Viết đoạn văn ngắn phân tích khổ 1 bài Sang thu của tác giả Hữu Thỉnh( ko lấy trên mạng)
Viết đoạn văn quy nạp ( khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Sang thu" của tác giả Hữu Thỉnh . Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và câu phủ định
Trong phạm vi khổ một bài thơ "Sang thu", Hữu Thỉnh đã viết:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
Chỉ qua hai câu thơ đầu của khổ, với việc sử dụng từ chỉ cảm xúc như "bỗng" cộng với động từ mạnh "phả" và hình ảnh "gió se", tác giả đã cho người đọc thấy được cảm xúc ngỡ ngàng của mình khi nhận ra mùa thu đã về qua các dấu hiệu của mùa thu. Dấu hiệu đầu tiên của mùa thu đã được tác giả thể hiện bằng sự bất ngờ khi nhận ra hương ổi bằng khứu giác, mà ở đây hương ổi ấy chính là một nét đặc trưng và bình dị của vùng Đồng bằng sông Hồng. Tiếp đến chính là hình ảnh "ngọn gió se" của mùa thu thật đặc trưng và thú vị làm sao (1). Được cảm nhận bằng xúc giác, tác giả ngoài ra còn dùng động từ mạnh "phả" để gợi nên sự thơm nồng, mạnh mẽ của hương ổi và sự vận động của gió đưa hương. Không chỉ vậy, ngoài ra tác giả còn sử dụng từ láy và phép nhân hóa với làn sương khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến, khiến cho làn sương như có tâm hồn mà xao xuyến trước ngưỡng cửa mùa thu. Từ đó, tác giả đã kết luận:
"Hình như thu đã về".
Với việc sử dụng thành phần tình thái "hình như" cùng cụm từ "đã về", tác giả đã thể hiện một cảm xúc mong manh, mơ hồ và đồng thời cũng rất quen thuộc, gần gũi mỗi khi đến - gợi nên sự bâng khuâng, xao xuyến của lòng người. Tác giả không thể hiện cảm xúc rõ ràng về sự hiện diện của mùa thu như là để cho người đọc thấy rõ về sự chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu (2). Như vậy, chỉ trong khổ một của bài thơ, tác giả Hữu Thỉnh đã khắc họa rõ nét cảm xúc của mình những tín hiệu thu về trong không gian gần và hẹp mới thật tinh tế biết bao.
*Chú thích:
(1): Thành phần cảm thán
(2): Câu phủ định
Phân tích khổ thơ đầu "Sang Thu" của Hữu Thỉnh (VIết bài văn ).
Giúp mình với ạ mai mình nộp rooiffiiiiiii
Thanks you
Tham khảo nha em:
Hữu Thỉnh là một nhà thơ viết nhiều và hay viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên. "Sang thu" là một tác phẩm tiêu biểu viết về mùa thu của ông. Bài thơ không chỉ có hình ảnh thiên nhiên sang thu mà còn có bóng dáng con người trước mùa thu cuộc đời.
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
Sự biến đổi đất trời lúc sang thu hoặc tín hiệu sang thu (làn gió se) mang theo "hương ổi" nhà thơ ngỡ ngàng bâng khuâng xao xuyến trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa ("bỗng", "hình như").
Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế. "Hương ổi" lan vào không gian phả vào gió se, động từ "phả" là nét đặc sắc của hương ổi, mùi hương ổi lan tỏa vào trong gió với một không gian rộng. "Sương đầu thu" giăng mắc nhẹ nhàng chuyển động chầm chậm nơi ngõ xóm, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa rất đặc sắc qua động từ "chùng chình". "Dòng sông" trôi thanh thản gợi vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên; những cánh chim bắt đầu vội vã, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật đối và các từ láy đã mở ra một không gian cao rộng, khoáng đãng.
