Những câu hỏi liên quan
hồng nguyễn
Xem chi tiết
Cô Nguyễn Vân
5 tháng 5 2020 lúc 8:03

1. Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

- Yên dân + Trừ bạo

-> Lo cho dân, vì dân => Tư tưởng cốt lõi để giành chiến thắng, cai trị đất nước.

=> Tư tưởng này vừa kế thừa, vừa có sự phát triển từ tư tưởng nhân nghĩa của cha ông.

+ Kế thừa ở chỗ: Nhân nghĩa chỉ mối quan hệ giữa người với người.

+ Phát triển ở chỗ: Nhân nghĩa chỉ quan hệ giữa dân tộc với dân tộc, gắn nhân nghĩa với yêu nước chống xâm lược.

Khách vãng lai đã xóa
Quỳnh Nobi
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 3 2022 lúc 6:44

mở bài và kết bài bạn có thể tự làm nha:

đoạn 2 của Chiếu dời đô là tác giả dành để nói về lợi thế của thành Đại La

ở đoạn 2 này tác giả đã đưa ra những dẫn chứng thuyết phục việc dời thành là điều đúng đắn .

tác giả lập luận chặt chẽ , sử dụng những câu văn biền ngẫu ,cân xứng đã cho dân biết rõ ý định, mong muốn lo dân của mình . Làm cho dân cảm thấy vui vẻ , hạnh phúc hơn bao giờ hết.

Quỳnh Nobi
Xem chi tiết
Trương Hữu Khánh
Xem chi tiết
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
16 tháng 2 2021 lúc 8:39

Bạn tham khảo gợi ý :

a) Về ý thức dân tộc, nên phân tích rõ : Với Đại cáo bình Ngô, ý thức dân tộc đã có bước phát triển mới, được quan niệm toàn diện hơn: không phải chỉ có lãnh thổ và chủ quyền như ở Nam quốc sơn hà mà còn có các yếu tố văn hiến ( Vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán (Phong tục Bắc Nam cũng khác), lịch sử (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập).

b) Về tư tưởng thân dân, cần phân tích :

– Lòng thương dân : Tập trung phân tích những hình ảnh đau thương của người dân vô tội:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. […]

– Vai trò, sức mạnh của dân: Phân tích rõ sự gắn bó và đóng góp của dân trong sự nghiệp “dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới”, đặc biệt là vai trò của tầng lớp “manh” – người dân cày lưu tán và “lệ” – ngưòi tôi tớ đi ở.

 

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 3 2023 lúc 14:48

- Tóm tắt nội dung cơ bản từng phần:

+ Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Phần đầu nói về tư tưởng nhân nghĩa.

+ Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Phần hai soi chiếu lí luận vào thực tiễn.

 

+ Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Phần tiếp theo nói về diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn. Hình tượng người anh hùng Lê Lợi là người nông dân áo vải, chọn núi Lam Sơn để dấy nghĩa với lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi cùng lí tưởng, hoài bão lớn lao và lòng người quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn.

+ Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”): Phần cuối cùng sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước nhấn mạnh niềm tin, ý chí: xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới.

=> Các phần trong tác phẩm này có mối liên hệ chặt chẽ, logic. Bài Đại cáo viết về vấn đề vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Haitani_Chagg.-
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
22 tháng 11 2023 lúc 21:02

Nguyễn Trãi là một người nghệ sĩ đa tài hay nói đúng hơn, ông được coi như một thiên tài ở nhiều lĩnh vực. Một con người vừa có khả năng chính trị tài tình, vừa sáng tác thơ văn đạt đến độ kiệt xuất thật hiếm ai được như Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc trên nhiều loại hình văn học: văn học chức năng và văn học nghệ thuật, văn chính luận và trữ tình, văn xuôi và thơ, chữ Hán và chữ Nôm,... Có thể nói, Nguyễn Trãi chính là người làm giàu cho vốn văn học, văn hoá của dân tộc.

Buddy
Xem chi tiết
Thanh An
3 tháng 3 2023 lúc 14:39

– Quan niệm về quốc gia, dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện trong bài Đại cáo: Nguyễn Trãi khẳng định mỗi dân tộc có quyền bình đẳng vì mỗi dân tộc đều có: nền văn hiến riêng, có phong tục tập quán, có các triều đại làm chủ, có các anh hùng hào kiệt. Điều này thể hiện ý thức cao độ về độc lập chủ quyền của tác giả.

– Bình Ngô đại cáo được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập của nước nhà. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi vang lên như một khúc tráng ca bất diệt, ca ngợi chiến thắng hiển hách, khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
15 tháng 2 2019 lúc 14:25

Đại cáo bình Ngô chia thành bốn đoạn:

    + Đoạn 1 (từ đầu... Chứng cớ còn ghi): Khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt

    + Đoạn 2 (từ “Vừa rồi” đến “Ai bảo thần dân chịu được” ): Tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh

    + Đoạn 3 ( từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” đến “Cũng là chưa thấy xưa nay” ): Kể lại diễn biến cuộc chiến từ lúc mở đầu đến khi thắng lợi hoàn toàn.

    + Đoạn 4 (còn lại): Tuyên bố độc lập, rút ra bài học lịch sử