Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
hồ hoàng hữu huy
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Nhi
Xem chi tiết

Tình yêu là một hiện tượng đặc biệt và khá phức tạp của cuộc sống con người, là đề tài nổi bật, hấp dẫn, không hề vơi cạn của văn học nhân loại. Chính vì vậy trong văn chương, tình yêu là đề tài liên tục thu hút sự chú ý của giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình. Khuôn mặt của tình yêu tuỳ vào quan điểm thẩm mỹ, văn hoá, xã hội của từng thời kỳ, của từng tác giả mà có những dạng tồn tại khác nhau. Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Tác phẩm được chú ý khai thác ở các khía cạnh tố cáo xã hội phi nhân tính, sự áp bức của giai cấp thống trị, số phận con người bị tha hoá... nhiều hơn là nhìn từ góc độ tình yêu.

Toàn bộ nội dung, kết cấu tác phẩm gắn liền với cuộc đời của nhân vật chính là Chí Phèo, có một chi tiết đáng lưu ý là: các biến cố làm nên những đổi thay to lớn, những bước ngoặt trong cuộc đời cũng như trong kết cấu tác phẩm lại đến từ hình bóng những người đàn bà. Tuy nhiên có bóng dáng đẩy Chí Phèo vào chốn tăm tối những cũng có gương mặt tuy xấu xí nhưng lại đưa hắn ra nơi ánh sáng của cõi minh triết. Cuộc đời Chí Phèo đột nhiên chuyển hướng do việc tiếp xúc miễn cưỡng với bà Ba Bá Kiến, một người "đàn bà phốp pháp, má hây hây", để từ một anh nông dân hiền lành chất phác trở thành một tên tù, một tên lưu manh mất hết nhân tính, mất luôn cả ý thức về mình lẫn ý thức làm người. Tuy nhiên, lần gặp gỡ với Thị Nở lại mang đến một hệ quả ngược, nó làm đảo lộn tất cả. Chính cuộc gặp gỡ với Thị Nở chứ không phải một biến cố xã hội nào đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Chí và quyết định số phận của cả Chí Phèo lẫn Bá Kiến. Chút tình cảm tưởng chừng rất vu vơ giữa Chí Phèo và Thị Nở ấy đã tác động, chi phối một cách sâu sắc đến quan hệ giữa Chí Phèo và Bá Kiến. Từ đó có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo bắt đầu từ buổi tối trước khi gặp Thị Nở, cái buổi tối mà hắn "vừa đi vừa chửi", để rồi từ đó mối quan hệ dây mơ rễ má với Bá Kiến, những khúc, đoạn trong cuộc đời Chí như một cuốn phim quay chậm được tái hiện. Tất cả những chi tiết này có tính chất như một đường truyền, một lời đề dẫn hay như những hoạ tiết có tính chất phông nền để làm nổi bật tác động của tình yêu, tình người đến cuộc đời Chí qua nhân vật Thị Nở. Một trong những đặc trưng phong cách của Nam Cao là sử dụng những yếu tố trái khoáy, ngược nhau để mô tả hiện thực. Tên của tác phẩm cũng thường hàm chứa một điều trái khoáy như Lang rận, Chí Phèo, Tình già... Bản thân sự tồn tại nhếch nhác của nhân vật Lang rận cùng với vẻ bề ngoài bẩn thỉu là một sự trái ngược, mâu thuẫn với nghề nghiệp, vị thế xã hội mà nhân vật mang vác. Tất cả những đối nghịch đó được thâu tóm trong một cái tên: Lang rận, và được khắc sâu hơn trong sự tương phản giữa vẻ bên ngoài nhếch nhác, thấp kém với đời sống tâm hồn cao đẹp. Hay trong truyện Nửa đêm, người cha có tên là Thiên Lôi nhưng lại đặt tên con là Đức - như hai mặt của một quá trình biện chứng nhân quả...v.v. Từ những chi tiết đó có thể hiểu tại sao Nam Cao lại lạ hoá câu chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở như vậy. Không lãng mạn thơ mộng như các câu chuyện tình của Tự Lực Văn Đoàn, buổi tối gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở bắt đầu bằng hình ảnh hắn "vừa đi vừa chửi... chửi cái đứa đã đẻ ra hắn", cuộc đời hắn chìm trong những cơn say.

Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để "nhớ rằng hắn có ở đời". Tức trong hắn chỉ tồn tại không phải ý thức mà là một khối u u mê mê, tối tăm đặc quánh, vô cảm, vô thức. Ngay cả sự hiện hữu của bản thân, hắn cũng không nhận thức được, hắn chỉ kinh ngạc rồi cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi khi phát hiện ra mình dưới dạng một cái bóng trên đường trăng nhễ nhại, méo mó, xệch xạc. Chính hình ảnh này hướng đến sự ẩn dụ về một dạng tồn tại bất toàn của con người trong xã hội cũ. Con người không được sống thực là chính mình mà chỉ là những cái bóng, nhưng cũng không được là cái bóng của chính mình mà là bóng của giai cấp thống trị nên thành "cái vật xệch xạc, một cái gì đen và méo mó trên đường trăng nhễ nhại". Với cái bóng đó, với ý thức hiện hữu về sự méo mó của chính mình, Chí Phèo đến với Thị Nở. Đó là cuộc gặp gỡ tất yếu là hệ quả từ hai cuộc đời trống rỗng và bất toàn của hai con người. Thị Nở trước khi gặp Chí Phèo vốn chỉ là một thực thể không có đường nét cá tính gì đặc biệt mà còn khùng khùng dại dại, còn dung nhan là những đường nét tự nhiên, thô mộc đến mức dị hợm: trên một khuôn mặt ngắn ngủn, có cái mũi "vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành" và một đôi môi "cũng cố to cho không thua cái mũi" hơn nữa, lại dày và có "màu thịt trâu xám ngoách". Toàn bộ "nhan sắc" của Thị Nở được Nam Cao tóm lại trong một nhận xét là "xấu đến ma chê quỷ hờn".

 
Hn . never die !
25 tháng 4 2019 lúc 11:35
Bài làm :

Chí Phèo là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Thông qua tác phẩm, nhà văn Nam Cao không chỉ lên án xã hội phong kiến đen tối, vô nhân tính, bênh vực cho cùng nỗi thống khổ đến cùng cực của người nông dân nghèo mà ngòi bút nhân đạo của nhà văn Nam Cao còn thể hiện thái độ đồng cảm, trân trọng tình yêu giữa những con người khốn khổ dưới đáy xã hội là Chí Phèo và Thị Nở.

Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những định kiến khắc nghiệt. Từ khi chấp nhận làm tay sai cho Bá Kiến, Chí Phèo từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện đã trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, mọi người đều khinh ghét, sợ hãi, thậm chí chối bỏ quyền làm người của Chí Phèo. Khi Chí Phèo cất tiếng chửi, không ai trong làng Vũ Đại đáp lại hắn một phần vì sợ phiền phức, mặt khác thể hiện thái độ bài xích, phủ nhận sự tồn tại của Chí Phèo. Ngay cả khi Chí Phèo chết đi người dân làng Vũ Đại cũng không có một chút đồng cảm bởi “ai chứ thằng Chí Phèo chết” thì vẫn không có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Thị Nở là người đàn bà xấu xí, nhà lại có mả hủi nên bị mọi người trong làng xa lánh, sợ hãi, họ nhìn Thị Nở như một cái gì đó rất tởm. Hai con người khốn khổ bị cả xã hội chối bỏ ấy tuy mang những khiếm khuyết lớn về mặt ngoại hình, nhân tính nhưng lại là mảnh ghép hoàn hảo cho nhau.

Chí Phèo vốn không phải nhan đề đầu tiên được đặt, khi được xuất bản, truyện ngắn này của Nam Cao được đặt với nhan đề “Đôi lứa xứng đôi”. Nhan đề này đã thể hiện được một phần nội dung đặc sắc của tác phẩm, đó là tình của Chí Phèo và Thị Nở. Tuy nhiên, khi xuất bản lại Nam Cao đã lựa chọn nhan đề Chí Phèo để thể hiện rõ hơn tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Trong một lần uống rượu say, gặp Thị Nở ngủ quên tại vườn chuối, Chí Phèo và Thị Nở đã có một đêm sống như vợ chồng, đây cũng là lần gặp gỡ đầu tiên, tiền đề cho mối tình Chí Phèo, Thị Nở chớm nở. Buổi sáng hôm sau, khi tỉnh cơn rượu, Chí Phèo đã bị cảm, vì thương Chí có một mình, Thị Nở đã nấu cháo hành mang sang cho Chí giải rượu. Hành động ngỡ như hết sức bình thường này lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Bát cháo hành không chỉ thể hiện tình thương của Thị Nở với Chí Phèo – con quỷ dữ bị cả làng xa lánh mà hơi ấm của bát cháo còn có sức mạnh đánh thức con người lương thiện bên trong Chí. Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo diễn ra thật tự nhiên, họ nhìn thấy ở nhau những giá trị tốt đẹp mà định kiến của người dân làng Vũ Đại không thể trông thấy. Chí thấy ở Thị Nở – người đàn bà xấu xí bị cả làng xa lánh vẻ đáng yêu rất duyên, Thị Nở lại thấy ở Chí vẻ hiền lành ngỡ như không bao giờ có trong con quỷ dữ của làng Vũ Đại ấy.

