Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N là hình chiếu vuông góc của H trên AB, AC. Cm:HN vuong goc voi AC
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N là hình chiếu vuông góc của H trên AB, AC. Chứng minh AM.AB =AB^2- AN.AC.
Lời giải:
Áp dụng HTL trong tam giác vuông với tam giác $AHB, AHC$:
$AM.AB=AH^2$
$AN.AC=AH^2$
Do đó nếu muốn cm $AM.AB=AB^2-AN.AC$ thì:
$AH^2=AB^2-AH^2$
$\Leftrightarrow 2AH^2=AB^2$
Cái này thì không có cơ sở để cm. Bạn coi lại đề.
Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH gọi E F lần lượt là hình chiếu của h trên AB AC m là đường trung tuyến của tam giác chứng minh AM vuông góc với EF
Gọi O là giao của EF và AH, K là giao AM và EF
Vì \(\widehat{AEH}=\widehat{AFH}=\widehat{FAE}=90^0\) nên AEHF là hcn
Do đó \(OE=OF=OH=OA\)
\(\Rightarrow\Delta AOF\) cân tại O \(\Rightarrow\widehat{AFO}=\widehat{FAO}\left(1\right)\)
Vì AM là trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên \(AM=BM=CM=\dfrac{1}{2}BC\)
\(\Rightarrow\Delta AMC\) cân tại M \(\Rightarrow\widehat{MCA}=\widehat{MAC}\left(2\right)\)
Vì tam giác AHC vuông tại H nên \(\widehat{MCA}+\widehat{FAO}=90^0\left(3\right)\)
Từ \(\left(1\right)\left(2\right)\left(3\right)\Rightarrow\widehat{MAC}+\widehat{AFO}=90^0\)
Mà \(\widehat{AFO}+\widehat{MAC}+\widehat{AKF}=180^0\Rightarrow\widehat{AKF}=90^0\)
Vậy AM vuông góc EF
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của H trên AB,AC.
C/M HB/HC=(AB/AC)2
Ta thấy 1 cặp tam giác đồng dạng quen thuộc là \(\Delta HAB~\Delta HCA\), từ đó suy ra \(\dfrac{S_{HAB}}{S_{HCA}}=\left(\dfrac{AB}{AC}\right)^2\). Mà ta lại có \(\dfrac{S_{HAB}}{S_{HCA}}=\dfrac{HB}{HC}\) (2 tam giác có chung đường cao hạ từ A) nên suy ra đpcm.
Bài 1. Giải tam giác vuông ABC, biết: BC = 10cm, góc C = 55 độ.
Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB = 5cm, AC = 12cm.
a) Tính AH.
b) Gọi M, N là hình chiếu của H trên AB, AC. Chứng minh rằng: MN2 = AM.AB.
c) Gọi K là điểm đối xứng của H qua AC. Tính diện tích tứ giác AHCK.
Bài 1 không biết tam giác vuông tại đâu nhỉ?
Bài 1:
Ta có: ΔABC vuông tại A(gt)
nên \(\widehat{B}+\widehat{C}=90^0\)(hai góc nhọn phụ nhau)
hay \(\widehat{B}=35^0\)
Xét ΔABC vuông tại A có \(AB=BC\cdot\sin\widehat{C}\)
\(\Leftrightarrow AB=10\cdot\sin55^0\)
hay \(AB\simeq8,19\left(cm\right)\)
Áp dụng định lí Pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được:
\(BC^2=AB^2+AC^2\)
\(\Leftrightarrow AC^2=BC^2-AB^2=32,9239\)
hay \(AC\simeq5,74\left(cm\right)\)
Cho tam giác ABC vuông tại A (AB<AC) có AH là đường cao. Gọi M và N lần lượt là hình chiếu của H trên AB và AC. Vẽ điểm D đối xứng với A qua N. Vẽ AE vuông góc HD tại E. Chứng minh ME vuông góc NE.
