Tìm 1 thành ngữ nói về giá trị của tài nguyên và giải thích câu thành ngữ đó.
Tìm các thành ngữ trong những câu dưới đây. Giải thích nghĩa của mỗi thành ngữ tìm được và nghĩa của mỗi tiếng trong các thành ngữ đó.
a. Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão…. (Trần Quốc Tuấn).
b. Muốn cho người ta tin theo thì phải có danh chính ngôn thuận. (Nguyễn Huy Tưởng)
c. Ta sẽ chiêu binh mãi mã cầm quân đi đánh giặc. (Nguyễn Huy Tưởng)
d. Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc. (Nguyễn Huy Tưởng)
a. Bách niên giai lão: Cùng sống với nhau đến trăm tuổi, đến lúc già.
Bách: nhiềuNiên: Đơn vị thời gian là nămGiai: Trong câu này là chỉ tốtLão: người giab. Danh chính ngôn thuận: đủ tư cách, khả năng để đảm trách công việc nào đó; được pháp luật hoặc mọi người thừa nhận.
Danh: ở đây là danh tiếngChính: là chánh đángNgôn: nói, tự mình nói raThuận: chuyển động theo cùng một hướngc. Chiêu binh mãi mã: Triệu tập lực lượng, chiêu mộ quân sĩ, mua sắm ngựa; tổ chức, củng cố quân đội.
Chiêu: ở đây là kêu gọiBinh: binh sĩMãi: ở đây được hiểu là muaMã: ngựad. Trung quân ái quốc: Yêu nước và trung thành với vua.
Trung: Trung thànhQuân: vuaÁi: yêuQuốc: đất nướcTham khảo!
a. bách niên giai lão: cùng sống với nhau đến lúc già, đến trăm tuổi.
- Bách: nhiều
- Niên: năm
- Giai: chỉ ý tốt
- Lão: già
b. danh chính ngôn thuận: danh nghĩa chính đáng thì lời nói dễ được nghe.
- Danh: danh tiếng.
- Chính: chính đáng.
- Ngôn: ngôn ngữ, lời nói
- Thuận: chuyển động theo một chiều hướng.
c. chiêu binh mãi mã: chiêu mộ binh lính, mua ngựa chiến để chuẩn bị chiến tranh.
- Chiêu: chiêu mộ, kêu gọi
- Binh: binh lính, tướng sĩ
- Mãi: mua
- Mã: con ngựa
d. trung quân ái quốc: yêu nước, trung thành với vua.
- trung: lòng trung thành
- quân: vua, người đứng đầu một đất nước.
- ái: yêu
- quốc: đất nước.
tìm thêm 1 câu thành ngữ ,1 câu tục ngữ nói về lòng dũng cảm
vào sinh ra tử,giặc đến nhà,đàn bà cũng đánh
Lửa thử vàng gian nan thử sức.
Giải thích ý nghĩa thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì?
Câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là:
- Lên - xuống: Nói đến hành động trái chiều nhau theo 2 hướng khác nhau
- Thác - Ghềnh: Nói đến nơi nguy hiểm ở chỗ sống súi
- Từ những phần phân tích trên chúng ta có thể đưa ra rằng câu thành ngữ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là ý nói đến sự khó khăn, cực khổ, nguy hiểm khi làm một việc gì đó cực nhọc, khiến cho bản thân cảm thấy mệt mỏi. Câu thành ngữ này nhằm nhắc đến những người lao động chân tay chỉ ra sự khó khăn thường được ví như lên núi đao xuống biển lửa như câu thành ngữ bên Trung Quốc thường nhắc đến ngoài ra mặt khác câu thành ngữ cũng chỉ đến sự cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại gian nan nguy hiểm để tiếp tục thực hiện công việc và cố gắng hoàn thành nó.
Lên thác Xuống ghềnh
Những câu thành ngữ có nghĩa tương tự nhau như:
+ Lên núi đao xuống biển lửa
+ Mấy núi cũng leo mấy sông cũng lội
Câu thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" được chuyển sang tiếng khác:
Nói về thân phận của mỗi con người. Họ có hoàn cảnh không may hoặc trong xã hội ấy thiếu sự công bằng.
chỉ cuộc đời lênh đênh vất vả của người mnông dan
là Cộng tác viên đó, bạn ăn nói với Cộng tác viên cẩn thận vào nhé.
Tìm 1 câu ca dao tục ngữ nói về siêng năng kiên trì và giải thích, trả lời giúp mình với mai mình thi học kì .
ca dao , tục ngữ: Một nắng hai sương.
giải thích: Chỉ những người nông dân làm ruộng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bán mặt cho đất , bán lưng cho trời, họ cày ruông, lao đọng cực khổ từ sáng sớm , qua một nắng buổi trưa và tới khi sương đã trải khắp trên bầu trời buổi tối họ mới được nghỉ ngơi.
luyện tập bài tục ngữ về con người và xã hội
câu1: tìm trong bài hai câu tục ngữ câu tục ngữ có sự khác biệt nhau khi cùng nói về một chủ đề .Hãy lý giải về khác biệt ấy
Câu tucj ngữ
Học thầy ko tày học bn
Ko thầy đố mày làm nên
- Khác:
+ Không thầy đố mày làm nên: Khẳng định tầm quan trọng, vai trò của người thầy trong giáo dục
+ Học thầy không tày học bạn: Mở rộng môi trường học, có thể học ở bất cứ đâu, học ngay từ bạn bè
- Lời khuyên răn trong hai câu tục ngữ này không mâu thuẫn, trái ngược nhau mà bổ sung lẫn nhau chặt chẽ, hợp lí khi đề cao việc mở rộng môi trường, phạm vi học hỏi.
Viết đoạn văn từ 5-7 câu nêu cảm nhận của em về một câu chuyện mà em yêu thích,trong đó có sử dụng ít nhất một thành ngữ.
Trả lời nhanh nhé, mk đang gấp!
Câu chuyện em yêu thích được lĩnh hội rất nhiều bài học đó là Thạch Sanh. Vốn mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, cuộc sống Thạch Sanh gặp rất nhiều khó khăn: bị Lí Thông lợi dụng, cướp hết công trạng... Nhưng Thạch Sanh vẫn giữ được nhân phẩm trong sạch, không bị biến chất trước sự dày vò của số phận. Đọc xong Thạch Sanh, em hiểu được giá trị của thiên lương cao đẹp. Gặp khó không nản, thấy người gặp hoạn nạn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp không nảy chút lòng tham nào. Em tin rằng câu truyện Thạch Sanh sẽ có giá trị tồn tại mãi với thời gian.
Để giải thích câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công, một bsnj đã đưa ra các ý sau:\
a) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
b) Giải thích tại sao người xưa lại nói Thất bại là mẹ thành công.
c) Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.
Hãy chọn một trong ba ý trên để viết thành một đoạn văn, sau đó phân tích cách trình bày nội dung đoạn văn đó.
Chọn ý c “Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống.” để viết đoạn văn:
Bài viết :
Thất bại nào cũng sẽ cho chúng ta những bài học quý giá. Đôi lúc, trong cuộc sống chúng ta gặp phải những thất bại: một bài kiểm tra chưa đạt điểm 10, một kì thi không giành được giải thưởng, một món ăn bạn nấu không ngon… Tất cả những điều đó khiến chúng ta buồn lòng, chán nản và muốn buông xuôi. Nhưng sau mỗi lần vấp ngã, thay vì buồn bã, bạn hãy dành thời gian để tĩnh tâm và suy nghĩ về nguyên nhân của thất bại đó. Có thể bạn đã làm sai hoặc chưa thật sự cố gắng, cũng có thể do một nguyên nhân khách quan nào khác. Việc phân tích những nguyên nhân sẽ giúp bạn rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, để lần sau không phạm phải sai lầm.
=> Đoạn văn trên sử dụng câu chủ đề đứng đầu đoạn. Các ý trong đoạn văn được triển khai bằng phép diễn dịch.
viết đọan văn ngắn (6-8 câu ) về chủ đề buổi sinh hoạt tối của gia đình em. Trong đó có sử dụng cặp quan hệ từ và 1 thành ngữ
"Bàn tay ta làm nên tất cả.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm"
Trong 2 câu thơ trên những từ ngữ nào được tác giả sử dụng theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển,
Hãy giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của mỗi từ đã tìm được.
nghĩa gốc là: bàn tay ta, có sức người
nghĩa chuyển là : làm nên tất cả, sỏi đá cũng thành cơm
bàn tay ta : đó là bộ phận của con người
có sức người : là sức lực của con người
làm nên tất cả: ám chỉ con người chỉ cần chăm chỉ rèn rũa miệt mài lao động sẽ thành công
sỏi đá sẽ thành cơm: nghĩa là sức lực con người là vô hạn chỉ cần luyện tập chăm chỉ sẽ thành công
hok tốt
nghĩa gốc là: bàn tay ta, có sức người
nghĩa chuyển là : làm nên tất cả, sỏi đá cũng thành cơm
bàn tay ta : đó là bộ phận của con người
có sức người : là sức lực của con người
làm nên tất cả: ám chỉ con người chỉ cần chăm chỉ rèn rũa miệt mài lao động sẽ thành công
sỏi đá sẽ thành cơm: nghĩa là sức lực con người là vô hạn chỉ cần luyện tập chăm chỉ sẽ thành công
hok tốt