Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
12 tháng 10 2023 lúc 22:13

Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử. Quốc Tử Giám được coi là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam; nơi đầy đã đạo tạo nên nhiều nhân tài cho quốc gia Đại Việt.

Nguyễn Huy Tú
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 10 2023 lúc 16:37

- Hệ thống giáo dục của Đại Việt qua các triều đại đã trải qua nhiều thay đổi:

1. Triều Lý (1009-1225): Triều đại Lý tạo ra hệ thống giáo dục tập trung vào việc đào tạo quan lại và nhân viên công chức. Học viện Quốc Tử Giám được thành lập để đào tạo các nhà giáo, và thi cử được sử dụng để tuyển chọn những người giỏi nhất vào quan lại.

2. Triều Trần (1225-1400): Triều đại Trần tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục dựa trên nền tảng của triều Lý. Văn hiến trường được xây dựng để tôn vinh các danh nhân và gia tộc có công. Sự giáo dục được coi là quan trọng trong việc duy trì và củng cố quyền lực của triều đại.

3. Triều Lê (1428-1788): Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ nhằm tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo. Bia Tiến sĩ là biểu tượng của danh dự và uy tín trong giới học thuật và đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống giáo dục triều Lê.
- Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ là để tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo và gắn kết họ với triều đình. Điều này nhằm khuyến khích học tập, tôn trọng tri thức và đạo đức, và tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục của Đại Việt.

- Văn Miếu Quốc Tử Gíam (hay Văn Miếu) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của văn minh Đại Việt. Nó là trường đại học đầu tiên của nước ta, nơi đào tạo và cử những người xuất chúng vào triều đình. Văn Miếu không chỉ là địa điểm để tổ chức thi cử mà còn là nơi lưu giữ các bia ghi danh công lao và thành tựu của các nhà giáo. Nó không chỉ tôn vinh học vấn mà còn góp phần xây dựng và gìn giữ văn minh và truyền thống văn hóa của Đại Việt.

lưu quang minh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
24 tháng 10 2023 lúc 3:12

- Truyền bá kiến thức và văn hóa: Giáo dục giúp truyền bá kiến thức và văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở Đại Việt, các trường học và đền đài tạo điều kiện cho việc học hành và thực hành văn hóa truyền thống như văn chương, âm nhạc, và tôn giáo.

- Đào tạo lãnh đạo và quản lý: Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo các lãnh đạo và quản lý cho triều đình và hệ thống chính trị Đại Việt. Các trường học dạy cho các tầng lớp quý tộc kiến thức và kỹ năng cần thiết để tham gia vào việc quản lý quốc gia.

- Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa: Giáo dục giúp bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa, và văn hóa truyền thống của Đại Việt. Các trường học giúp duy trì và phát triển ngôn ngữ Hán và Nôm, cùng với việc học văn chương và thơ ca truyền thống.

- Khuyến khích nghiên cứu và sáng tạo: Giáo dục khuyến khích sự nghiên cứu và sáng tạo trong các lĩnh vực như khoa học, văn học, và nghệ thuật. Điều này đã đóng góp vào sự phát triển của tri thức và nền văn minh Đại Việt.

- Xây dựng giá trị và đạo đức: Giáo dục giúp xây dựng các giá trị và đạo đức trong xã hội. Các trường học thường dạy về đạo đức và đạo đức con người, góp phần vào việc xây dựng một xã hội công bằng và tôn trọng.

- Tạo cơ hội cho mọi người: Giáo dục có thể tạo cơ hội cho mọi người, bất kể tầng lớp xã hội hay nguồn gốc. Việc học hành và đào tạo cho phép mọi người có cơ hội phát triển tài năng và đóng góp cho xã hội.

-> Giáo dục đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của văn minh Đại Việt bằng cách truyền bá kiến thức, bảo tồn và phát triển văn hóa, đào tạo lãnh đạo, và khuyến khích sáng tạo và nghiên cứu.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
12 tháng 10 2023 lúc 22:08

- Thành tựu về luật pháp:

+ Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ.

+ Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt.

+ Năm 1930, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật.

+ Năm 1483, dưới thời Lê sơ, bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là: Luật Hồng Đức) được ban hành.

+ Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng triều luật lệ (Luật Gia Long) và được thi hành trong suốt các triều vua nhà Nguyễn.

- Vai trò của luật pháp đối với sự phát triển của nền văn minh Đại Việt:

+ Nội dung trong các bộ luật đề cập đến việc: nêu cao tính dân tộc, chủ quyền quốc gia; bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, quý tộc; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, cũng có một số điều luật bảo vệ quyền lợi của nhân dân, trong đó có quyền lợi của phụ nữ…. => Như vậy: luật pháp trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội.

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 23:25

- Trong thời đại hiện nay, tầng lớp thương nhân (còn gọi là doanh nhân) có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của các quốc gia. Vì:

+ Doanh nhân là một trong những lực lượng chủ đạo tạo ra của cải xã hội; giải quyết vấn đề việc làm; thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.

+ Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp là lực lượng chính, quan trọng trong việc nộp ngân sách cho Nhà nước để duy trì bộ máy công quyền, chăm lo cho cuộc sống dân sinh.

+ Cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân cũng chính là một trong nhữn lực lượng chính thực hiện các chính sách từ thiện, nhân đạo. Ví dụ: hưởng ứng việc thành lập quỹ Vắc-xin phòng – chống Covid 19, Công ty Golf Long Thành ủng hộ 500 tỉ đồng; tập đoàn Vingroup ủng hộ 480 tỉ đồng… Công ty cổ phần Tập đoàn Ecopark ủng hộ 1 triệu USD mua Vắc-xin phòng dịch Covid-19…

 => Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, là lực lượng chủ lực, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, ổn định đời sống.

Tuấn Lại
19 tháng 9 2023 lúc 23:20

- Các đô thị châu Âu thời trung đại (gắn liền với vai trò của các thương nhân) chính là quê hương của nền kinh tế hàng hoá, của nền kinh tế công nghiệp và thương mại,... thúc đẩy sự phát triển mạnh của các quốc gia ở châu Âu thời hậu kì trung đại; tạo nền tảng cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo và đến ngày nay.

- Nhiều thành thi trung đại với các thành tựu vật chất, tinh thần to lớn vẫn còn bảo tồn được giá trị đến ngày nay.

응 우옌 민 후엔
Xem chi tiết
Hoàng Phú Huy
23 tháng 3 2018 lúc 18:53

đúng rồi nhưng thêm nha:

Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc tử giám Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta
 

Song Ngư (๖ۣۜO๖ۣۜX๖ۣۜA)
23 tháng 3 2018 lúc 18:49

Tớ không nghĩ là cậu viết.

Bài này tớ thấy trên mạng rồi.

Nhưng như thế này cũng tạm ổn. 

Học tốt ^^

Ngô Thế Trường ( CRIS DE...
23 tháng 3 2018 lúc 18:51

van mieu quoc tu giam la mot khinh thanh uy ngi trang le no rat dep va phong phu nen nguoi ta dat ten la van mieu quoc tu giam no duoc xep hang thu hai ba trong nhung dia danh hang dau lon nhat the gioi ai vao xem cung chiem nguong mot ve dep va khong muon roi mat vao cho minh dang xem vi no gay cho ta mot ve dep loi cuon va hap dan.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:45

Tham khảo:

1. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám bên cạnh là trường đại học dành riêng cho con vua và các gia đình quý tộc. Đến thời vua Trần Thái Tông, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc học viện và thu nhận cả con cái nhà thường dân có sức học xuất sắc.

Sang thời hậu Lê, đời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ. Tới thời Nguyễn, Quốc Tử Giám được lập Huế. Văn miếu Thăng Long được sửa sang lại chỉ còn là Văn Miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành Văn Miếu Hà Nội. 

Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:45

2. Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông. Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Tinh thần hiếu học là một trong những truyền thống đáng quý của dân tộc ta, nó nêu cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội. 

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 7 2018 lúc 16:22

Đáp án A

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
17 tháng 6 2019 lúc 2:15

Đáp án A