cuộc kháng chiến chống Pháp đã góp phần vào việc giữ nước và bảo vệ độc lập. Việc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Pháp đã tạo ra lòng tự hào dân tộc và khích lệ những nỗ lực sau này để đánh đổi lợi ích cho đất nước.
2. Kháng chiến chống Tây Sơn (1789-1801):
- Người lãnh đạo: Chúa Nguyễn Ánh (Gia Long).
- Kết quả: Gia Long thành công trong việc lật đổ chế độ Tây Sơn và tái thiết lập chế độ phong kiến. Ông đăng quang làm vua và thành lập triều đại Nguyễn, mở ra một thời kỳ định hình và phát triển mới cho Việt Nam.
Ý nghĩa của các cuộc kháng chiến này là tiếp tục khẳng định dân tộc Việt Nam sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ đất nước và quyền tự do. Chúng đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng lòng tự hào dân tộc, thức tỉnh ý thức quốc gia và tạo đà cho những cuộc kháng cự sau này chống lại ách đô hộ và bảo vệ chủ quyền cho đất nước.
các bạn làm ơn giúp mình trả lời rõ các câu giúp mình với mai mình phải nộp rồi
câu 1: âm mưu của pháp - mĩ trong việc thực hiện kế hoạch Nava?
câu 2: ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp ( 1945 - 1954 )
câu 3: phân tích tình hình nước ta sau Hiếp định giơ - ne - vơ năm 1954?
câu 4: phân tích hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng ( 9/1960 ) ?
cau 5: so sánh đặc điểm của chiến lược chiến tranh đặc biệt và chiến lược chiến tranh cục bộ của mĩ ở miền nam ?
reffer
1/ - Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. - Trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự” với một thắng lợi quyết định.
2/- Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. - Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
3/ Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quản Hà Nội.
4/1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Giữa lúc cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng, miền Bắc thắng lợi trong việc cải tạo và khôi phục kinh tế, cách mạng miền Nam nhảy vọt sau Đồng Khởi.
- Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III từ ngày 5 đến 10/9/1960 tại Hà Nội.
2. Nội dung:
- Đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền:
+ Miền Bắc: cách mạng XHCN có vai trò quyết định nhất.
+ Miền Nam: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân có vai trò quyết định trực tiếp.
+ Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
- Thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng.
- Thông qua kế họach 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- Bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Tổng Bí Thư.
3. Ý nghĩa:
- Đánh dấu bước phát triển mới của cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo.
- Đại hội đã đề ra được đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và con đường giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Là cơ sở để toàn Đảng và toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà
5/* Giống nhau:
- Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.
- Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ.
- Đều bị thất bại.
* Khác nhau:
Đặc điểm | Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” | Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” |
Âm mưu | “dùng người Việt đánh người Việt”. | Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động. |
Thủ đoạn và hành động | “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống” | Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định” |
Lực lượng tham gia | Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mĩ | Quân đội Mĩ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mĩ và quân đồng minh. |
Địa bàn (Quy mô) | Miền Nam | Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. |
Tính chất ác liệt | Không ác liệt bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” | Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc |
Thắng lợi của cách mạng tháng tám có ý nghĩa như thế nào viết ngắn mình Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 Có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Pháp các bạn giúp mình nhé
1.Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945
Đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đánh giá về ý nghĩa lớn lao này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền lại cho nhân dân, đã xây nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc. Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”(2). Tiếp tục nhấn mạnh giá trị đó, trong Bài phát biểu tại khóa họp Xô viết Tối cao Liên Xô nhân kỷ niệm 40 năm Cách mạng tháng Mười, ngày 6-11-1957 đăng trên báo Nhân dân, số 1341, ngày 10-11-1957, Người lại khẳng định: “Năm 1945, nhân dân Việt Nam đã làm Cách mạng Tháng Tám, đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước và xây dựng chính quyền nhân dân. Đó là một bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc chúng tôi”(3). Thắng lợi này đã chính thức chấm dứt ách đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp đối với nước ta, mở kỷ nguyên độc lập, lần đầu tiên tên nước Việt Nam có tên bản đồ thế giới; đồng thời đã mở ra mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền: “Lịch sử dân tộc ta đã có nhiều thời kỳ rất vẻ vang. Nhưng trước ngày Cách mạng Tháng Tám, dân tộc ta đã phải trải qua gần một thế kỷ vô cùng tủi nhục. Trên địa đồ thế giới, tên nước ta đã bị xóa nhòa dưới bốn chữ “Đông Dương thuộc Pháp”. Thực dân Pháp gọi đồng bào ta là lũ Annamít dơ bẩn. Thiên hạ gọi chúng ta là vong quốc nô. Cụ Phan Bội Châu đã phải thốt lên rằng:
Đã lắm lúc bầm gan tím ruột,
Vạch trời cao mà tuốt gươm ra,
Cũng xương, cũng thịt, cũng da,
Cũng hòn máu đỏ, con nhà Lạc Long,
Thế mà chịu trong vòng trói buộc,
Mấy mươi năm nhơ nhuốc lầm than!...
Cách mạng Tháng Tám thành công. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Nhân dân ta tự làm chủ vận mạng của mình. Tên tuổi của nước ta lại lẫy lừng khắp năm châu, bốn biển”(4).
Đối với tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp phần đánh bại tàn dư của chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam. Về vấn đề này, trong Thư gửi đồng bào toàn quốc nhân dịp Kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, ngày 19 tháng 8 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cách mạng Tháng Tám đã giải phóng đồng bào ta ra khỏi chế độ quân chủ chuyên chế và xiềng xích thực dân”(5). Mặt khác, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, khác hẳn về chất so với chế độ cũ (phong kiến, thực dân và đế quốc): “Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân chủ Cộng hoà và thống nhất độc lập”(6).
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam và là thắng lợi vĩ đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Từ thắng lợi to lớn đó, đã cổ vũ nhân dân ta kiên cường đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 lịch sử. Đất nước hoàn toàn độc lập, người dân được hoàn toàn tự do, hạnh phúc.
Mấy bn ơi, mấy bn có thể giúp mk 2 câu lịch sử dc k, mk đang soạn bài cần gấp nè, mai mk nộp cô rùi, giúp mk nhé thanks mấy bn nhìu.
Câu 1: Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa thế nào?
Câu 2: Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Tống.
- Việc đặt niên hiệu chứng tỏ Đại Cồ Việt là một nước độc lập, không còn phụ thuộc vào phong kiến phương Bắc. Xưng đế để tỏ rõ mình ngang hàng với Tống triều.
- Nêu cao tinh thần dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
Mình chỉ biết nhiêu đây thôi!
1, Thời Lý - Trần đc thành lập khi nào? Tên nước? Chọn nơi nào làm kinh đô?
2, Thời Lý - Trần phải đương đầu với những cuộc kháng chiến nào? (gồm lực lượng giặc, thời gian, tên tướng giặc)
3, Đường lối kháng chiến của ta (các cuộc kháng chiến ở câu 2) . Những tấm gương anh hung tiêu biểu . Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến ?
Các bạn giúp mình với !!!!!!!!!
P/s : lịch sử 7
Ôn tập học kì
Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước.Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta đã chứng tỏ tinh thần ấy.Bằng hiểu biết về lịch sử của các cuộc kháng chiến đó của dân tộc ta em hãy chứng minh ý kiến trên (Tự làm nhé,giúp mình nha):>
Bác Hồ từng nói: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc ta, tinh thần yêu nước ấy lúc nào cũng mạnh mẽ, vững bền. Nhất là mỗi khi đất nước bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy càng bốc cao như ngọn lửa, thiêu cháy mọi kẻ thù xâm lược.
Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc.
1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.
"Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
Phép thế với các đại từ "đó, ấy, nó"
3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu "Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với " một làn sóng..."; sử dụng phép điệp trong cấu trúc " Nó kết thành... nó lướt qua... nó nhấn chìm...", trong điệp từ " nó"; phép liệt kê trong cả ba vế câu...
- Với hai cụm động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.
- Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh... tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ..., khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào.
4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại?
Bài luận có thể tham khảo một số ý sau đây:
- Giải thích khái niệm: Lòng yêu nước là sự biểu hiện mối quan hệ tình cảm tích cực của mỗi công dân với đất nước.
- Biểu hiện: Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người VN. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc…; khi đất nước hòa bình, lòng yêu nước thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, con người, lòng tự hào dân tộc......
- Trong thời hiện đại, là thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…, con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc; vừa có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực; xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới; bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế...
- Bàn luận vấn đề:
* Yêu nước nhưng không cố chấp, bảo thủ ( ta về ta tắm ao ta…)
* Có lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc nhưng không bằng lòng với những gì đang có.