Chí Phèo và Thị Nở đến với nhau một cách tự nhiên, chân thành như thế, họ tuy không hoàn hảo nhưng lại là một nửa hoàn hảo dành cho nhau. Nếu nói Thị Nở là người đã đánh thức phần nhân tính của Chí Phèo, mang đến những khát khao hạnh phúc, khát khao sống lương thiện của một thời trai trẻ thì Chí Phèo cũng chính là người thật lòng yêu thương, trân trọng Thị như một người đàn bà bình thường, thứ mà ngỡ như rất xa xỉ với Thị.

Chí Phèo và Thị Nở đã có một khoảng thời gian ngắn chung sống hạnh phúc với nhau. Có thể thấy cả Chí và Thị đều trân trọng đối với mối tình này, từ khi quen Thị, Chí uống ít rượu hẳn, Thị hay cười hơn mà theo như đánh giá của Chí, nụ cười đó rất duyên. Thị  Nở đã mang chuyện của mình và Chí hỏi bà cô nhưng bị phản đối. Vốn tính dở hơi, lại uất ức vì những lời mắng mỏ thậm tệ của bà cô, Thị Nở đã mang toàn bộ những lời mắng chửi đấy để “ném” vào mặt Chí. Thái độ của bà cô Thị Nở cũng chính là những định kiến ngặt nghèo của xã hội, Chí đã nhận ra rằng mình không thể quay trở về với con đường lương thiện được nữa. Chí Phèo đã quyết định giết chết Bá Kiến, dùng dao tự tử để chấm dứt bi kịch không lối thoát của cuộc đời mình.

Hình ảnh Thị Nở đặt tay vào bụng khi nhìn thấy Chí Phèo chết cho người đọc một liên tưởng, phải chăng sau những ngày sống cùng Chí, một đứa trẻ đáng thương cũng đã định hình trong bụng của Thị. Đứa trẻ đó là kết tinh tình yêu của Chí – Thị nhưng cũng chính là dấu hiệu của sự lặp lại bi kịch ở Chí Phèo con.

Nhìn vào mối tình của Thị Nở, Chí Phèo người đọc cảm thấy được cái gì đó rất đáng yêu nhưng cũng không kém phần cảm động. Hai người họ bị cả xã hội quay lưng nhưng cũng chính họ lại là những con người lương thiện, khát khao yêu thương nhất.

❤✫ Key ✫ ღ  Đóm ღ❤
25 tháng 4 2019 lúc 11:35

Tình yêu là một hiện tượng đặc biệt và khá phức tạp của cuộc sống con người, là đề tài nổi bật, hấp dẫn, không hề vơi cạn của văn học nhân loại. Chính vì vậy trong văn chương, tình yêu là đề tài liên tục thu hút sự chú ý của giới sáng tác, nghiên cứu, phê bình. Khuôn mặt của tình yêu tuỳ vào quan điểm thẩm mỹ, văn hoá, xã hội của từng thời kỳ, của từng tác giả mà có những dạng tồn tại khác nhau. Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao xưa và nay vẫn được xem là một truyện ngắn tiêu biểu, xuất sắc của văn học sáng tác theo khuynh hướng hiện thực phê phán. Tác phẩm được chú ý khai thác ở các khía cạnh tố cáo xã hội phi nhân tính, sự áp bức của giai cấp thống trị, số phận con người bị tha hoá... nhiều hơn là nhìn từ góc độ tình yêu.

