nghị luận về chiếc lược ngà
bài văn nghị luận về chiếc lược ngà
Tham khảo:
Nếu như trong Chuyện người con gái Nam Xương tác phẩm được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng cốt truyện trở nên hấp dẫn và đầy kịch tính nhờ những chi tiết đặc sắc như chi tiết kì ảo và chi tiết cái bóng thì trong Chiếc lược Ngà - Nguyễn Quang Sáng, vai trò của những chi tiết ấy cũng thể thiếu được. Và đó chính là chi tiết chiếc lược ngà cùng vết thẹo dài trên ông Sáu.
Với chi tiết Chiếc Lược ngà đây là cũng là nhan đề chính của câu chuyện. Chi tiết này mang lại nhiều ý nghĩa đối với từng nhân vật trong tác phẩm. Như với ông Sáu đây là kỉ vật duy nhất ông dành cho con, là lời hứa sẽ trở về cùng đoàn tụ với con gái, nhưng quan trọng nhất là đây là vật giúp ông gỡ rối được trong lòng mình vì khi tức giận đã đánh bé Thu. Đồng thời, chiếc lược ngà mỗi khi ông mang ra mài giũa cũng là lúc giúp ông vơi bớt nỗi nhớ con gái.
Và chi tiết chiếc lược ngà có ý nghĩa với ông Sáu bao nhiêu thì nó lại càng quan trọng với Bé Thu bấy nhiêu. Bởi đây là di vật thể hiện giấc mơ tuổi thơ về lời hứa của ông Sáu với cô bé sẽ trở về và đem mua cô một chiếc lược. Và món quà duy nhất mà cha cô để lại này nó chất chứa biết bao tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu, đó là tình cha con thiêng liêng và đáng quý bởi nó diễn ra vô cùng ngắn ngủi trong thời khắc mà cô bé nhận ra ba của mình nhưng đó cũng là thời khắc éo le trong cuộc chia tay của họ.
Không chỉ bé Thu hay ông Sáu, chiếc lược ngà ấy cũng vô cùng ý nghĩa với Bác Ba. Đó là sự ủy thác thiêng liêng của người bạn thân mà giây phút trước khi hi sinh ông Sáu không kịp trăn trối điều gì chỉ có thể rút chiếc lược ra và nhờ Bác Ba đem tận tay cho cô con gái bé nhỏ. Và Bác Ba đã trở thành người giúp kết nối tình cảm cha con cho ông Sáu với Bé Thu.
Nhưng đặc biệt hơn, chi tiết đặc sắc chiếc lược ngà không chỉ có ý nghĩa với các nhân vật trong truyện mà nó là biểu tượng cho tình phụ tử thiêng liêng, giúp gắn kết các câu chuyện với nhau tạo nên một mạch câu chuyện diễn ra có sự liên kết và hấp dẫn, cảm động hơn. Và hơn hết, chiếc lược ngà đó là nhân chứng cho nỗi đau và sự hi sinh do chiến tranh gây ra.
Cùng với chi tiết chiếc lược ngà, chi tiết vết thẹo trên mặt ông Sáu song song, đồng hành góp phần làm cho câu chuyện trở nên đầy kịch tính và lôi cuốn, chạm đến trái tim người đọc hơn.
Cũng giống như chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương thì chi tiết vết thẹo đặc sắc này trong Chiếc lược Ngà đóng vai trò quan trọng cho cốt truyện, bởi đó là chi tiết thắt nút - mở nút cho câu chuyện.
Nó ý nghĩa thắt nút cho câu chuyện bởi vì chính vết thẹo mà bé Thu không nhận ra ngay từ lần gặp đầu tiên. Khi vừa thấy một đứa trẻ vui đùa trên bến, ông Sáu vội vàng gọi bé Thu và vết thẹo của ông cũng đỏ ửng lên, tình tiết này đã làm cho bé Thu hoảng sợ và chạy khóc gọi mẹ. Cảnh tượng ấy xuất hiện thật éo le, còn nỗi đau hay sự thất vọng nào bằng chính sự hoảng sợ và con gái không nhận ra ba nó. Và chính vì vết thẹo ấy mà bé Thu một mực không nhận Ba, quyết không gọi ba, bởi với cô bé người ba này không giống với ba chụp chung hình với má.
Bên cạnh thắt nút, chi tiết đặc sắc vết thẹo cũng là chi tiết mở nút cho câu chuyện. Và cho đến khi được bà ngoại giải thích vì sao trên mặt ông Sáu có thẹo là do thằng Mĩ gây nên đã góp phần giải toả sự nghi ngờ của cô bé mới 8 tuổi. Và khi mở nút cho câu chuyện từ chi tiết vết thẹo, kịch tính của câu chuyện như được đẩy cao trào lên khi cô bé nhận ra ba mình trong thời khắc của một cuộc chia tay. Cô nhận ra ba mình và không muốn xa lìa ông, nên cô bé có những cử chỉ trái ngược với ban đầu của câu chuyện, nếu như trước đây vết thẹo làm cô sợ thì cô bé lại càng yêu vết thẹo ấy, cô hôn lên trán, lên má và cả lên vết thẹo dài của ba mình.
Cũng từ chi tiết mở nút ấy, ta nhận ra được nhiều điều hơn về nhân vật cũng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Với ông sáu, vết thẹo là dấu vết của chiến tranh, là minh chứng cho lòng dũng cảm và sự hi sinh của một chiến sĩ cách mạng. Đồng thời nó là rào cản làm ông mất đi 3 ngày không được làm cha. Còn với bé Thu, nó thể hiện được cá tính mạnh mẽ và cùng tình yêu sâu sắc của cô bé dành cho ba vô cùng lớn. Còn với nội dung, chủ đề tư tưởng của tác phẩm, chi tiết vết thẹo là minh chứng cho những nỗi đau trong chiến tranh đồng thời khẳng định tình phụ tử thiêng liêng, vĩnh cửu và mạnh liệt, nó không thể bị hủy diệt cho dù chiến tranh có xảy ra.
Như vậy, qua hai chi tiết đặc sắc như chiếc lược Ngà và vết thẹo đã góp phần làm cho câu chuyện trở nên kịch tính, hấp dẫn và ý nghĩa hơn. Đặc biệt nó đã khẳng định được tình yêu cha con thật thiêng liêng và đáng trân quý ở mọi hoàn cảnh, đó cũng là tư tưởng mà tác giả Nguyễn Quang Sáng muốn gửi đến qua tác phẩm "Chiếc lược Ngà".
Viết đoạn văn ngắn về truyện chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng còn có bút danh là Nguyễn Sáng sinh năm 1932, quê ở Chợ Mới, tỉnh An Giang. Là bộ đội thời đánh Pháp, sau năm 1954 tập kết ra miền Bắc mới bắt đầu viết văn. Trong những năm đánh Mĩ, ông sống và hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. Cảnh vật, con người và hơi thở nhịp sống trong tác phẩm.Nguyễn Quang Sáng đậm đặc màu sắc Nam Bộ. Màu sắc bi tráng với bao sự tích anh hùng, những tình huống hấp dẫn đầy kịch tính và giàu chất thơ tạo nên cốt cách và vẻ đẹp trang văn Nguyễn Quang Sáng.Ông để lại nhiều tác phẩm đặc sắc bằng nhiều thể loại. Các tập truyện ngắn: “Con chim vàng”, “Người quê hương”, “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”, “Người con đi xa” … Tiểu thuyết có: “Đất lửa”, “Mùa gió chướng”, “Dòng sông thơ ấu”. Ngoài ra ông còn có một số kịch bản phim, lưu giữ trong lòng người “một thời để nhớ, một thời để yêu”.Nguyễn Quang Sáng viết truyện ngắn “Chiếc lược ngà” vào tháng 9 năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong những tháng ngày sôi sục đánh Mĩ.Truyện kể về ông Sáu, một cán bộ “nằm vùng tại miền Đông'“ da diết thương nhớ vợ con, dùng ngà voi làm thành chiếc lược ngà xinh xắn, trước lúc từ thương đã nhờ bạn chiến đấu trao lại chiếc lược ngà cho đứa con gái bé bỏng, yêu thương. Qua đó, tác giả thê hiện tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.
Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ẩn của ông Sáu đối với con trong bài chiếc lược ngà trong đoạn có sử dụng 1 câu phủ định và phép thế để liên kết (gạch chân dưới câu phủ định và các từ ngữ được sử dụng trong phép thế)
Viết 1 đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ẩn của ông Sáu đối với con trong bài chiếc lược ngà trong đoạn có sử dụng 1 câu phủ định và phép thế để liên kết (gạch chân dưới câu phủ định và các từ ngữ được sử dụng trong phép thế)
Tham khảo:
Có thể nói nhân vật ông Sáu được nhà văn xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc. Nguyễn Quang Sáng đã đặt nhân vật vào cảnh ngộ éo le của đời sống để từ đó ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế đã phát hiện bao cung bậc cảm xúc của tình phụ tử. Ngoài ra, ngôn ngữ kể chuyện vừa truyền cảm, vừa mang đậm chất địa phương Nam Bộ đem đến cho người đọc nhiều xúc động. Đặc biệt,nhà văn đã lựa chọn được một số chi tiết nghệ thuật rất đắt giá như lời dặn mua cho con cây lược của bé Thu,ông Sáu hớn hở khi kiếm được chiếc ngà voi… Tất cả đã góp phần tô đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ Cách mạng, của người cha yêu con nồng thắm.
Đóng vai nhân vật ông sáu kể lại truyện ngắn chiếc lược ngà
Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của văn bản (cách mở đầu, dẫn dắt vấn đề, tổ chức luận điểm, ngôn ngữ, giọng văn nghị luận,…)?
Tham khảo!
Nghệ thuật nghị luận của tác giả được tổ chức vô cùng mạch lạc và logic chặt chẽ, mở đầu đi thẳng vào vấn đề được nhắc tới là nhà thơ Nguyễn Khuyến và ba bài thơ của ông. Đồng thời đưa ra các luận điểm chính để phân tích và lập luận lí lẽ để chỉ ra tại sao mình lại nói như vậy và đan xen các câu nói chia sẻ của tác giả về các bài thơ khác nhau vừa tác ra cái chung và cái riêng ở trong mỗi bài thơ thu của Nguyễn kHuyến. Ngôn ngữ gần gũi, phân tích dễ tới với người đọc chặt chẽ và mang đậm dấu ấn làng quê đất nước. Đặc biệt tác giả sử dụng rất nhiều những câu từ mang tính chất dân tộc như mùa thu Việt Nam, nước ta, đất nước của mình,....
Tham khảo
Nhận xét về nghệ thuật nghị luận:
Bài viết được tổ chức mạch lạc và chặt chẽ.
- Ngay trong phần mở đầu, Xuân Diệu đã đi thẳng vào vấn đề bàn luận là nhà thơ Nguyễn Khuyến cùng với ba bài thơ thu kinh điển.
- Tiếp đến, tác giả lần lượt đưa ra các luận điểm chính và lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm, ý kiến đã nêu.
- Ngôn ngữ nghị luận giản dị, gần gũi. Cách phân tích ngọn ngành và mạch lạc, có sự so sánh với một số tác phẩm khác giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được vấn đề nghị luận.
- Giọng văn nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu lần lượt ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, đi đến sự đồng tình với quan điểm được nêu.
Nghị luận về sự biết ơn
Lòng biết ơn là một giá trị quan trọng trong cuộc sống và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ và bền vững cộng đồng. Trong bài nghị luận này, tôi sẽ trình bày về những lợi ích của lòng biết ơn và cung cấp một số cách để phát triển nó.
Trước tiên, lòng biết ơn là một cảm xúc tích cực giúp chúng ta nhận ra và đánh giá cao những điều tốt đẹp xảy ra trong cuộc sống. Khi chúng ta biết ơn những điều tốt đẹp đã xảy ra, chúng ta cảm thấy hạnh phúc, tạo động lực và tăng sức khỏe tinh thần.
Thứ hai, lòng biết ơn giúp chúng ta xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt với người khác. Khi chúng ta thể hiện lòng biết ơn, chúng ta thể hiện sự tôn trọng và trân trọng đối với người khác. Điều này giúp chúng ta tạo ra môi trường tốt hơn để giao tiếp và hợp tác, cũng như xây dựng mối quan hệ tình cảm khắc phục khó khăn.
Để phát triển lòng biết ơn, có một số cách mà chúng ta có thể thực hiện.
Biểu đạt lòng biết ơn: Chúng ta nên thường xuyên biểu đạt lòng biết ơn bằng cách nói "cảm ơn", viết lá thư, hoặc gửi tin nhắn cho những người đã giúp đỡ mình.
Quan sát tích cực: Chúng ta nên hướng sự chú ý của mình về những điều tích cực trong cuộc sống và quan sát những điều tốt đẹp ngày qua ngày.
Lắng nghe và cảm nhận: Chúng ta cần lắng nghe và cảm nhận sự giúp đỡ từ người khác, và nhìn nhận những điều mà họ đã làm cho chúng ta.
Tổng kết lại, lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cuộc sống tích cực và các mối quan hệ tốt đẹp. Bằng cách biểu đạt lòng biết ơn và thực hiện các cách phát triển lòng biết ơn, chúng ta có thể tạo ra một môi trường tốt hơn cho bản thân và người xung quanh
Nghị luận về lòng bao dung
Mình gợi ý cho bạn một phần bàn luận mình từng viết bạn có thể tham khảo và bổ sung thêm để bài viết được hoàn thiện:
Nếu ví cuộc đời là một bản trường ca bất tận thì bài học về lòng khoan dung như một nốt trầm sâu lắng chứa đựng giá trị nhân sinh sâu sắc và ý nghĩa. Lòng khoan dung là sự cảm thông, rộng lượng tha thứ cho những sai lầm của người khác. Từ lâu, khoan dung đã trở thành đạo lí sống của dân tộc. Con người không thể là "một phiên bản hoàn hảo", trong mọi người đều tồn tại "gót chân Asin" có thể trở thành bả ngọt đưa con người đến với sai lầm. Khi con người cứ tập trung nhìn vào thiếu sót của nhau, dựa vào sai lầm đó phán người khác, liệu "người với người sống để yêu nhau" ( Tố Hữu)? Khoan dung tồn tại để gỡ bỏ mọi khúc mắc còn vướng bận trong lòng người trở thành sợi dây liên kết bền chắc cho những mối quan hệ. Nếu hai người lựa chọn gắn bó với nhau nhưng họ không thể chấp nhận tha thứ cho sai lầm của nhau thì chẳng khác nào đi trên một nhịp cầu đứt gãy không thể bước tiếp cũng không thể quay lại. Con người mang trong mình những ích kỷ cá nhân để nó che lấp đi lòng khoan dung vốn có, mối quan hệ đó có còn bền lâu hay chỉ là những mảnh chắp vá lâu dài. Ai cũng giữ cho mình suy nghĩ ích kỷ tình yêu thương liệu có còn mãi hay vắng bóng trên thế gian này? Vì vậy, con người luôn phải giữ cho mình một tấm lòng khoan dung, độ lượng đối với sai lầm của người khác. Đó là cách để chúng ta yêu thương cũng là giữ lửa cho một mối quan hệ bền vững.”
Lòng khoan dung không chỉ là chất keo kết dính một mối quan hệ còn là cánh cửa dẫn lối cho những mảnh đời bất hạnh tìm đến ngưỡng cửa mới trở lại làm người. "Người thành công luôn có một quá khứ, kẻ tội đồ luôn có một tương lai". Họ có thể vì vốn hiểu biết hạn hẹp hoặc sự bồn bột của tuổi trẻ mà đi vào con đường tha hóa đạo đức. Nhưng điều quan trọng họ nhận thức như thế nào về sai lầm của mình? Quý giá hơn hết thảy là những kinh nghiệm họ rút ra được từ những lần "lầm đường lạc lối" để thay đổi, hoàn thiện phần "người" còn thiếu sót . Khoan dung của mọi người cũng như của toàn xã hội chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đưa họ đến một tương lai mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc từng nói: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn ngón dài. Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác. Nhưng thế này thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ”. Khi họ được chấp nhận bước vào thế giới con người lần thứ hai là cho họ cơ hội thay đổi tốt hơn, cống hiến nhiều hơn cho đất nước. Nhưng ngược lại nếu một lần nữa họ bị chối bỏ, đồng loại xa lánh tiếp tục dồn họ vào vũng bùn nhơ của xã hội thì chẳng có sự cảm hóa nào xảy ra. Cánh cửa tương lai giành cho họ cũng đóng khép nhốt họ trở lại trong cuộc đời tăm tối bủa vây phía trước. Chắc hẳn chúng ta không thể quên được anh Chí hiền lành sống những trang văn của nhà văn hiện thực xuất sắc Nam Cao. Vốn là một anh canh điền lương thiện chỉ với ước mơ có một mái ấm trọn vẹn, gia đình hạnh phúc nhưng lại chịu cảnh tù tội, án oan sai không thể tẩy sạch. Khi ra tù, Chí bị chối bỏ bởi chính những người dân làng Vũ Đại. Có lẽ đó là lý do lớn nhất khiến cho Chí rơi vào thảm kịch cuộc đời từ anh canh điền hiền lành trở thành con quỷ làng Vũ Đại ngày ấy. May mắn thay còn một người với tấm lòng yêu thương, khoan dung độ lượng vô điều kiện đối với Chí Phèo là Thị Nở. Cô đã đánh thức được những khát khao được hòa nhập trở lại làm người chân thật nhất trong con người Chí. Thật đáng thương! Hạnh phúc không thể mỉm cười với anh canh điền ấy. Bà cô Thị Nở đại diện cho định kiến ích kỉ chì chiết, lăng nhục, giày vò; một lần nữa Chí đã chết trên ngưỡng cửa trở về làm người. Nếu xã hội ấy có một chút yêu thương, vị tha đối với Chí Phèo liệu chúng ta có thấy được anh Chí khác được trở về cuộc sống hằng mơ ước ?
Nghị luận về sự tha thứ
Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn bã… Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó,ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên”. Nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng, việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc,biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm. Nhưng so với thực tế,chẳng mấy ai có thể làm được như vậy.
Song nếu nhìn lại, việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ. Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày, vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình,hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học… Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người. Vì vậy, hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.