Cảm giác giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu" đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo và tạo nét riêng cho tác phẩm. Có lẽ mùa thu đang đến ngõ xóm báo hiệu mùa thu đang đến rất gần. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những cơn mưa cũng vơi bớt, tiếng sấm cũng không còn bất ngờ. Tác giả sử dụng từ ngữ vô cùng tinh tế qua từ "vẫn còn bao nhiêu", "vơi dần", "cũng bớt". Hình ảnh sương thu chùng chình nơi ngõ xóm gợi liên tưởng con người bâng khuâng xao xuyến bịn rịn trước mùa thu của cuộc đời.
Lúc sang thu bớt đi tiếng sấm bất ngờ. Cũng có thể hiểu hình ảnh hàng cây đứng tuổi không bị bất ngờ, giật mình bởi tiếng sấm nữa. Với hình ảnh có giá trị tả thực về hình tượng thiên nhiên này nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những vang động của cuộc đời.
Với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, cảm nhận tinh tế sâu sắc, hình ảnh thơ đẹp, ngôn ngữ tinh tế giọng thơ êm đềm. Sang thu thể hiện cảm nhận tinh tế của những chuyển biến nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu của miền Bắc. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn bó với quê hương của tác giả và triết lí về con người và cuộc đời.
Sang thu là một bài thơ đặc sắc viết về thời điểm chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu. Bài thơ vừa thể hiện tài năng sự cảm nhận tinh tế của tình yêu đồng thời thể hiện tình cảm của nhà thơ với thiên nhiên mùa thu. Đọc bài thơ chúng ta càng yêu hơn mùa thu thiết tha nồng hậu của quê nhà.
Viết 1 đoạn văn tử 8 đến 10 câu phân tích ý nghĩa và tác động của bài Sang Thu Hữu Thỉnh trong chương trình lớp 9 đổi với e ( có đánh stt trog câu văn )
Nếu mùa xuân là mùa của hội tụ của những ngòi bút tài hoa thì mùa thu lại bước vào thơ ca thật gần gũi Trước đây Nguyễn Khuyến nổi tiếng với chùm thơ thu, Xuân Diệu được nhiều người biết đến hơn vì baì thơ “đây mùa thu tới” thì nay hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài mùa thu với bài “sang thu” . Hình như Hữu Thỉnh đã để ý rất lâu, quan sát tỉmĩ về tiết thu mới có thể viết được bài thơđặ sắc đến vậy. Nét độc đáo củabài thơ này khôngchỉ là những dòng thỏ hay mà còn thể hiện qua những cảm nhận tinh tế bằng nhiều giác quan, nhiều góc độ, nhiều hình ảnh mới lạ. nhữngđám mây trời vắt nửa mình sang thu. Đây cũng là những hình ảnh gợi lên bài thơ sang thu một nét độc đáo. Khôngnhwxng thế, tác giảcòn cảm nhận thu từ xa đến gần, từ vô hình đến hữu hình. Thật biết ơn nhà thơđã mangđến cho chúng ta mộtbài thơ khác lạ so vơí những bài thơ thu trước đó.
Em hãy viết đoạn văn diễn dịch trong đó có sử dụng câu ghép (gạch chân dưới câu ghép đó) phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Sang thu là những vần thơ hay nhất đời thơ Hữu Thỉnh và bài thơ đã tạo được ấn tượng, dấu hiệu đầu tiên về mùa thu ngay ở khổ thơ đầu:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về."
Mùa thu là mùa đẹp nhất, là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhân loại. Hữu Thỉnh cũng góp một mảnh ghép về mùa thu bằng những hình ảnh thơ độc đáo, đó là hương ổi. Hương ổi mang tới cho mùa thu sự dịu nhẹ, là hương vị mang nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Chữ "bỗng" diễn tả trạng thái đột ngột, bất ngờ, niềm vui, sự ngạc nhiên của tác giả khi nhận ra dấu hiệu của mùa thu. Động từ "phả" khiến câu thơ như lan tỏa hương vị nồng nàn của hương ổi trong không gian. Không chỉ vậy, những tín hiệu báo thu sang tiếp tục được cảm nhận qua hình ảnh sương thu. Phép nhân hóa "sương chùng chình" đã diễn tả sự ngập ngừng, vấn vương, có gì như bâng khuâng, nửa muốn đi, nửa không muốn rời bỏ của làn sương. Hai chữ "hình như" là phỏng đoán, nửa tin nửa ngờ. Nhà thơ cảm nhận bước đi của mùa thu trong khoảnh khắc chớm thu không chỉ bằng khứu giác (nhận ra hương ổi), không chỉ bằng xúc giác (gió se), bằng thị giác (sương chùng chình) mà còn bằng tất cả sự rung động của tâm hồn, linh hồn. Bâng khuâng, rạo rực, rung động và xôn xao. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện khá tinh tế, đầy chất thơ.
Câu chủ đề: Câu "Sang thu là... khổ thơ đầu".
Câu ghép: là câu được gạch chân.
Sang thu là những vần thơ hay nhất đời thơ Hữu Thỉnh và bài thơ đã tạo được ấn tượng, dấu hiệu đầu tiên về mùa thu ngay ở khổ thơ đầu:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về."
Mùa thu là mùa đẹp nhất, là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhân loại. Hữu Thỉnh cũng góp một mảnh ghép về mùa thu bằng những hình ảnh thơ độc đáo, đó là hương ổi. Hương ổi mang tới cho mùa thu sự dịu nhẹ, là hương vị mang nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Chữ "bỗng" diễn tả trạng thái đột ngột, bất ngờ, niềm vui, sự ngạc nhiên của tác giả khi nhận ra dấu hiệu của mùa thu. Động từ "phả" khiến câu thơ như lan tỏa hương vị nồng nàn của hương ổi trong không gian. Không chỉ vậy, những tín hiệu báo thu sang tiếp tục được cảm nhận qua hình ảnh sương thu. Phép nhân hóa "sương chùng chình" đã diễn tả sự ngập ngừng, vấn vương, có gì như bâng khuâng, nửa muốn đi, nửa không muốn rời bỏ của làn sương. Hai chữ "hình như" là phỏng đoán, nửa tin nửa ngờ. Nhà thơ cảm nhận bước đi của mùa thu trong khoảnh khắc chớm thu không chỉ bằng khứu giác (nhận ra hương ổi), không chỉ bằng xúc giác (gió se), bằng thị giác (sương chùng chình) mà còn bằng tất cả sự rung động của tâm hồn, linh hồn. Bâng khuâng, rạo rực, rung động và xôn xao. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện khá tinh tế, đầy chất thơ.
Câu chủ đề: Câu "Sang thu là... khổ thơ đầu".
Câu ghép: là câu được gạch chân.
Sang thu là những vần thơ hay nhất đời thơ Hữu Thỉnh và bài thơ đã tạo được ấn tượng, dấu hiệu đầu tiên về mùa thu ngay ở khổ thơ đầu:
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về."
Mùa thu là mùa đẹp nhất, là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca nhân loại. Hữu Thỉnh cũng góp một mảnh ghép về mùa thu bằng những hình ảnh thơ độc đáo, đó là hương ổi. Hương ổi mang tới cho mùa thu sự dịu nhẹ, là hương vị mang nét đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Chữ "bỗng" diễn tả trạng thái đột ngột, bất ngờ, niềm vui, sự ngạc nhiên của tác giả khi nhận ra dấu hiệu của mùa thu. Động từ "phả" khiến câu thơ như lan tỏa hương vị nồng nàn của hương ổi trong không gian. Không chỉ vậy, những tín hiệu báo thu sang tiếp tục được cảm nhận qua hình ảnh sương thu. Phép nhân hóa "sương chùng chình" đã diễn tả sự ngập ngừng, vấn vương, có gì như bâng khuâng, nửa muốn đi, nửa không muốn rời bỏ của làn sương. Hai chữ "hình như" là phỏng đoán, nửa tin nửa ngờ. Nhà thơ cảm nhận bước đi của mùa thu trong khoảnh khắc chớm thu không chỉ bằng khứu giác (nhận ra hương ổi), không chỉ bằng xúc giác (gió se), bằng thị giác (sương chùng chình) mà còn bằng tất cả sự rung động của tâm hồn, linh hồn. Bâng khuâng, rạo rực, rung động và xôn xao. Không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ thuật đồng hiện khá tinh tế, đầy chất thơ.
Câu chủ đề: Câu "Sang thu là... khổ thơ đầu".
Câu ghép: là câu được gạch chân.
Sao chép đáp án rồi gửi cô hihi =)
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.
Lập dàn bài cho bài văn với đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Thực hiện theo trình tự các bước:
- Tìm hiểu đề và tìm ý:
+ Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).
+ Tìm ý: Nội dung cảm xúc của bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh là gì? Nội dung cảm xúc của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?
- Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.
Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:
+ Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
+ Cảm nhận tinh tế về hương vị: hương ổi phả vào trong gió se.
+ Hình ảnh sương đầu thu, nhẹ nhàng giăng mắc.
+ Hình ảnh thơ độc đáo được tạo nên bởi những từ ngữ giàu sức gợi cảm: bỗng, phả vào, gió se, chùng chình, hình như.
Khổ một của bài thơ “Sang thu” đã thể hiện thành công tín hiệu thu về và cảm xúc của nhà thơ Hữu Thỉnh. Mở đầu khổ một, ông viết:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”.
Ở đây, “hương ổi” là mùi ổi chín trong các vườn cây, đây là tín hiệu thu về vừa quen thuộc vừa mới mẻ, vừa gần mà lạ (được cảm nhận bằng khứu giác). Động từ “phả” có nghĩa là toả vào, trộn lẫn, thể hiện hương ổi đang ở độ đậm nhất, sánh lại, thơm nồng nàn hoà quyện vào trong gió, lan toả khắp khu vườn. Và Hữu Thỉnh đã biến cái vô hình thành cái hữu hình, ta như cảm nhận được sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương. Ông cảm nhận tín hiệu thu về không chỉ bằng khứu giác mà còn cảm nhận bằng xúc giác. “Gió se” là gió se se lạnh, man mát, thoang thoảng đặc trưng của mùa thu. Trước tín hiệu “hương ổi”, “gió se”, nhà thơ đã bộc lộ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng và bất ngờ qua từ “bỗng”. Hơn nữa, ông viết tiếp:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”.
Với hình ảnh “sương”, thi sĩ dùng biện pháp nhân hoá qua từ “chùng chình” để cho thấy làn sương như cố ý đi chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm, vẫn lưu luyến mùa hạ đang dần qua, cũng giống như con người vẫn còn nhiều vương vấn, chưa muốn sang thu của cuộc đời (được cảm nhận bằng thị giác). Từ “ngõ” được hiểu theo nghĩa tả thực là đường làng ngõ xóm, còn theo nghĩa ẩn dụ là cửa ngõ của thời gian giữa hai mùa: hạ và thu. Thành phần tình thái “hình như” thể hiện sự mơ hồ, không rõ ràng của tác giả. Nhà thơ hơi bối rối, dường như còn có chút gì đó chưa thật, chưa chắc chắn trong cảm nhận. Qua đó, ta thấy mùa thu còn rất nhạt, chỉ vừa mới chớm, mùa hạ còn đậm. Ôi! Khổ thơ đã thể hiện một cách tinh tế những cảm nhận của thi nhân trước thời khắc giao mùa của thiên nhiên đất trời. Tóm lại, bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, thành phần biệt lập, tính từ…, cảm nhận tín hiệu thu về của nhà thơ trong không gian gần và hẹp đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ đầu bài thơ Khi con tu hú của tác giả tố hữu;trong đoạn văn sự dụng câu ghép và thán từ
Tham Khảo
`Khi con tu hú gọi bầy, trong hoàn cảnh tách biệt với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ cách mạng càng cảm thấy ngột ngạt hơn, tù túng hơn, vì vậy mà càng thêm khát khao cháy bỏng hướng đến cuộc sống tự do tươi đẹp bên ngoài Tố Hữu, bằng cảm xúc chân thật của mình, đã cất lên tiếng nói tâm tình tha thiết của người chiến sĩ cộng sản suốt đời chiến đấu cho lí tưởng và tâm hồn khát khao tự do đến cháy bỏng trong bài thơ “Khi con tu hú”.Nhan đề bài thơ là một sự diễn đạt chưa trọn ý một cách kì lạ. Kì lạ bởi chính chỗ chưa trọn vẹn đó đã mở ra bao nhiêu liên tưởng. Giờ đây, người ta không còn thấy bóng dáng cô đơn, nặng nề của người tù Tố Hữu mà chỉ nghe tiếng lòng nhà thơ đang rộn ràng, ngân vang khi đón nhận lấy tiếng chim tu hú từ xa rộn về. Tu hú gọi bầy là âm thanh hết sức quen thuộc ở chốn làng quê Việt Nam, báo hiệu cho sự chuyển mình của sự sống - mùa hè về. Mười chín tuổi, còn trẻ trung, bồng bột, người thanh niên Tố Hữu đã tìm thấy cho mình lí tưởng cao đẹp cuộc đời. Những bước đi không mỏi mệt trên chặng đường chông gai, phút chốc phải dừng đột ngột, bị bó buộc tù hãm khiến cho Tố Hữu không khỏi có lúc thốt lên chua xót: “Ôi!Cô đơn thay là cảnh thân tù”. Nhưng rồi phút giây ấy cũng nhanh chóng đi qua, nhường chỗ cho không gian cảnh vật tràn trề nhựa sống: những bông lúa chín, hạt bắp vàng, ánh nắng đào, trời xanh rộng, đôi sáo diều, tiếng ve ngân...
Phân tích bài thơ " sang thu" của Hữu thỉnh, giúp mình với ạ ( không chép mạng)
Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú" của tác giả Tố Hữu, trong đoạn văn có sử dụng câu ghép và một thán từ.
tham khảo
Bài thơ có mười câu, đã dành sáu câu cho đoạn thứ nhất: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không... Đây là cảnh mùa hè tiêu biểu ở các làng quê. Nhưng bức tranh hiện thực ấy được mở ra bằng hai lớp: lắng nghe và hồi tưởng, hiện tại và quá khứ, cái đang tới và cái đã qua. Cái hôm nay - cái bây giờ mà nhà thơ đang nghe là tiếng tu hú, một sự lắng nghe bất chợt sau một thời gian bị xiềng xích trong tù (“Khi con tu hú gọi bầy”). Cái cảm giác đột nhiên ấy - sở dĩ là đột nhiên, vì nó xuất hiện trong một khối cảnh không gian đặc biệt: hiếm khi có âm thanh cuộc sống vọng vào. Cảm giác này phải chăng giống với tâm trạng của tác giả Nhật ký trong tù khi nghe tiếng sáo (“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu”). Nó lạ lẫm và khơi gợi vô cùng. Tu hú gọi bầy là mùa hè đã đến. Nhưng nó đến như thế nào thì tác giả không nhìn thấy. Vốn sống, sự gắn bó với mọi làng quê đã được huy động để thay vào. Lấp đầy cái khoảng trống bị vây bọc bởi bốn bức tường xà lim lạnh lẽo là sự tưởng tượng của nhà thơ mà người đọc không cảm thấy có một chút gì khiên cưỡng, gò ép. Mạch thơ vẫn hết sức tự nhiên như không có một sự lắp ghép cố tình nào. Hãy đọc lại: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần. Hai câu thơ, và rồi bốn câu tiếp như một tác động dây chuyền: cứ tiếng chim xuất hiện là mùa màng, cây trái đến theo. Sự hô - ứng ấy bao đời vẫn thế bởi đó là quy luật của tự nhiên. Tiếng chim gọi bầy mà cũng là tiếng chim gọi mùa chính là vì thế. Nó lập tức xôn xao. Nó va đụng vào lòng người nao nức lắm. cần chú ý hai trạng thái chín của lúa và ngọt của cây: đang chín, ngọt dần. Nếu thay vào đã chín, ngọt rồi, câu thơ sẽ khác, sẽ ở vào thế tĩnh, đông cứng lại ngay. Còn ở đây tả chim mà như nó đang bay, tả hoa mà như nó chớm nở, nó mỉm cười thì ấy là cái động của thơ, của họa. Cái động ấy ở đây là do tài của nhà thơ, nhưng cũng là do tình của nhà thơ thân mến nó. Nghe một tiếng chim kêu mà thấy mạch sống của cây, của lúa sinh sôi, đang rạo rực thân cành thì chỉ có thể ở những con người yêu thương cuộc đời, yêu thương sự sống đến mức thắt lòng. Từ đó mà tưởng tượng nảy sinh. Ay là chưa nói đến Ưu thế uyển chuyển, nhịp nhàng, giàu khả năng diễn đạt tâm tình của thơ lục bát. Thơ lục bát vừa có hình thức cố định lại vô cùng biến hóa. Chẳng hạn, trong bốn câu thơ đầu, nếu lấy tiêu chí giác quan mà nhìn vào kết cấu thì ta thấy mỗi cặp câu 6/8 có đủ cả thính giác và thị giác, từng đôi một, tạo cảm giác âm thanh giục giã mùa màng bước vào ngày hội: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Nếu bốn câu thơ đầu là bốn câu thơ đẹp, nó nói được cái ríu rít của mùa hè, của cây trái xum xuê thì hai câu sau tưởng như không ăn nhập gì với không khí ấy bởi nó nói đến những con diều sáo, một sắc trời xanh. Nguyễn Trãi xưa vì mừng thấy dân khắp nơi “giàu đủ” mà nghĩ đến cây đàn của vua Thuấn. Cây đàn với bát cơm, tấm áo trên một phương diện nào đó là khá xa nhau, nhưng thực thì chúng lại rất gần nhau, ở cảnh thanh bình, hạnh phúc. Vậy thì hai câu “Trời xanh càng rộng càng cao = Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” phải chăng là những âm thanh vút cao lên từ một giai điệu bè trầm là bốn câu trước dó. Để cắt nghĩa vì sao bức tranh nông thôn hiện ra trong thơ rất thực và rất đẹp, ta nghĩ đến hai điều: bản thân cảnh nông thôn, nhất là vào dịp mùa màng là rất đẹp, nó gợi cái ấm, cái no của người cày cuốc một nắng hai sương. Song điều thứ hai, trong trường hợp bài thơ này, mới là quan trọng: nhà thơ chiến sĩ bị giam cầm vi yêu nó, đang mơ thấy nó, thấy nó như đang ở tầm tay. Yêu nó, không được gần mà nhớ đã đành (đã bao lần ở trong tù, người thanh niên ấy đã nhớ người, nhớ đồng?), cái chính thức: bức tranh ấy là bức tranh tự do, thứ tự do vừa lớn lao vừa bình dị như một chân lí đơn sơ. Để vừa miêu tả (ngoại cảnh) vừa diễn tả (tâm cảnh, tâm trạng), với một độ hấp dẫn đến xúc động lòng người, Tổ Hữu đã huy động cả thành tựu của thơ dân gian (thể lục bát của ca dao), cả thành tựu của Thơ mới. Riêng về hinh ảnh của Thơ mới, thành công của Tố Hữu ở đây trước hết là biết phát huy mạnh mẽ cái tôi nội cảm, cái tôi của cảm xúc dồi dào, của sức tưởng tượng phong phú. Sáu câu đầu giống như một đời sống bên trong của nó. Ngay câu thơ đầu thôi, cái nguyên cớ, cái nguồn cơn để từ đó cảm xúc trào dâng như một giây phút “chạnh lòng” (tên một bài thơ của Thế Lữ). Một âm thanh nhỏ của cuộc đời mấy ai để ý mà với Tố Hữu, tiếng “gọi bầy” ấy có sức gợi rất lớn, sức gợi tức thời. Sự nhạy cảm ở đây là của thơ nói chung, trước hết là của thơ mới. Đọc Khi con tu hú, ta có cảm giác vừa là ca dao, vừa không phải là ca dao chính bởi sự kết hợp của hai thành tựu vừa nêu.
Viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu trình bày cảm nhận về khổ thơ 2 trong bài thơ "sang thu" của nhà thơ Hữu Thỉnh. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập và câu cảm thán, chú thích rõ