* Yêu nước nhưng không che giấu, chấp nhận những thói hư tật xấu của người Việt, phải đấu tranh để đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
- Liên hệ bản thân: Học để góp phần xây dựng đất nước ngày mai; giữ gìn bản sắc dân tộc trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ...
Trong đêm trường nô lệ của nghìn năm Bắc thuộc, ngọn lửa yêu nước vẫn âm ỉ cháy, nên liên tiếp có những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm bùng lên. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thù nhà nợ nước chất cao, vào năm 40 Hai Bà phất cờ khởi nghĩa, được nhân dân khắp nơi nhất tề hưởng ứng.
Sau khi quét sạch quân Hán, Trưng Trắc lên ngôi, triều đình đóng đô ở Mê Linh. Tuy Hai Bà Trưng chỉ đem lại độc lập cho đất nước được hai nước, nhưng cuộc khởi nghĩa đã góp phần hun đúc tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc. Noi gương Hai Bà, biết bao cuộc khởi nghĩa khác lại liên tiếp nổ ra. Trong đó có cuộc khởi nghĩa đã đem lại độc lập dài nhất cho dân ta thời ấy, đó là cuộc khởi nghĩa của Lí Bôn nổ ra ở Thái Bình. Vào năm 542, Lí Bôn lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa tháng lợi, lên ngôi Hoàng đế năm 544, nhà vua trị vì đất nước đến năm 602. Tuy sau đó thất bại, nhưng ông đã giữ được nền độc lập cho đất nước 58 năm.
Trong nghìn năm Bắc thuộc, giặc phương Bắc chỉ chiếm được đất của ta, chưa bao giờ chúng tiêu diệt được lòng yêu nước của dân ta. "Thất bại là mẹ thành công", dân tộc ta không ngừng đấu tranh, cho đến năm 937 - 938, Ngô Quyền gánh vác sự nghiệp tự chủ của họ Khúc, lãnh đạo nhân dân, đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành độc lập cho non sông, chấm dứt nghìn năm đô hộ của giặc phương Bắc, đất nước bước vào thời phong kiến tự chủ.
Sau khi giành được độc lập, tinh thần yêu nước của dân tộc ta càng được khích lệ, phát triển mạnh mẽ, khiến dân ta dưới triều đại nhà Lí, vừa xây dựng đất nước vững mạnh vừa đánh thắng hơn 10 vạn quân Tống (thế kỉ XI). Đến thế kỉ XIII, quân Mông Nguyên, một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thế giới thời đó, ba lần kéo quân xâm lược nước Đại Việt ta, cả ba lần đều thất bại! Dân tộc ta đã lập bao chiến công hiển hách, điển hình nhất, lại vẫn là chiến thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử.
Ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên hùng cường, dân tộc ta đã khẳng định tinh thần yêu nước của ta là vô địch! Lòng yêu nước lại trào sôi mãnh liệt khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, "nhân dân bốn cõi một nhà" đồng lòng đánh tan ách nô lệ của giặc Minh. Mười năm kháng chiến trường kì (1418 - 1427) đã dẫn đến thắng lợi vẻ vang. Nhưng phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ mộng xâm lăng mảnh đất phương Nam nhỏ bé này. Thế kỷ XVIII, nhà Thanh vẫn tiếp tục tham vọng đó, nhân chính sự triều Lê suy tàn mà chúng tràn sang nước ta. Nhân dân ta lại một lần nữa với dòng máu yêu nước nhất tề theo vua Quang Trung, chỉ trong mười ngày đánh đuổi 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi!
Thời nay dân ta lại được sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng mà lòng yêu nước được biểu hiện ngay ở tên gọi: Nguyễn Ái Quốc, nổi tiếng khắp năm châu bốn biển - nên lòng yêu nước của dân ta càng như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ cướp nước và lũ bán nước". Nhờ vậy mà trong vòng ba mươi năm dân ta đánh đổ "hai đế quốc to" (lời Hồ Chủ tịch). Sau chín năm kháng chiến chống Pháp, ngày 7-5-1954, lá cờ Việt Nam phấp phới trên nóc hầm Đờ-cát, làm nên một Điện Biên "chấn động địa cầu". Giải phóng được miền Bắc, toàn dân tộc phát huy tinh thần yêu nước cao độ, dốc toàn sức lực cả hai miền Nam - Bắc, đánh đế quốc Mĩ. Và ngày 30-4-1975, lá cờ giải phóng lại tung bay trên dinh Độc lập, "Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào" như lời Bác Hồ trước lúc đi xa đã kêu gọi, để "Bắc - Nam sum họp" như nguyện vọng thiết tha của Người. Bác Hồ vẫn cùng chúng ta hành quân khi chiến dịch quyết định vận mệnh non sông được mang tên Người - chiến dịch Hồ Chí Minh - đỉnh cao của lòng yêu nước.
