em hiểu như thế nào về câu nói:trời nuôi sống chúng ta rồi
Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất. Em hiểu 2 câu nói này như thế nào?
Bảo vệ rừng trong LQ hay là rừng ngoài đời v
REFER
Nhờ có sự tồn tại của rừng xanh mà cân bằng sinh thái của trái đất mới được duy trì. Tiếp đến, rừng còn là lá phổi xanh của trái đất. Cách nói này cho thấy vai trò của rừng cũng giống như một lá phổi, có vai trò thanh lọc môi trường. Những tán lá cản và giữ bụi.
Nhờ có sự tồn tại của rừng xanh mà cân bằng sinh thái của trái đất mới được duy trì. Tiếp đến, rừng còn là lá phổi xanh của trái đất. Cách nói này cho thấy vai trò của rừng cũng giống như một lá phổi, có vai trò thanh lọc môi trường. Những tán lá cản và giữ bụi.
Em hiểu như thế nào về câu thơ : "Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất"? (trình bày trong 5-7 dòng )
Em hiểu thế nào về câu nói: “Sau này tôi nghe nói, trước chúng tôi mấy năm có một anh bạn tính lạ lùng, sách gì cũng chỉ đọc qua một lượt là nhớ. Hiện nay, anh ta còn sống, trên bảy chục rồi mà trong đời chưa thấy lập nên sự nghiệp gì.”
Anh/chị hiểu như thế nào về câu: Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng thiếu lòng nhân ái
Em tham khảo:
Trong cuộc sống hiện nay, sự ganh ghét, hãm hại lẫn nhau ngày càng gia tăng và chiếm phần lớn của mọi người. Vậy mới có ý kiến cho rằng: người ta có thể yêu thương nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Đây là một ý kiến vô cùng chính xác nói về tầm quan trọng của việc bao dung, sống nhân ái, yêu thương của con người. Thật vậy, cảm xúc luôn luôn là thứ khó có thể chi phối, ta có thể yêu mến hay hờn ghét ai đó, nhưng nhất định không được hãm hại, gây tổn thương đến họ. Bởi vì chính tình yêu thương sẽ làm thế giới này trở nên tốt đẹp. Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ giữa con người với con người. Nó có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta. Đó là một trong những phẩm chất cao đẹp của con người. Nhờ sự yêu thương lẫn nhau mà con người trở nên gần gũi nhau hơn, xã hội ngày càng phát triển hơn. Tóm lại, mỗi người chúng ta cần biết sẻ chia và yêu thương để hoàn thiện nhân cách và cuộc sống tốt đẹp hơn.
Dân gian ta có câu: “ Lời nói gói vàng”. Qua câu tục ngữ trên, em hãy cho biết nhân dân ta đã hiểu như thế nào về giá trị ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.
NHân dân ta hiểu là Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt trong đời sống. Để khuyên bảo mọi người cách nói năng để dạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp,
mk cảm ơn bạn nhé
Sở dĩ con người khác với con vật ở chỗ con người biết sử dụng lời nói làm phương tiện giao tiếp với người khác, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đó là những ý nghĩa khái quát chung của câu nói Lời nói gói vàng” hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” muốn gửi gắm cho ta. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của hai câu nói trên trong cuộc sống. Để hiểu hai câu nói trên, ta phải hiểu được những từ ngữ mà nó chứa đựng.
Thế lời nói là gì? Lời nói là một phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ của loài người giúp cho ta có thể giao tiếp, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm, thông tin…Mỗi người chúng ta có thể nói ra điều mình muốn, không cần một yếu tố nào tác động, vì thế lời nói chẳng mất tiền mua”. Nếu lời nói đã chẳng mất tiền mua” thì ta nên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ diễn đạt thích hợp với vai vế của từng người, từng hoàn cảnh, từng sắc thái hoàn cảnh khác nhau. Chẳng những thế, ở câu nói Lời nói gói vàng”, lời nói được ví như vàng, một vật có giá trị về vật chất, được nâng niu, gìn giữ, nghĩa là lời nói cũng quý giá như thế, cũng cần có sự cẩn thận trong khi sử dụng nó. Như vậy, hai câu nói trên muốn khẳng định nếu biết chỉnh chu lời nói thì ta sẽ được mọi người tôn trọng, yêu mến, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp và đạt được tình cảm, mục đích giao tiếp khi nói, không làm tổn thương người khác, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau, viết nên những cảm xúc, ấn tượng đẹp trong giao tiếp. Sở dĩ ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì lời nói vừa có thể xây dựng các mối quan hệ xã hội và cũng có thể hủy hoại nó. Nhất là trong kinh doanh hay ngoại giao, lời nói còn quyết định sự thành bại của cuộc đời ta và có thể là của cả một quốc gia. Ngoài ra, về giá trị tinh thần, lời nói thể hiện tác phong đaọ đức lẫn như trình độ văn hóa của từng người. Nếu ta biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh thì sẽ thu được sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của đối tượng giao tiếp. Ngược lại, nếu ta ăn nói quá thô lỗ thì có thể gây mất lòng người khác hay gây ra những hiểu lầm khiến cho quan hệ giữa người với người trở nên căng thẳng hay xảy ra thù hận, căm ghét, hậu quả tai hại khó lường! Tuy thế, trong cuộc sống, có những lời nói có thể làm lắng đọng lòng người, tạo cảm xúc đẹp trong khi giao tiếp, xóa tan khoảng cách giữa hai con người xa lạ với nhau. Giống như ở Quảng trường Ba Đình ngày 02 tháng 09 năm 1945, Bác Hồ đã nói: Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” đã làm mọi người xúc động về ngôn từ gần gũi của vị lãnh tụ. Cùng với đó, âm nhạc là một nghệ thuật, sự thăng hoa tuyệt vời từ lời nói, nó tạo cho ta cảm giác tươi đẹp, lâng lâng theo từng nốt nhạc. Và ngược lại, chỉ vì những xích mích trong lời nói mà có thể dẫn tới chiến tranh, lòng thù ghét giữa con người với nhau hay những vụ ẩu đả giữa những đấng trí thức có học. Mặt khác, ở đời có những lời nói khó nghe, làm mất lòng ta của những người thẳng tính nhưng họ chỉ có ý tốt là muốn ta sửa sai, thấy được lỗi lầm của mình, điều đó chân thành và đáng quý biết bao, đó là những lời thật mất lòng”. Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai, rất đựơc lòng ta, nhưng đó là những lời dối trá, xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt nào cả, đấy là những lời ngọt chết ruồi” của những kẻ xảo quyệt, gian ngoa. Thế nên, trong lời nói cần có sự chân thành, không vị kỷ, không vụ lợi thì mới đạt được thành công trong giao tiếp. Giả sử nếu thế giới không có lời nói, lại càng không có âm nhạc thì đời sống tinh thần của con người sẽ rất nghèo nàn, thế giới sẽ như chìm vào băng giá của sự lạnh lùng, sòng phẳng và khô khốc trong buồn tẻ. Vì thế, mỗi ngày được sống, ta hãy biết chọn những lời hay ý đẹp mà nói, phù hợp với những đạo lý làm người, hướng tới ý nghĩa cao đẹp của lời nói để làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa của nhân loại. Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói, ta cần phải biết kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng nảy, giận dữ, quát mắng, nhất là với những người thân yêu đối với ta. Và một điều rất quan trọng nữa là ta nên suy nghĩ thật cẩn thận trước khi nói ra điều mình nghĩ, xem điều đó có phù hợp với sắc thái hoàn cảnh lúc ấy hay không để tránh làm tổn thương người khác, điều đó có nghĩa là Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Cần tránh lối nói thô kệch, cộc lốc, hớ hênh, vô phép bởi những điều đó tạo ra định kiến xấu về phẩm chất của ta. Cũng không nên dùng những từ ngữ quá bóng bẩy, kiêu kỳ bởi mụch đích giao tiếp không phải là sự nể nang mà là sự đồng tình quan điểm, tình cảm của đối tượng giao tiếp . Như thế, ta cần phải luyện cho mình một kỹ năng nói đúng cách, giản dị, sáng suốt, bình tĩnh và phù hợp với những đạo đức xã hội. Điều này, ta nên học tập ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người có tác phong sống giản dị trong lời nói, bài viết, đời sống thường ngày và đời sống chính trị. Và trên hết, cần tránh lối nói chen vào ngôn ngữ khác trong khi giao tiếp bằng tiếng Việt, đây là lối sống không tốt đang được giới trẻ phổ biến. Vì thế, nếu biết lựa lời mà nói” thì ta sẽ giành được tình cảm của mọi người, khẳng định được giá trị của bản thân. Đồng thời, nói năng bằng tiếng Việt thuần túy cũng là cách giữ gìn những nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc.
Nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam là ở dân ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Trong câu nói: Lời nói gói vàng” hay Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, dân gian muốn khuyên ta rằng: lời nói có giá trị quyết định phẩm chất, đạo đức của con người ta và nhờ thế ta có được những mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp.
Em đánh giá như thế nào về cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật tôi trong câu chuyện? Theo em, cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?
- Cách cảm nhận của nhân vật tôi trong câu chuyện đã dần dần thay đổi.
- Cách cảm nhận ấy đem lại sự tươi đẹp cho cuộc sống của chúng ta. Khi ta cảm nhận bằng cả tâm hồn ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.
5. Em đánh giá như thế nào về cách cảm nhận thế giới tự nhiên của nhân vật tôi trong câu chuyện? Theo em, cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa gì cho cuộc sống của chúng ta?
Cách cảm nhận của nhân vật tôi trong câu chuyện đã dần dần thay đổi: ban đầu, nhân vật không thể đoán được tên loài hoa, dần dần đã thuộc tên và rồi khi nhắm mắt lại, ngửi mùi hoa cũng có thể đoán đúng tên. Như vậy, nhân vật đã cảm nhận thế giới tự nhiên bằng nhiều giác quan và khi càng hiểu, nhân vật càng trân trọng và thêm yêu thiên nhiên quanh mình.
Cách cảm nhận ấy đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta, đó là cách cảm nhận sâu sắc, không hời hợt. Khi ta cảm nhận bằng cả tâm hồn và tình yêu thương ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.
Em hiểu thế nào về câu văn: “Chúng ta không thể thay đổi được thời gian nhưng có thể kiểm soát được cách chúng ta sử dụng nó.”
Em hiểu câu văn trên là một lời khuyên cho chúng ta về cách sử dụng thời gian. Thời gian là thứ con người không thể nắm bắt. Chúng ta không thể níu kéo hay kéo dài thêm thời gian cho sinh mệnh của chúng ta. Song chúng ta có thể kiểm soát nó theo một cách khác đó là sống chọn vẹn từng phút giây để cuộc đời dù ngắn hay dài cũng không còn điều gì phải nuối tiếc
Em hiểu thế nào về câu nói dưới đây của ốc sên mẹ: " Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta"