Nhận xét tinh thần chống Pháp của nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
Câu 1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1858 đến năm 1873. Nêu nhận xét của em về tinh thần chiến đấu của nhân dân Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
a. Kháng chiến ở Đà Nẵng
* Hành động của Pháp:
- Tháng 2/1859, quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17/2/1859, chúng tấn công thành Gia Định.
- Đêm 23/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công qui mô vào Đại đồn Chí Hòa.
* Thái độ của triều đình:
- Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch. Đại đồng Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và tỉnh thành Vĩnh Long.
- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
* Cuộc kháng chiến của nhân dân:
Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến, nhiều toán quân phối hợp với quân triều đình đánh Pháp.
b. Kháng chiến ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Trương Định nhận phong soái
- Phong trào kháng chiến của nhân dân sôi nổi.
- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).
- Khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.
Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở 6 tỉnh Nam Kỳ
Nhân dân 6 tỉnh nam kì đã kiên quyết chống pháp, đã anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng làm thất bại kế hoạch "Đánh nhanh thắng nhanh" của quân giặc,nhiều cuộc khởi nghĩa với nhiều căn cứ nổ ra quyết liệt chống lại sự mở rộng chiếm đóng của quân pháp và sự nhu nhược của triều đình
Nhận xét về phong trào chống Pháp của nhân dân ta ở 6 tỉnh Nam Kỳ
Câu 1. Em hãy cho biết trong giai đoạn 1858 đến 1873 tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
Câu 2: Hãy cho biết thái độ của triều đình nhà Nguyễn sau khi để mất 3 tỉnh miền Đông Nam kì? Em có nhận xét gì về thái độ đó?
Câu 3. Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867?
Câu 4. Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào?
Câu 5. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
Câu 6. So sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
Câu 1. Em hãy cho biết trong giai đoạn 1858 đến 1873 tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
=> dân ta anh dũng chống pháp , quyết không để bọn tiểu quỷ xâm lược đất mình
-Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
-Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông,...
Câu 2: Hãy cho biết thái độ của triều đình nhà Nguyễn sau khi để mất 3 tỉnh miền Đông Nam kì? Em có nhận xét gì về thái độ đó?
- triều đình Huế đã không thực hiện cải cách trên quy mô lớn, rất rụt rè và mang tính thăm dò, tiến hành cải cách rời rạc, cấp thời, chiếu lệ và không triệt để. Hệ quả là cả trào lưu canh tân và công cuộc cải cách của triều đình Huế đi đến thất bại hoàn toàn.
Sự biến động về chính trị kéo theo những biến đổi về kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Thừa Thiên Huế.
-> Sự bất tài của vua Huế , thái độ thờ ơ , không quan tâm về điều đấy làm dân chúng khổ sở .
Câu 3. Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867?
=>
* Về chính trị:
- Thực dân Pháp xây dựng bộ máy cai trị của chúng ở Nam Kì, tiến hành bóc lột nhân dân, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.
- Triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:
+ Vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.
+ Triều đình vẫn muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
* Về kinh tế:
- Các ngành kinh tế nông, công, thương nghiệp đều sa sút.
- Tài chính, quân sự đều suy yếu.
* Về xã hội: Đời sống nhân dân cơ cực. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra ở nhiều nơi.
=> Tình hình trên tạo điều kiện cho Pháp thực hiện mưu đồ mở rộng chiếm đóng Bắc Kì.
Câu 4. Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào?
=>
- Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến:
+ Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.
+ Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.
- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt:
+ Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, tạo ra các đội dân dũng,…
+ Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy,... để cản giặc.
+ Ngày 19-5-1883, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.
Câu 5. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
=>
- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo Côn Lôn.
- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.
=> Như vậy, Việt Nam từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành quốc gia thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 6. So sánh thái độ, hành động của nhân dân và triều đình Huế trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
=>
Nhân dân:
- Kiên quyết chống xâm lược ngay từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta.
- Kiên quyết chống trả khi địch tấn công Gia Định và các tỉnh Nam Kỳ.
- Thái độ “bất tuân lệnh” triều đình của nhân dân và sĩ phu yêu nước.
Triều đình:
- Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp.
- Bỏ lỡ thời cơ để hành động.
- Nhu nhược, ươn hèn, ích kỷ, vì quyền lợi của dòng họ bán rẻ dân tộc.
Hành động
Nhân dân:
- Anh dũng chống trả chúng tại Đà Nẵng dẫn đến làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của địch.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra quyết liệt chống sự mở rộng chiếm đóng của thực dân Pháp và chống sự nhu nhược của triều đình.
- Vì nhân dân, Trương Định ở lại kháng chiến.
Triều đình:
- Bỏ lỡ thời cơ khi địch đánh Gia Định.
- Ký Hiệp ước 1862 để mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.
- Để mất ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ (1867).
- Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
những nét chính của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ khi 3 tỉnh Tây Nam Kỳ rơi vào tay giặc
Sau khi ba tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến trong nhân dân vẫn tiếp tục dâng cao. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước bất hợp tác với giặc, tìm cách vượt biển ra vùng Bình Thuận (Nam Trung Kì) nhằm âm mưu cuộc kháng chiến lâu dài. Một số khác ở lại bám đất, bám dân, tiếp tục tiến hành cuộc vũ trang chống Pháp.
Con trai Trương Định là Trương Quyền đưa một bộ phận nghĩa binh lên Tây Ninh lập căn cứ mới. Ông còn liên lạc với Pu-côm-bô (người Cam-pu-chia) để tổ chức chống Pháp.
Năm 1867, tại vùng dọc theo sông Cửu Long có căn cứ Ba Tri (Bến Tre) do hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (con của Phan Thanh Giản) lãnh đạo. Nguyễn Trung Trực lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Khi bị giặc bắt đem đi hành hình, ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Nguyễn Hữu Huân bị đi đày ngoài hải đảo, khi được tha về lại tiếp tục chống Pháp ở Tân An, Mĩ Tho đến năm 1875.
Những toán quân của Thân Văn Nhíp ở Mĩ Tho; an hem Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự ở Tân An; Phạm Tòng ở Ba Tri; Lê Công Thành, Phan Văn Đạt, Phạm Văn Đạt, Âu Dương Lân ở Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ hoạt động mạnh mẽ.
Trong những điều kiện khó khăn hơn nhiều so với thời kì thực dân Pháp mới xâm chiếm Nam Kì, phong trào kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây vẫn diễn ra sôi nổi, bền bỉ. Tuy nhiên, do tương quan lực lượng ngày một chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thì thô sơ, cuối cùng phong trào đều bị đàn áp và thất bại.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì nói chung, của nhân dân ba tỉnh miền Tây nói riêng, là những biểu hiện cụ thể, sinh động lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Hãy cho biết cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Đà Nẵng, 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây nam kì?
1/ Nguyên Nhân thực dân pháp xâm lược nước ta vào thế kỷ XIX ?
2/ Thực dân pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai ntn ?
Nhân dân Hà Nội và Đồng Bằng Bắc Kì kháng chiến chống Pháp ntn ?
3/ Vì sao Pháp dễ dàng chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây Nam Kỳ ?
4/ Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì ?
5/ Hiệp ước nào đã chấm dứt sự bền tai của Triều Đình Huế với tư cách là một quốc gia độc lập ?
6/ Ý nghĩa của Chiếu Cần Vương Cuối Tk XIX ở VN là gì ?
7/ Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì ?
8/ Phong trào Cần Vương diễn ra gồm mấy giai đoạn ? Nêu nội dung từng giai đoạn ?
Tham Khảo
Câu 1:
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, ngày 3 - 4 - 1882, quân Pháp đổ bộ Hà Nội.
- Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu ta phái khí giới và giao thành không điều kiện.
- Không đợi ta trả lời, Pháp nổ súng tấn công.
+ Quân ta anh dũng chống trả nhưng thành Hà Nội vẫn bị rơi vào tay giặc.
