hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim, tại sao chim lại biết bay lượn
nêu đặc điểm cấu tạo của Thỏ, tại sao Thỏ lại có thể lẫn trốn kẻ thù, tại sao Thỏ có thể thoát đc chó
Đặc điểm cấu tạo ngoài e có thể coi trong sách giáo khoa
Tại sao thỏ có thể trốn thoát đc kẻ thù ?
- Vik thỏ chạy nhanh, cộng thêm việc chúng chạy theo đường zíc dắc nên kẻ thù khó để bẻ lái đuổi theo chúng
Tham khảo:
-Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng, được gọi là lông mao. Bộ lông mao che chở và giữ nhiệt cho cơ thể. Chi thỏ có vuốt sắc. Chi trước ngắn còn dùng để đào hang chi sau dài khoẻ, bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.
- Khi bị kẻ thù rượt đuổi, thỏ chạy theo hình chữ Z làm kẻ thù bị mât đà không thể vồ được thỏ. Thỏ nhanh chóng lẩn vào bụi rậm. với những giác quan nhạy bén thỏ có thể nhanh chóng phát hiện kẻ thù và tìm nơi lẩn trốn.
-Đường chạy của thỏ theo hình chữ Z làm cho kẻ thù (chạy theo đường thẳng) bị mất đà nên không vồ được thỏ.
THAM KHẢO
Bảng. Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ phận cơ thểĐặc điểm cấu tạo ngoàiSự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ lông | Bộ lông mao | Che chở, giữ nhiệt cho cơ thể |
Chi (có vuốt) | Chi trước ngắn | Đào hang |
Chi sau dài khỏe | Bật xa → chạy nhanh khi bị săn đuổi | |
Giác quan | Mũi thính và long xúc giác nhạy bén | Thăm dò thức ăn hoặc môi trường |
Tai thỏ rất thính vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía | Định hướng âm thanh, phát hiện kẻ thù |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 46 trang 151: Quan sát hình 46.5 giải thích tại sao, con thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi được nanh vuốt của con vật săn mồi.
Lời giải:
Khi bị kẻ thù rượt đuổi, thỏ chạy theo hình chữ Z làm kẻ thù bị mât đà không thể vồ được thỏ. Thỏ nhanh chóng lẩn vào bụi rậm. với những giác quan nhạy bén thỏ có thể nhanh chóng phát hiện kẻ thù và tìm nơi lẩn trốn.
Bài 1 (trang 151 sgk Sinh học 7): Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống.
Lời giải:
Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống được trình bày ở bảng sau:
Bộ phận cơ thểĐặc điểm cấu tạo ngoàiSự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù
Bộ lông | Bộ lông mao, dày, xốp | Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể. |
Chi (có vuốt) | – Chi trước ngắn. – Chi sau dài khỏe. | – Dùng để đào hang. – Bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi. |
Giác quan | – Mũi thính và lông xúc giác nhạy cảm. – Tai rất tính có vành tai lớn, dài cử động được theo các phía. | – Phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường. – Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù. |
Bài 2 (trang 151 sgk Sinh học 7): Hãy cho biết vì sao thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa là 74 km/h, trong khi đó cáo xám : 64km/h; chó săn: 68km/h ; chó sói: 69,23km/h, thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên.
Lời giải:
Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc di chuyển càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt.
Bài 3 (trang 151 sgk Sinh học 7): Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.
Lời giải:
Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh là :
– Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
– Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
– Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có sự bảo vệ của mẹ trong giai đoạn đầu đời.
– Tỷ lệ sống sót của con non cao hơn.
nêu đặc điểm của biển Việt Nam thích nghi với khí hậu gió mùa và cho biết biển có ảnh hưởng gì đến xã hội ,đời sống , kinh tế
Câu 4:
1. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của lớp Chim.
2. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay lượn ở chim bồ câu.
1.- Đặc điểm chung: mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp, tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
- Vai trò :
+ Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
+ Cung cấp thực phẩm
+ Làm vật trang trí, làm cảnh...
+ Huấn luyện săn mồi phục vụ du lịch
+ Giúp phát tán cây rừng
2.trả lời:
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ
Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Đặc điểm chung:mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp, tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
Vai trò :Lợi ích Ăn sâu bọ và động vật găm nhấm Tác hại
Cung cấp thực phẩm Ăn hạt, ăn quả, ăn cá
Làm vật trang trí, làm cảnh... Là động vật trung gian truyền bệnh
Huấn luyện săn mồi phục vụ du lịch
Giúp phát tán cây rừng
1/
Đặc điểm chung:mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp, tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
Vai trò :Lợi ích Ăn sâu bọ và động vật găm nhấm Tác hại
Cung cấp thực phẩm Ăn hạt, ăn quả, ăn cá
Làm vật trang trí, làm cảnh... Là động vật trung gian truyền bệnh
Huấn luyện săn mồi phục vụ du lịch
Giúp phát tán cây rừng
2/
Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lôngCâu 1 trình bày đặc điểm vị trí địa lý địa hình khí hậu cảnh quan của châu á
Câu 2 trình bày đặc điểm dân cư của châu á và tình hình phát trỉnh kinh tế xã hội của châu á
Câu 3 khu vực khí hậu gió mùa và khu vực khí hậu lục địa có loại cây trồng và vật nuôi ntn Câu 4 đặc điểm của khu vực tây á nam á đông nam á
Câu 5 trình bày kiểu khí hậu gió mùa và kểu khí hậu lục địa
Câu 1:
+ Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phân của lục địa Á – Âu, nằm kéo dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và các đại dương Thái bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương.
+ Kích thước lãnh thổ: là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44, 4 triệu km2 (kể cả các đảo).
+ Đặc điểm địa hình: – Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
– Các dãy núi chạy theo hai hướng chính là Đông – Tây và gần Đông - Tây, Bắc – Nam và gần Bắc – Nam, làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
– Các dãy núi và vùng sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm. Trên các núi cao có băng hà phủ quanh năm
+ Cảnh quan:
- Cảnh quan tự nhiên ở châu Á rất đa dạng: rừng lá kim, rừng cận nhiệt và rừng nhiệt đới ẩm.
- Cảnh quan tự nhiên phân hóa rất đa dạng.
+ Rừng lá kim (hay rừng tai-ga) có diện lích rất rộng, phân bố chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, sơn nguyên Trung Xi-bia và một phần ở Đông Xi-bia.
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á là các loại rừng giàu bậc nhất thế giới. Trong rừng có nhiều loại gỗ tốt, nhiều động vật quý hiếm.
- Ngày nay, trừ rừng lá kim, đa số các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư và khu công nghiệp.
Câu 2:
+Chiếm trên 60% dân số thế giới.
+Mật độ dân số cao 123ng/km2. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao 1,3%.
+Dân cư phân bố không đều, tập chung chủ yếu ở vùng ven biển, ven sông như: Việt Nam, Ấn Độ, phía đông Trung Quốc, ... do có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi.
Tình hình phát triển kinh tế, xã hội:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Kinh tế các nước khó khăn, kém phát triển.
- Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao
Câu 4:
a) Các kiểu khí hậu gió mùa
- Khí hậu gió mùa châu Á gồm các kiểu: khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam Á, Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
- Trong các khu vực khí hậu gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió từ nội địa thổi ra, không khí khô, lạnh và mưa không đáng kể. Mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á là hai khu vực có lượng mưa vào loại lớn nhất thế giới.
b) Các kiểu khí hậu lục địa
- Phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.
- Tại các khu vực trên về mùa đông khô và lạnh, mùa hạ khô và nóng. Lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 200 - 500 mm, độ bốc hơi rất lớn nên độ ẩm không khí luôn luôn thấp.
- Hầu hết các vùng nội địa và Tây Nam Á đều phát triển cảnh quan bán hoang mạc và hoang mạc.
Chắc là \(a\ne0\)
Pt hoành độ giao điểm: \(ax^2+bx+c=0\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x_1+x_2=-\dfrac{b}{a}\\x_1x_2=\dfrac{c}{a}\end{matrix}\right.\)
Do tọa độ đỉnh là (1;8) \(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}-\dfrac{b}{2a}=1\\\dfrac{4ac-b^2}{4a}=8\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=-2a\\4ac-\left(-2a\right)^2=32a\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=-2a\\c=a+8\end{matrix}\right.\)
Mà \(MN=4\Leftrightarrow\left|x_1-x_2\right|=4\)
\(\Leftrightarrow\left(x_1+x_2\right)^2-4x_1x_2=16\)
\(\Leftrightarrow\left(\dfrac{-2a}{a}\right)^2-4\dfrac{a+8}{a}=16\)
\(\Leftrightarrow a=-2\Rightarrow b=4\Rightarrow c=6\)
1. Nêu cấu tạo trong của chim tiến hóa hơn thằn lằn.
2. Cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn?
1. Nêu cấu tạo trong của chim tiến hóa hơn thằn lằn:
Các hệ cơ quanThằn lằnChim bồ câuTuần hoàn | Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu pha | Tim 4 ngăn, máu không pha trộn |
Tiêu hóa | Hệ tiêu hóa có đầy đủ các bộ phận, nhưng tốc độ tiêu hóa còn thấp. | Có sự biến đổi của ống tiêu hóa(mỏ sừng không răng, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ).Tốc độ tiêu hóa cao đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn khi bay. |
Hô hấp | Hô hấp bằng phổi có nhiều vách ngăn làm tăng diện tích trao đổi khí.Sự thông khí ở phổi là nhờ sự tăng giảm thể tích khoang thân. | Hô hấp bằng hệ thống ống khí nhờ sự hút đẩy của hệ thống túi khí (thông khí phổi) |
Bài tiết | Thận sau (số lượng cầu thận khá lớn) | Thận sau (số lượng cầu thận rất lớn) |
Sinh sản |
Thụ tinh trong Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. |
Thụ tinh trong Đẻ và ấp trứng. |
* Sự tiến hóa
Các tiến hóa là đặc điểm tiến hóa của chim bồ câu giúp chúng thích nghi với đời sống bay lượn. Để bay lượn hiệu quả chim bồ câu cần có nhu cầu năng lượng lớn, cần lượng oxi dồi dào và trọng lượng cơ thể nhỏ.
2. Cấu tạo trong của chim thích nghi với đời sống bay lượn:
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
Câu1: nêu cấu tạo của xương, xương phát triển nhanh nhất ở độ tuổi nào?
Câu2: phản xạ là gì? Cho ví dụ, nêu khái niệm cung phản xạ
Câu3: kể tên các cơ quan trong hệ hô hấp. Chức năng của hệ hộp hấp
Câu4: trình bày các hoạt động chủ yếu của bạch cầu
Câu5: trình bày các chất dinh dưỡng sau tiêu hoá ở ruột non? Vai trò tiêu hoá của ruột non và ruột già
Câu 1: Cấu tạo của xương là
- Xương dài
Cấu tạo một xương dài gồm có:
- Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
- Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương
+ Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành)
- Xương ngắn và xương dẹt
- Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.
- Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.
+Xương phát triển nhanh nhất ở độ tuổi từ 12 đến 18 tuổi
Câu 2:
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
- Ví dụ: Khi ta nghe thấy tiếng gọi tên mình ở phía sau, ta quay đầu lại, đó là phản xạ.
-Khái niệm cung phản xạ:
+ Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da, ...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến, ...). - Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: Cơ quan thụ cảm, nổn hướng tâm, nổn trung gian, nổn li tâm, cơ quan phản ứng.
Câu 3
- Các cơ quan trong hệ hô hấp gồm
+ Đường dẫn khí gồm: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.
+ Hai lá phổi gồm: lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy
Chức năng của hệ hô hấp: Hô hấp có vai trò không ngừng cung cấp oxi cho tế bào của cơ thể vài thải CO2CO_2CO2 ra khỏi cơ thể do tế bào thải ra.
Câu 4: Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
- Sự thực bào: Hiện tượng các bạch cầu hình thành chân giả, bắt, nuốt những vi khuẩn.
- Kháng thể: Được cơ thể sinh ra dưới sự kích thích của kháng nguyên
- Tế bào limphô B chống lại kháng nguyên bằng cách tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên.
- Tế bào limphô T phá hủy các tế bào nhiễm bệnh bằng cách tiết các protein đặc hiệu.
Câu 5
Thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là : đường đơn 6 cacbon, các axit amin, axit béo và glixêrin, các vitamin, các muối khoáng.
Vai trò của lớp cơ trên thành ruột non là:+ Nhào trộn thức ăn cho ngấm đều dịch tiêu hóa.+ Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột non.
Vai trò cùa ruột già:
- Hấp thụ phần nước còn rất lớn trong dịch thức ăn được chuyển xuống đây sau khi đã hấp thụ các chất dinh dưỡng ở ruột non.
- Hình thành phân và thải phân nhờ sự co bóp phối hợp của các cơ ở hậu môn và thành bụng.
1 . So sánh câu tạo của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của bo sát và lớp chim
2.ưu điểm của thai sinh
3.tại sao khi mổ dạ dày cơ của gà thường có cát và sỏi
2. Ưu điểm hiện tượng thai sinh:
-Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.
-Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.
-Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không bị lệ thuộc vào thức ăn ngoài thiên nhiên
3. Khi mổ dạ dày cơ của gà thường có cát và sỏi vì:
- Tiêu hóa thức ăn của lớp chim nói chung (gà vịt ngan ngỗng chim) đều phải có sỏi để hỗ trợ nghiền nát thức ăn theo nguyên lý vật lý. Sự tham gia của sỏi ở trong diều (làm cân bằng thể tích trong diều), khi xuống mề (dạ dày đơn giản) thì sỏi cùng thức ăn có tác dụng hỗ trợ rõ rệt trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Qua diều, sỏi được thải qua ngoài theo phân.
- Với đặc thù tiêu hóa này, lớp chim có thói quen 'ăn sỏi' theo tập tính phản xạ tự nhiên sinh ra đã có, mặc dù sỏi chẳng bổ béo gì.
- Ngày này, việc chăn nuôi thường được công nghiệp hóa, chúng ta ít bắt gặp sỏi trong mề gà... khi mổ giết thịt. Tuy nhiên việc tiêu hóa thức ăn vẫn đảm bảo