Dân tộc ta là một dân tộc yêu nước, yêu nước thiết tha, nồng nàn. Chúng ta cũng rất yêu hòa bình, nhưng vì nền hòa bình muôn thuở, dân tộc ta quyết đem lòng yêu nước nồng nàn để đánh tan mọi kẻ thù, bảo vệ non sông gấm vóc. Điều đó đã được lịch sử chống ngoại xâm hàng ngàn năm của dân tộc ta khẳng định như một chân lí vững chắc. Lời tuyên ngôn bất hủ trong bài Sông núi nước Nam sang sảng trên sông Như Nguyệt cách đây một nghìn năm:
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan thây.
đã đúng, đang đúng và vĩnh viễn đúng trên bờ cõi Việt Nam này!
Nguồn : Sách giải.com
Câu 1. Lý Thường Kiệt là một tướng chỉ huy tài giỏi. Bằng hiểu biết của mình, em hãy làm sáng tỏ điều đó
Câu 2. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên
Đề thi học kì 2
Câu 4. Từ văn bản có đoạn trích trên(văn bản Lượm), viết đoạn văn từ 4 đến 6 câu nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của thế hệ trẻ vn trong kháng chiến trong đó có sử dụng 1 câu trần thuật dơn có từ là và chỉ rõ
(LÀM THEO DÀN Ý SAU:
1
.Câu chủ đề: Đọc văn bản...của...,em có suy nghĩ sâu sắc về lòng......trong kháng chiến.
2
Các câu triển khai:
- Trong bài thơ....nhà thơ....đã ca ngợi....là.....
- Lượm là hình ảnh tiêu biểu cho...
-ở nước ta, trong 2 cuộc kháng chiến chống..., đã có rất nhiều tấm gương....giống lượm như.....Họ đều là những ng ko tiếc.....
3
Câu kết :
Liên hệ bản thân
Chú ý : giữa các ý phải có từ liên kết sao cho mạch lạc)
MAU NHÉ , TỚ SẮP THI RÙI, TỚ MÀ ĐC ĐIỂM CAO TỚ SẼ TICK CHO
Các bạn ơi, giúp mình câu này với:
sự chuẩn bị của Nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ 2(1285)
nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
# Sự chuẩn bị của Nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên lần thứ 2 (1285)
- Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.
- Chuẩn bị khác:
+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
+ Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.
+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).
# Nguyên nhân thắng lợi :
- Được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến
- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
- Tinh thần hy sinh của toàn dân ta đặc biệt là quân đội nhà Trần.
- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Sự lãnh đạo tài tình của các tướng lĩnh nhà Trần, đặt biệt là Trần Quốc Tuấn.
# Ý nghĩa lịch sử :
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
- Để lại bài học vô cùng quý giá: chăm lo sức dân, tạo sự đoàn kết toàn dân, dựa vào dân đánh giặc
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác
Đây nha
Chuẩn bị :
Vua Trần triệu tập Hội nghị các vương hầu, quan lại tại Bình Than (Chí Linh, Hải Dương) để bàn kế đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn - chỉ huy cuộc kháng chiến soạn “Hịch tướng sĩ” để động viên tinh thần chiến đấu của quân đội.
- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, mời các bậc phụ lão có uy tín trong cả nước về Thăng Long để họp bàn cách đánh giặc => Tại đây, các cụ bô lão đã cùng thế hiện ý chí quyết tâm đánh giặc.
- Chuẩn bị khác:
+ Tổ chức cuộc tập trận lớn và duyệt binh ở Đông Bộ Đầu rồi chia quân đóng giữ những nơi hiểm yếu.
+ Nhân dân luyện tập, cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng đánh giặc.
+ Binh sĩ đều thích vào cánh tay 2 chữ “Sát thát” (giết giặc Mông Cổ).
Nguyên nhân thắng lợi :
- Toàn dân tích cực tham gia kháng chiến.
- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.
- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần, chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.
Ý nghĩa lịch sử :Độc lập đc giữ vững
Học tốt !
Đợi mình ti nha