Toàn bộ nội dung, kết cấu tác phẩm gắn liền với cuộc đời của nhân vật chính là Chí Phèo, có một chi tiết đáng lưu ý là: các biến cố làm nên những đổi thay to lớn, những bước ngoặt trong cuộc đời cũng như trong kết cấu tác phẩm lại đến từ hình bóng những người đàn bà. Tuy nhiên có bóng dáng đẩy Chí Phèo vào chốn tăm tối những cũng có gương mặt tuy xấu xí nhưng lại đưa hắn ra nơi ánh sáng của cõi minh triết. Cuộc đời Chí Phèo đột nhiên chuyển hướng do việc tiếp xúc miễn cưỡng với bà Ba Bá Kiến, một người "đàn bà phốp pháp, má hây hây", để từ một anh nông dân hiền lành chất phác trở thành một tên tù, một tên lưu manh mất hết nhân tính, mất luôn cả ý thức về mình lẫn ý thức làm người. Tuy nhiên, lần gặp gỡ với Thị Nở lại mang đến một hệ quả ngược, nó làm đảo lộn tất cả. Chính cuộc gặp gỡ với Thị Nở chứ không phải một biến cố xã hội nào đã làm thay đổi toàn bộ cuộc đời Chí và quyết định số phận của cả Chí Phèo lẫn Bá Kiến. Chút tình cảm tưởng chừng rất vu vơ giữa Chí Phèo và Thị Nở ấy đã tác động, chi phối một cách sâu sắc đến quan hệ giữa Chí Phèo và Bá Kiến. Từ đó có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Chí Phèo bắt đầu từ buổi tối trước khi gặp Thị Nở, cái buổi tối mà hắn "vừa đi vừa chửi", để rồi từ đó mối quan hệ dây mơ rễ má với Bá Kiến, những khúc, đoạn trong cuộc đời Chí như một cuốn phim quay chậm được tái hiện. Tất cả những chi tiết này có tính chất như một đường truyền, một lời đề dẫn hay như những hoạ tiết có tính chất phông nền để làm nổi bật tác động của tình yêu, tình người đến cuộc đời Chí qua nhân vật Thị Nở. Một trong những đặc trưng phong cách của Nam Cao là sử dụng những yếu tố trái khoáy, ngược nhau để mô tả hiện thực. Tên của tác phẩm cũng thường hàm chứa một điều trái khoáy như Lang rận, Chí Phèo, Tình già... Bản thân sự tồn tại nhếch nhác của nhân vật Lang rận cùng với vẻ bề ngoài bẩn thỉu là một sự trái ngược, mâu thuẫn với nghề nghiệp, vị thế xã hội mà nhân vật mang vác. Tất cả những đối nghịch đó được thâu tóm trong một cái tên: Lang rận, và được khắc sâu hơn trong sự tương phản giữa vẻ bên ngoài nhếch nhác, thấp kém với đời sống tâm hồn cao đẹp. Hay trong truyện Nửa đêm, người cha có tên là Thiên Lôi nhưng lại đặt tên con là Đức - như hai mặt của một quá trình biện chứng nhân quả...v.v. Từ những chi tiết đó có thể hiểu tại sao Nam Cao lại lạ hoá câu chuyện tình Chí Phèo - Thị Nở như vậy. Không lãng mạn thơ mộng như các câu chuyện tình của Tự Lực Văn Đoàn, buổi tối gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở bắt đầu bằng hình ảnh hắn "vừa đi vừa chửi... chửi cái đứa đã đẻ ra hắn", cuộc đời hắn chìm trong những cơn say.

Chưa bao giờ hắn tỉnh táo để "nhớ rằng hắn có ở đời". Tức trong hắn chỉ tồn tại không phải ý thức mà là một khối u u mê mê, tối tăm đặc quánh, vô cảm, vô thức. Ngay cả sự hiện hữu của bản thân, hắn cũng không nhận thức được, hắn chỉ kinh ngạc rồi cười ngặt nghẽo, cười rũ rượi khi phát hiện ra mình dưới dạng một cái bóng trên đường trăng nhễ nhại, méo mó, xệch xạc. Chính hình ảnh này hướng đến sự ẩn dụ về một dạng tồn tại bất toàn của con người trong xã hội cũ. Con người không được sống thực là chính mình mà chỉ là những cái bóng, nhưng cũng không được là cái bóng của chính mình mà là bóng của giai cấp thống trị nên thành "cái vật xệch xạc, một cái gì đen và méo mó trên đường trăng nhễ nhại". Với cái bóng đó, với ý thức hiện hữu về sự méo mó của chính mình, Chí Phèo đến với Thị Nở. Đó là cuộc gặp gỡ tất yếu là hệ quả từ hai cuộc đời trống rỗng và bất toàn của hai con người. Thị Nở trước khi gặp Chí Phèo vốn chỉ là một thực thể không có đường nét cá tính gì đặc biệt mà còn khùng khùng dại dại, còn dung nhan là những đường nét tự nhiên, thô mộc đến mức dị hợm: trên một khuôn mặt ngắn ngủn, có cái mũi "vừa ngắn, vừa to, vừa đỏ, vừa sần sùi như vỏ cam sành" và một đôi môi "cũng cố to cho không thua cái mũi" hơn nữa, lại dày và có "màu thịt trâu xám ngoách". Toàn bộ "nhan sắc" của Thị Nở được Nam Cao tóm lại trong một nhận xét là "xấu đến ma chê quỷ hờn".

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

Trong tác phẩm Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, em thích nhất nghệ thuật trong cách chuyển đổi điểm nhìn từ người kể chuyện sang kép Tư Bền. Việc đổi điểm nhìn như vậy, giúp giãi bày, lột tả rõ tâm trạng, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật với nỗi niềm day dứt, xót thương cho người cha già đau ốm của anh.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
27 tháng 8 2023 lúc 20:43

- Những giá trị văn hóa và triết lí nhân sinh trong truyện: Hiện lên làng quê nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với tất cả những nề nếp, lối sống, sinh hoạt làng xã cổ hủ, phong kiến đầy rẫy những bất công,..Ngoài ra. truyện còn truyền tải lời kết án đanh thép xã hội thực dân, phong kiến tàn bạo đã phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động hiền lành, chất phác, mong muốn lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người. Đồng thời, đây là lời cảnh báo của tác giá với số phận của những người nông dân Việt Nam trước Cách mạng, nếu không thay đổi thì cuộc sống của họ cũng sẽ bế tắc, tuyệt vọng, tha hóa, lưu manh hóa và cái chết sẽ là điều không thể tránh khỏi.

- Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ. Đó là: sức mạnh của tình yêu thương, Biết yêu thương và chia sẻ với những người không may lầm đường lạc lối, tạo cơ hội để họ hoàn thiện bản thân và phải biết vượt qua nghịch cảnh để sống đàng hoàng, tử tế.

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết

- Theo em, truyện Chí Phèo có chủ đề phụ. Đó là: sức mạnh của tình yêu thương, Biết yêu thương và chia sẻ với những người không may lầm đường lạc lối, tạo cơ hội để họ hoàn thiện bản thân và phải biết vượt qua nghịch cảnh để sống đàng hoàng, tử tế.

- Chủ đề phụ cùng với chủ đề chính góp phần làm nổi bật nội dung tư tưởng của tác phẩm.

Lê Đặng Tịnh Hân
Xem chi tiết
Thảo Phương
10 tháng 10 2016 lúc 12:10

 

Quê tôi ở tỉnh Hà tây, nay thuộc thành phố Hà nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó cũng chính là đặc sản cuả quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn.



 

Linh Phương
10 tháng 10 2016 lúc 13:33

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai nghĩ đến cây bưởi - một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Bưởi cho hoa thơm, quả ngọt, vỏ bưởi còn dùng để đun nước gội đầu cho các bà, các cô nữa. Đó là một loài cày có rất nhiều tác dụng.

 

Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
19 tháng 7 2023 lúc 21:58

Bạn tham khảo!

Trong tác phẩm Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, em thích nhất nghệ thuật trong cách chuyển đổi điểm nhìn từ người kể chuyện sang kép Tư Bền. Việc đổi điểm nhìn như vậy, giúp giãi bày, lột tả rõ tâm trạng, dễ dàng tái hiện diễn biến trong tâm hồn nhân vật với nỗi niềm day dứt, xót thương cho người cha già đau ốm của anh.

Tô Thị phương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Khánh Huyền
9 tháng 9 2021 lúc 19:07

tham khảo:)
 Những điều em thích và không thích trong cách Dế Mèn tự miêu tả và đánh giá về bản thân:

Những điều em thích: Một chú Dế thanh niên cường tráng, tự tin, yêu đời và luôn tự hào luôn hãnh diện vì vẻ ngoài khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học.

Ngoại hình: Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt nhọn hoắt, đôi cánh xuống tận chấm đuôi, hai cái răng máy làm việc, sợi râu rất đỗi hùng dũng,...Hành động: Muốn thử sức lợi hại của nhũng chiếc vuốt, co cẳng lên, đạp phanh phách vào những ngọn cỏ. Chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Đi đứng oai vệ

Những điều em không thích: Dế Mèn kiêu căng, tự đắc, xốc nổi.

Linh Như
Xem chi tiết
Linh Như
7 tháng 10 2021 lúc 13:47

giúp vs ạ