Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phùng Ái Nguyên
Xem chi tiết
Bùi Đức Huy Hoàng
22 tháng 3 2022 lúc 16:29

P=\(x+y-\sqrt{xy}-x-y+2\sqrt{xy}\)=\(\sqrt{xy}\)

Nguyễn Việt Lâm
22 tháng 3 2022 lúc 16:38

\(P=\dfrac{\left(\sqrt{x}\right)^3+\left(\sqrt{y}\right)^3}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}-\left(\sqrt{x}-\sqrt{y}\right)^2\)

\(=\dfrac{\left(\sqrt{x}+\sqrt{y}\right)\left(x-\sqrt{xy}+y\right)}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}-\left(x-2\sqrt{xy}+y\right)\)

\(=x-\sqrt{xy}+y-x+2\sqrt{xy}-y\)

\(=\sqrt{xy}\)

Nguyễn Ngọc Phương Uyên
Xem chi tiết
Vũ Ngọc Diệp
12 tháng 9 2020 lúc 11:03

- Chương trình bảng tính là phần mềm được thiết kế để giúp ghi lại và trình bày thông tin dưới dạng bảng, thực hiện các tính toán cũng như xây dựng các biểu đồ biểu diễn một cách trực quan các số liệu trong bảng.

Phạm Trần Kim Tuyến
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Ngọc Thư
20 tháng 11 2018 lúc 14:36

-Ví dụ về từ đồng âm:

Đàn đang thung thăng gặm cỏ.

Em bé đang tập .

-Ví dụ về từ nhiều nghĩa:

Phải ngồi thật thẳng kẻo lưng sẽ vẹo.( mang nghĩa gốc.)

Mỗi bữa nó chỉ ăn lưng cơm.( Mang nghĩa chuyển)

Lê Hải Minh
20 tháng 11 2018 lúc 14:31

vd từ đồng âm :đồng xu và đồng nghĩa

từ nhiều nghĩa :ăn ,hổ

Đặng Thị Phương Thảo
20 tháng 11 2018 lúc 14:37

VD:

Từ đồng âm: đá bóng (ĐT) và hòn đá (DT) =>Ko có liên quan gì đến nhau về mặt nghĩa

Từ nhiều nghĩa: mũi tàu, mũi thuyền =>Đều chỉ vật nhô ra phía đằng trước

Pham Thanh Huy
Xem chi tiết
 Mashiro Shiina
30 tháng 12 2017 lúc 12:09

\(A=\dfrac{x^2-1}{2x^2+1}\)

Để \(A\in Z\) thì: \(x^2-1⋮2x^2+1\)

\(\Rightarrow2x^2-2⋮2x^2+1\)

\(\Rightarrow2x^2+1-3⋮2x^2+1\)

\(\Rightarrow3⋮2x^2+1\)

\(\Rightarrow2x^2+1\inƯ\left(3\right)=\left\{\pm1;\pm3\right\}\)

Dễ thấy: \(2x^2+1>0\)\(2x^2+1\) lẻ

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}2x^2+1=1\\2x^2+1=3\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}2x^2=0\\2x^2=2\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x^2=0\\x^2=1\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x=0\\x=\pm1\end{matrix}\right.\)

Đạt Trần
30 tháng 12 2017 lúc 12:19

Đặt \(P=\dfrac{x^2-1}{2x^2+1}\)

\(P\in Z\Leftrightarrow x^2-1⋮2x^2+1\Leftrightarrow2x^2-2⋮2x^2+1\)

\(\Leftrightarrow2x^2+1-3⋮2x^2+1\Leftrightarrow3⋮2x^2+1\Leftrightarrow2x^2+1\inƯ\left(3\right)\)

\(\Rightarrow2x^2+1\in\left\{\pm1;\pm3\right\}\)

Do \(2x^2+1>0\Rightarrow2x^2+1\in\left\{1;3\right\}\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}2x^2+1=1\\2x^2+1=3\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}2x^2=0\\2x^2=2\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x^2=0\\x^2=1\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left[{}\begin{matrix}x^{ }=0\\x^{ }=\pm1\end{matrix}\right.\)

Vậy...

Nguyễn Phan Bảo Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Phan Bảo Nhi
19 tháng 5 2020 lúc 12:33

giúp mình đi mà 

Khách vãng lai đã xóa
Đinh Thị Kim Yến
19 tháng 5 2020 lúc 13:55

cái này em biết chị em bài nhưng em ko nói hi hi

Khách vãng lai đã xóa
Nguyen Sinh Thanh
19 tháng 5 2020 lúc 14:05

                                                       GIẢI:

                            CHU VI CỦA HÌNH TRÒN CỦA HÌNH M LÀ:

                                                 8x3,14=25,12(cm)

                           BÁN KÍNH CỦA HÌNH TRÒN CỦA HÌNH M LÀ:

                                                    8:2=4(cm)

                           DIỆN TÍCH CỦA HÌNH TRÒN CỦA HÌNH M LÀ:

                                                  4x4x3,14=50,24(cm2)

                                                        ĐÁP SỐ:CHU VI HÌNH TRÒN:25,12cm

                                                                        DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN:50,24cm2

                                                                     

               

Khách vãng lai đã xóa
Chrome Dokurou
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
16 tháng 4 2018 lúc 20:03

Xe lửa bắt đầu chuyển bánh. Gandhi nhảy vội lên tàu. Một chiếc giày của ông rơi xuống. Gandhi không thể nào nhảy xuống để nhặt nó trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Trước sự sững sờ của mọi người, Gandhi đã tháo luôn chiếc giày còn lại và ném về phía chiếc giày kia.

Hành khách trên tàu lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông. Gandhi mỉm cười và giải thích: “Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc thứ nhất, họ có thể tìm thấy chiếc thứ hai và sẽ xài được đôi giày của tôi”.Chúng ta thường ít nghĩ đến người khác mà chỉ nghĩ về bản thân mình. Khi chúng ta bị mất mát, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Chúng ta mất quá nhiều thì giờ cho sự tiếc nuối, than thở, chán nản, thậm chí trở nên cáu gắt và bực bội vì những rủi ro xảy ra. Gandhi đã có một hành động thật cao quý bởi trong sự mất mát của bản thân như thế, ông vẫn có thể nghĩ đến người khác.

Hành động của Gandhi chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tư tưởng và nguyên tắc sống của ông. Nếu trong những lúc bình an và thành công mà chúng ta còn không quan tâm lo lắng cho những kẻ bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp khó khăn, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không?

Xung quanh ta có biết bao nhiêu người khó khăn. Họ đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ thiếu thốn không phải lúc nào cũng là vật chất, mà đôi lúc chỉ là một lời động viên an ủi. Thế giới của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi người không chỉ chăm lo về lợi ích riêng của mình mà còn chăm lo về lợi ích của người khác nữa.

nguyen minh ngoc
16 tháng 4 2018 lúc 20:02

Và câu chuyện chiếc dép của ông đã thành 1 giai thoại, là bài học mà mọi người dân Ấn Độ đến nay vẫn đưa ra làm bài học cho con cháu.

Mahatma Gandhi (1869-1948) có tên thật là Mohandas Karamchand Gandhi, cái tên Mahatma là người dân Ấn Độ đặt cho ông với nghĩa là "đại nhân", "linh hồn lớn" để biểu lộ sự kính trọng và biết ơn với vị lãnh tụ vĩ đại của họ.

Ông đã lãnh đạo cuộc kháng chiến giành độc lập của người Ấn Độ, chống lại thực dân Đế quốc Anh và là người tiêu biểu cho phong trào tìm lại nhân quyền trên thế giới.

Trong suốt cuộc đời, ông luôn đấu tranh chống lại tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Và lối sống giản dị, sâu sắc đó đã đưa ông vào hàng vĩ nhân của thế giới.

Những triết lý của ông đến nay vẫn được hậu thế ghi lại và học hỏi, những câu chuyện nhỏ của ông được viết thành sách và in ra nhiều thứ tiếng, và chúng tôi xin giới thiệu 1 câu chuyện nổi tiếng của ông : "Câu chuyện chiếc dép bị rơi".

Nội dung như sau :

Một lần Gandhi đi công tác bằng xe lửa, và chuyến xe đang chạy với tốc độ rất cao. Đột nhiên tàu rung lắc dữ dội, Gandhi không cẩn thận làm rơi một chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người xung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông.

Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc dép còn lại ra ngoài cánh cửa sổ đó, mọi người rất sốc và hỏi ông : "Tại sao ngài lại làm vậy ?".

Gandhi trả lời rất điềm đạm : "1 đôi dép mà mất đi 1 chiếc thì sẽ chẳng làm gì được cả, tôi có giữ lại cũng vô ích, thà rằng tôi ném nó đi để lỡ có ai nhặt được nó, họ sẽ có cả đôi dép và sử dụng được".

Lúc này mọi người đã hiểu ra và cảm phục ông, chỉ trong 1 giây rất ngắn ngủi, 1 con người điềm đạm như Gandhi lại có thể nhanh chóng hiểu ra được điều đó và hành động rất nhanh, thật đáng để học hỏi.

Bài học cho chúng ta :

Trong cuộc sống, rất ít người hiểu ra được lý lẽ đầy tính nhân văn đó, đa phần mọi người đều hành động kiểu "không ăn được thì đạp đổ", chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà gạt bỏ mọi người xung quanh.

Nếu bạn biết cho đi, bạn sẽ được nhận lại, điều đơn giản đó không phải ai cũng hiểu được, ít nhất thì khi những đồ vật, tài sản không còn nhiều giá trị với bạn, nhưng nếu nó được kết hợp, được đưa vào đúng chỗ thì sẽ có giá trị với rất nhiều người.

Những bộ quần áo cũ không mặc vừa của bạn, có thể cứu sống những người khó khăn ở vùng núi giá lạnh, những cuốn sách bạn đã học qua không dùng đến cũng sẽ giúp ích được cho những đứa trẻ không có tiền mua sách...

Minh nguyễn
Xem chi tiết
Dương Phương Trà
19 tháng 4 2017 lúc 20:21

Mở bài.
Học sinh cần giới thiệu được :
Những nét thật cơ bản về hai tác giả,hai tác phẩm và khẳng định được
đây là hai sáng tác đặc săc nhất về hìnhảnh người tù cách mạng trong các sáng
tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ
ca cách mạng nói chung.
Thân bài.

Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ ,học sinh có thể làm nổi bật
vẻ đẹp tâm hồn của những người tùcách mạng qua hai bài thơ như sau:
- Tình yêu thiên nhiênđất nước ,yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim
những người tù mà ở đây là ( Hồ Chí Minh,Tố Hữu ) .Có lẽ bởi trước hết họ là
nhà thơ ,là những người nghệ sỹ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp.
+ Ở bài thơ “ Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoáng
đạt ,thanh bình ,nên thơ.Có bầu trời xanh lồng lộng.Có sắc vàng của bắp ,sắc đào
của nắng.Có cánh chim tu hú chao liệng….
+Ở bài thơ “ Ngắm trăng” lại là vẻ đẹp của đem trăng,của vầng trăng- người
bạn cố tri với nhà thơ,người tù Hồ Chí Minh từ thuở nào.Đêm trăng đẹp đến
“khó hững hờ’’.Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ
được.Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ.

- Vẻ đẹp thứ haiđó là khát vọng tự do.
Đúng như Hồ Chí Minh từng nói “ Thân thể ở trong lao-Tinh thần ở ngoài
lao”.Sống trong giam hãm ,ngục tù nhưng tâm hồn luôn hướng ngoại ,luôn muốn
“vượt ngục”, “đạp tan phòng” để đến với tự do,đến với con đường cách mạng
còn dang dở.

- Thứ ba đó là vẻ đẹp của ý chí cách mạng,tinh thần lạc quan yêu đời.
Vượt qua mọikhó nhăn gian khổ ,thiếu thốn,giam cầm,tra tấn của trốn lao
tù,người tù cách mạng không hề bi quan thoái bộ .Ngược lại họ luôn nghĩ về ,tìm
về với cuộc sống ,với cái đẹp,đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa
chọn.Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa ,con
đường vinh quang.Với Hồ Chí Minh ,ở trong tù nhưng người luôn tin tưởng vào
tương lai tốt đẹp,cách mạng sẽ thành công.Với Tố Hữu“Tiếng chim tu hú
ngoài trời cứ kêu” như một lời thúc giục tranh đấu khát vọng tranh đấu.

Kết bài
Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng ,với những vẻ đẹp tầm
hồn của họ luôn là hìnhảnh đẹp nhất ,đáng ngợi ca nhất cho thế hệ trẻ đương
thời và cả thế hệ trẻ hôm nay.Vì thế ,những bài thơ như vây khiến những ai đã
từng đọc một lần không thể nào quên ,không thể không tự hào và ngưỡng mộ.

Nguyễn Diệu Linh
24 tháng 4 2018 lúc 21:22

MB: Những nét thật cơ bản về hai tác giả,hai tác phẩm và khẳng định được đây là hai sáng tác đặc săc nhất về hình ảnh người tù cách mạng trong các sáng tác thuộc dòng văn học cách mạng Việt Nam trước cách mạng nói riêng và thơ ca cách mạng nói chung.

TB:Xuất phát từ nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ ,học sinh có thể làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của những người tù cách mạng qua hai bài thơ như sau:
- Tình yêu thiên nhiên đất nước ,yêu cái đẹp luôn thường trực trong trái tim những người tù mà ở đây là ( Hồ Chí Minh,Tố Hữu ) .Có lẽ bởi trước hết họ là nhà thơ ,là những người nghệ sỹ biết trân trọng và sáng tạo nên cái đẹp. + Ở bài thơ “ Khi con tu hú” là bức tranh thiên nhiên đồng quê vô cùng khoángđạt ,thanh bình ,nên thơ.Có bầu trời xanh lồng lộng.Có sắc vàng của bắp ,sắc đào của nắng.Có cánh chim tu hú chao liệng…. + Ở bài thơ “ Ngắm trăng” lại là vẻ đẹp của đem trăng,của vầng trăng- người bạn cố tri với nhà thơ,người tù Hồ Chí Minh từ thuở nào.Đêm trăng đẹp đến “khó hững hờ’’.Đó cũng là một lý do khiến nhà thơ – người tù không ngủ được.Đó cũng là vẻ đẹp của một con người thi sỹ nhưng lại là chiến sỹ. - Vẻ đẹp thứ hai đó là khát vọng tự do. Đúng như Hồ Chí Minh từng nói “ Thân thể ở trong lao -Tinh thần ở ngoài lao”.Sống trong giam hãm ,ngục tù nhưng tâm hồn luôn hướng ngoại ,luôn muốn“vượt ngục”, “đạp tan phòng” để đến với tự do,đến với con đường cách mạng còn dang dở. - Thứ ba đó là vẻ đẹp của ý chí cách mạng,tinh thần lạc quan yêu đời. Vượt qua mọi khó nhăn gian khổ ,thiếu thốn,giam cầm,tra tấn của trốn lao tù,người tù cách mạng không hề bi quan thoái bộ .Ngược lại họ luôn nghĩ về ,tìmvề với cuộc sống ,với cái đẹp,đến với con đường cách mạng mà họ đã lựa chọn.Con đường ấy đầy gian khổ hy sinh nhưng là con đường chính nghĩa ,con đường vinh quang. Với Hồ Chí Minh ,ở trong tù nhưng người luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp,cách mạng sẽ thành công.Với Tố Hữu “Tiếng chim tu hú ngoài trời cứ kêu” như một lời thúc giục tranh đấu khát vọng tranh đấu.

KB:Khẳng định được hình tượng người tù cách mạng ,với những vẻ đẹp tầm hồn của họ luôn là hình ảnh đẹp nhất ,đáng ngợi ca nhất cho thế hệ trẻ đương thời và cả thế hệ trẻ hôm nay.Vì thế ,những bài thơ như vây khiến những ai đã từng đọc một lần không thể nào quên ,không thể không tự hào và ngưỡng mộ


Trang Huyen
5 tháng 4 2021 lúc 21:32
I. Mở bài:
Dẫn dắt, đưa nhận định
II. Thân bài:
1. Giải thích:
Đúng như nhà văn A-na tô-li Phơ-răng đã nói: “Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người”. Có nghĩa là đọc một câu thơ, chúng ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ mà còn cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ gửi gắm trong đó. Bởi thơ là tiếng nói của tâm hồn, tình cảm con người. Mỗi câu thơ ra đời là kết quả của những trăn trở, suy tư, nung nấu ở người nghệ sĩ.
2. Chứng minh:
HS tìm các phương diện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ của cả hai bài thơ để phân tích. (Hoặc có thể phân tích vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ theo từng bài thơ). Sau đây là gợi ý:
a. LĐ 1: Dù sống trong ngục tù nhưng những người chiến sĩ vẫn dành cho thiên nhiên một tình yêu sâu sắc:Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống khiến người tu tưởng tượng một mùa hè chan hoà ánh sáng, rực rỡ sắc màu rộn ràng âm thanh và ngọt ngào hương vị (dẫn chứng)Bài thơ “Ngắm trăng”:Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. Người thấy thiếu mọi nghi thức thông thường. Cái thiếu “ rượu” và “hoa” là cái thiếu của một thi nhân chứ không phải là cái thiếu của một tù nhân (dẫn chứng)Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác (dẫn chứng)Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Qua nghệ thuật đối và nhân hoá làm nổi bật tình cảm song phương, cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người (dẫn chứng)b. LĐ 2: Họ luôn khao khát tự do mãnh liệt:Niềm khao khát mãnh liệt về với tự do còn được bộc lộ trực tiếp trong những câu cuối: d/c. Cách ngắt nhịp độc đáo, kết hợp với những từ ngữ mạnh (đập tan phòng, chết uất) và những từ cảm thán (ôi, làm sao, thôi) làm nổi bật cái cảm giác ngột ngạt cao độ, niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh ngục tù để trở về với cuộc sống tự do bên ngoài. Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã tạo nên một sự hô ứng. Tiếng chim ban đầu là âm thanh đẹp của tự nhiên gợi lên trong tâm hồn người tù cách mạng trẻ tuổi một mùa hè tự do, khoáng đạt đầy sức sống. Còn tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ lại là âm thanh giục giã, như thúc giục những hành động sắp tới.Còn Bác luôn hướng ra ánh sáng. Đó là vầng trăng, là bầu trời, là tự do và đó cũng là hy vọng, là tương lai.c. LĐ 3: Người chiến sĩ cộng sản ấy cũng mang một phong thái ung dung, lạc quan trong bất kỳ hoàn cảnh nào: Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo - biểu tượng cụ thể của nhà tù (cuộc vượt ngục tinh thần).
3. Tổng hợp:Như vậy, qua hai bài thơ, người đọc sẽ hiểu hơn về tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản khi ở trong tù. Và vẻ đẹp tâm hồn của họ là cội nguồn tạo nên vẻ đẹp, giá trị tác phẩm.Đọc thơ hay, gặp gỡ tâm hồn người nghệ sĩ, người đọc thơ được thanh lọc, hoàn thiện tâm hồn mình.III. Kết bài: Khẳng định lại nhận định và cảm nghĩ, liên hệ
Thùy Linh
Xem chi tiết
đoraemon
Xem chi tiết
Võ Cherry
14 tháng 8 2017 lúc 7:42

Đọc truyện bánh chưng , bánh giầy .Em thích nhất chi tiết Lang Liêu làm bánh bởi vì chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, tự tay làm bánh để dâng lên tổ tiên. Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.

Chúc bạn học tốt , tick cho mk nhé!

Eren Jeager
14 tháng 8 2017 lúc 16:11
Em thích Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, tự tay làm bánh để dâng lên tổ tiên. Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục.