Vấn đề di cư đã ảnh hưởng như thế nào đến cơ cấu theo độ tuổi và cơ cấu giới tính ở Đông Nam Bộ
Di dân ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới tỉnh và độ tuổi ở Đông Nam Bộ trong thời gian gần đây như thế nào?
- Ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính: Đông Nam Bộ có tỉ lệ giới tính thấp nhất cả nước hiện nay do luồng nhập cư nhiều nữ (do ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều ngành công nghiệp nhẹ, thu hút nhiều lao động nữ từ các vùng khác đến).
- Ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo độ tuổi: lao động nhập cư nhiều, đa số lao động trong độ tuổi lao động nên lực lượng lao động hiện tại của vùng lớn
Cho bảng số liệu sau:
Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi ở Việt Nam (%)
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi. Sự thay đổi cơ cấu theo độ tuổi có ảnh hưởng gì đến việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính ở nước ta.
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi
* Nhận xét
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).
Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.
* Nguyên nhân
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.
* Ảnh hưởng
- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.
- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.
- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.
b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính
- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.
- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.
- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.
+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.
+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).
Sự thay đổi cơ cấu độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?
Sự thay đổi cơ cấu độ tuổi và giới tính có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta ?
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.
b) Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi
Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.
- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.
- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.
b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn:
+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.
+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.
+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.
Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển
A. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
B. đa dạng về ngành.
C. gắn liền với vùng ven biển.
D. tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác
Đáp án C
Vùng ven biển và bờ biển của Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, gồm đánh bắt thủy hải sản, du lịch biển, vận tải biển và khai thác khoáng sản biển. Do vậy, vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ. Điển hình là việc phát triển công nghiệp chế biến dầu khí đã mang lại sự thay đổi rất lớn trong cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở ĐNB, nhất là ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển
A. gắn liền với vùng ven biển
B. tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác
C. mang lại hiệu quả kinh tế cao.
D. đa dạng về ngành.
Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển mang lại hiệu quả kinh tế cao (đặc biệt là ngành dầu khí), thúc đẩy sự phát triển của vùng ven biển ĐNB, tạo sự phân hóa rõ rệt giữa ven biển ĐNB và vùng biên giới với Campuchia
=> Chọn đáp án C
Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển
A. đa dạng về ngành
B. gắn liền với vùng ven biển
C. mang lại hiệu quả cao
D. tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.
Đáp án: C
Phát triển tổng hợp kinh tế biển ở ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh nổi trội về kinh tế biển: tài nguyên có giá trị nhất là khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam + trung tâm du lịch biển lớn + vận tải biển (cảng Bà Rịa – Vũng Tàu) + khai thác hải sản (ngư trường lớn).
Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
⇒ Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.
Vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ, vì kinh tế biển
A. đa dạng về ngành.
B. gắn liền với vùng ven biển.
C. mang lại hiệu quả cao.
D. tác động đến nhiều khu vực kinh tế khác.
Đáp án cần chọn là: C
Đáp án: Vùng ĐNB, đặc biệt là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất giáp biển) – là nơi hội tụ nhiều thế mạnh về kinh tế biển: nghề cá, du lịch biển, vận tải biển, trong đó tài nguyên có giá trị nhất là dầu khí ở thềm lục địa phía Nam
=> Phát triển tổng hợp kinh tế biển, đặc biêt là khai thác và chế biến dầu khí -> tạo ra động lực lớn, thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển kinh tế của vùng ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
=> Ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và thay đổi cơ cấu lãnh thổ kinh tế của Đông Nam Bộ nói chung.