Cho tam giác ABC cắt vuông tại A ( AB<AC) , đường cao AH. Gọi EF lần lượt là hình chiếu vuông của H trên AB ; AC;AH cắt EF tại O . đường thẳng qua O vuông góc với EF cắt EH tại S,R là điểm đối xứng của S qua O
a. CM AEHF là hình chữ nhật
b. gọi M là trung điểm của BC , CS cắt AB tại , RS cắt AB tại I , CM BT= 2AI
a: Xét tứ giác AEHF có
\(\widehat{AEH}=\widehat{AFH}=\widehat{FAE}=90^0\)
=>AEHF là hình chữ nhật
b: CS cắt AB ở đâu vậy bạn?
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. M và N lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC. Gọi E; F lần lượt là trung điểm của AH; HC. Giả sử AC = 2AB thì tam giác BHE vuông cân.
: Cho tam giác ABC vuông tại A, AC= 8cm, AB = 6cm, BC = 10cm, đường cao AH
a. C/m tam giác ABC vuông tại A
b. Tính AH, BH, CH, góc C, góc B.
c. Trên BC lấy điểm M. Gọi hình chiếu của M trên AB, AC lần lượt là P, Q.
+ C/m PQ = AM.
+ Hỏi M ở vị trí nào thì PQ nhỏ nhất?
a: Xét ΔABC có \(BC^2=AB^2+AC^2\)
nên ΔABC vuông tại A
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi M, N lần lượt là hình chiếu của H trên AB,AC.
a, AM.AB=AN.AC
b,BM/CN=AB^3/AC^3
a/
Xét tg vuông ABH
\(AH^2=AM.AB\) (trong tg vuông bình phương 1 cạnh góc vuông bằng tích giữa hình chiếu cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền với cạnh huyền)
Xét tg vuông ACH có
\(AH^2=AN.AC\) (lý do như trên)
\(\Rightarrow AM.AB=AN.AC\)
b/
\(AN\perp AB;MH\perp AB\) => AN//MH
\(AM\perp AC;NH\perp AC\) => AM//NH
=> AMHN là hình bình hành (Tứ giác có các cặp cạnh đối // với nhau từng đôi một)
Mặt khác \(\widehat{A}=90^o\)
=> AMHN là HCN => AM=NH; AN=MH (cạnh đối HCN)
Xét tg vuông ABH và tg vuông ACH có
\(\widehat{BAH}=\widehat{ACB}\) (cùng phụ với \(\widehat{ABC}\) )
=> tg ABH đồng dạng với tg ACH
\(\Rightarrow\left(\dfrac{AB}{AC}\right)^2=\dfrac{S_{ABH}}{S_{ACH}}\) (hai tg đồng dạng, tỷ số 2 diện tích bằng bình phương tỷ số đồng dạng)
\(\Rightarrow\left(\dfrac{AB}{AC}\right)^2=\dfrac{\dfrac{1}{2}.AB.MH}{\dfrac{1}{2}.AC.NH}\Rightarrow\dfrac{AB}{AC}=\dfrac{MH}{NH}\) lập phương 2 vế
\(\dfrac{AB^3}{AC^3}=\dfrac{MH^2.MH}{NH^2.NH}\) (1)
Xét tg vuông ABH
\(MH^2=BM.AM\) (trong tg vuông bình phương đường cao hạ tử đỉnh góc vuông bằng tích giữa hai hình chiếu của 2 cạnh góc vuông trên cạnh huyền) (2)
Xét tg vuông ACH, c/m tương tự
\(NH^2=CN.AN\) (3)
Thay (2) và (3) vào (1)
(1) \(\Leftrightarrow\dfrac{AB^3}{AC^3}=\dfrac{BM.AM.MH}{CN.AN.NH}\)
Mà AM = NH; AN = MH (cmt)
\(\Rightarrow\dfrac{AB^3}{AC^3}=\dfrac{BM}{CN}\)