- Quân Pháp tỏa đi đánh chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.
Câu 3:
v. Thái độ chống giặc nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn.
Câu 4:
Những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873:
Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình chống giặcỞ Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861) và làm cho địch thất điên bát đảo.Sau hiệp định Nhâm Tuất, nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi với tinh thần quyết tâm chống Pháp.Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra như Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre....Nhiều người sử dụng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...Cuộc kháng chiến bùng nổ và kéo dài ở Nam Kì cho đến tận năm 1875.Nhận xét về câu nói của Nguyễn Trung Trực: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây":
Em thấy đây là một câu nói rất hay, thể hiện được ý chí và quyết tâm chống giặc của nhân dân miền Nam.
Có thể mới đọc qua, nhiều người cho rằng đây là câu so sánh khập khiễng khi nói nhân dân miền Nam là cỏ. Nhưng ẩn sâu bên trong nó là hàm ý khác. Như chúng ta đã biết, cỏ là một loại thực vật mọc ở khắp mọi nơi với số lượng rất nhiều. Loại thực vật này sinh sôi nảy nở rất nhanh, nhất là cỏ dại nhổ xong qua 1 đêm cỏ lại mọc ra nhiều hơn theo cấp số nhân,thế nên việc nhổ hết có một lần là việc vô cùng khó khăn.
Cũng như nhân dân miền Nam vậy, dù có bị tiêu diệt, có bị gục ngã nhưng các thế hệ, lớp lớp nhân dân vẫn tiếp tục đứng lên đánh đuổi giặc Pháp. Họ không dễ dàng đầu hàng trước quân địch, điều này thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất yêu tổ quốc và dám đứng lên bảo vệ tổ quốc khi lâm nguy. Nền độc lập của Việt Nam mãi mãi sẽ vững bền về sau!
Câu 5:
Hiệp ước Hác MăngCâu 6:
* Ýnghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.Câu 7:Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiếnCâu 8:
Có 2 giai đoạn
Giai đoạn thứ nhất từ lúc có chiếu Cần Vương đến khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888)Giai đoạn thứ hai kéo dài tới khi khởi nghĩa Hương Khê thất bại (1896)MÌNH ĐANG CẦN GẤP
Không bao giờ đầu hàng
Để mình chụp gửi qua cho
- Xuất xứ : Khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa ra chém , ông đã khẳng khái nói :" Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây.
- Ý nghĩa: Khẳng định tinh thần quyết tâm đánh Pháp đến cùng của nhân dân ta
- Chứng minh:
+ Mặt trận Đà Nẵng : Ngay khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu và thực hiện "vườn không nhà trống"
+Mặt trận Gia Định: Khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, các đội khỏi nghĩa binh ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt ddihjch
+ Miền Đông Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, các toán nghĩa quân của Trương Định, Nguyễn Trung Trực chiến đấu anh dũng, lập nhiều chiến công
Sau khi triều Nguyễn kí hiệp ước Nhân Tuất ( 1862-1864)..
+Miền Tây Nam Kì: Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
Đấu tranh vũ trang: Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trương Quyền..lãnh đạo nhân dân đánh giặc
Đấu tranh bằng văn học: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị...
+ Mặt trận Bắc Kì: Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
Nhận xét về tinh thần tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn khi Pháp đánh chiếm Đà Nẵng và sáu tỉnh Nam kì ?
- Ban đầu:
+ Nhà Nguyễn có ý thức cùng nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm: cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì,...
+ Tuy nhiên, nhà Nguyễn lại bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc do thi hành đường lối kháng chiến sai lầm (chỉ lo thủ hiểm).
- Về sau: trước ưu thế về sức mạnh quân sự của kẻ thù, triều đình nhà Nguyễn không kiên quyết cùng nhân dân chống giặc, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, tỏ ra bạc nhược, yếu kém để thực dân Pháp lấn tới. Triều Nguyễn đã vì quyền lợi ích kỉ của dòng họ đã bán rẻ quyền lợi dân tộc (thông qua việc kí hàng loạt các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp)