Câu: Ai Bảo Chăn Trâu Là Khổ Là Kiểu Câu Gì ?Nêu Tác Dụng?
xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đc sử dụng trong đoạn thơ
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...
Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ "Ai bảo chăn trâu là khổ?"
- Tác dụng:
+ Tạo một cách biểu đạt dí dỏm cho đoạn thơ gây ấn tượng cho người đọc
+ Câu hỏi ấy như xoáy sâu vào nỗi hoài niệm của tác giả về một tuổi thơ tươi đẹp đã qua
Câu 4: Nếu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp, dòng thơ "Đồng chí" là kiểu câu gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên?
Dòng thơ "Đồng chí" là kiểu câu đặc biệt.
Tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó trong văn cảnh trên: thể hiện trầm lắng, chân thành tình cảm giữa tác giả và anh đồng chí cùng làm nhiệm vụ. Câu chốt lại cảm xúc của nhà thơ và đồng thời là điểm nối mạch thơ giữa các khổ thơ.
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên — (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
Hoà bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm
Có một phần xương thịt của em tôi - đất
Em hãy xác định:
1. Chủ thể trữ tình
2. Vần, nhịp
3. Cảm hứng chủ đạo
4. Chủ đề
5. Biện pháp tu từ
Xét theo mục đích nói thì câu thơ sau thuộc kiểu câu gì .Nêu tác dụng
Đã có ai dạy sớm
Nhìn lên rừng cọ tươi?
Bài 2. Cho câu thơ sau: “Chú bé loắt choắt”
a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ ?
b. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Của ai? Phương thức biểu đạt chính là gì? Nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ?
c. Hai khổ em vừa chép được lặp lại nguyên vẹn ở phần kết thúc của bài thơ có ý nghĩa gì?
d. "Lượm ơi còn không?", câu thơ đặt ở gần cuối bài thơ như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hy sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?
a, 7 câu tiếp:
“ Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”
b, Đoạn thơ được chép từ bài Lượm của Tố Hữu. PTBD: Biểu cảm
Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp, sự ngây thơ và hồn nhiên của Lượm
c,
Tham khảo nha em:
Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.
d,
Tham khảo em nhé:
Câu thơ "Lượm ơi, còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lặp lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi.
Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. Ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm:
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước.
Câu 2: Cho câu thơ: "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ..." a, chép tiếp để hoàn chỉnh b, khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? c, chỉ ra câu cảm thán có trong khổ thơ và nêu tác dụng? d, em hiểu gì về tình cảm của nhà thơ qua khổ thơ?
a. ..............
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
b. Khổ thơ nằm trong bài thơ "Quê hương", tác giả là Tế Hanh.
c. -Câu cảm thán:" Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Tác dụng: Dùng để bộc lộ cảm xúc, tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.
Nêu tác dụng của câu kể Ai làm gì?
Nêu tác dụng của câu kể Ai thế nào?
Tham khảo:
-Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
-Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
-Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.
Tham khảo
Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ. Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
Tham khảo:
-Khi câu kể “Ai làm gì?” cho ta thấy rõ những hoạt động của các sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
-Kiểu câu kể “Ai thế nào?” cho ta biết được đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật được nói tới trong chủ ngữ.
-Kiểu câu kể “Ai là gì?” lại nhằm giới thiệu hoặc nêu nhận định về mọi người, một vật nào đó.
Phần II. Tự luận
Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)
b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nội dung chính của bài thơ đó là gì? (1đ)
c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.
- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.
- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.
→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.
→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.
- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.
Tìm 4 kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong các văn bản giới hạn ở trên? Nêu được ý nghĩa và tác dụng của các kiểu câu đó? Cụ thể: Văn bản Nhớ rừng: Khổ 3+5; Quê hương: Khổ thơ cuối; Khi con tu hú: Khổ thơ cuối