Viết đoạn văn chứng minh rằng Bác Hồ là người rất yêu cây cối.
Viết đoạn văn chứng minh rằng Bác Hồ là người rất yêu cây cối
Mở bài: Bác Hồ có rất nhiều thú vui tao nhã: ngâm thơ, viết bài,…
Nhưng trong số đấy, trồng cây là việc làm Bác yêu thích hơn cả vì thiên nhiên cũng là một phần tâm hồn Bác
Thân bài: Bác Hồ rất yêu thiên nhiên, yêu cỏ cây hoa lá. Nhà thơ Tố Hữu đã khái quát chính xác phẩm chất này của Hồ Chí Minh - nhà nhân văn chủ nghĩa, trong câu thơ: “Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”. Sinh thời có lần Bác đã từng nói Bác không tham danh vọng mà muốn sống hòa cùng thiên nhiên nơi có núi cao rừng biếc và làm bạn với các cụ phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng.
Thời gian rảnh rỗi, Bác vẫn sống như 1 người dân bình thường, hòa mình vào thiên nhiên “Việc quân việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”
Nơi Bác sống và làm việc luôn hòa trong thiên nhiên, cây cối, cỏ hoa. Nếu ai đã được đến thăm lăng Bác thì ta có thể thấy cây cối xung quanh rất xanh và đẹp. Bên dưới nhà sàn nơi Bác ở, cây cối cũng um tùm tươi tốt. Chung quanh đâu đâu cũng là một màu xanh lá thể hiện được bao yêu thương Bác dành cho cỏ cây.
Chính Bác đã nhờ 1 đồng chí cuộn tròn trước rễ đa đã lìa khỏi cành và chôn xuống đất. Ít lâu sau, chiếc rễ đa đã bám rễ và phát triển rất tốt. Và có một sự kỳ thú là đoàn thiếu nhi nào vào thăm vườn Bác, không ai bảo ai, bạn nào cũng thích chơi chui qua chui lại chiếc rễ đa mọc thành hình tròn xinh xẻo kia. Bác chẳng những yêu thiếu nhi mà còn yêu cà chiếc rễ đa, không lỡ vứt nó đi.
Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.
Nhìn vào Bác, chúng ta có thể hiểu cây cối chính là người bạn chân tình của Bác và của cả chúng ta.
Kết bài: Bác đã yêu thiên nhiên như yêu chính bản thân mình. Cũng vì vậy, chúng ta phải biết giữ gìn cây cối, bảo vệ môi trường vì Bác và vì chúng ta
Bác yêu cây cỏ với tất cả tấm lòng. Bác gửi gắm nơi cây những hình ảnh đẹp đẽ nhất: Hoa râm bụt là một hình tượng về tấm lòng yêu nước của Bác. Cây vú sữa là một hình tượng của tấm lòng Bác luôn nhớ thương đồng bào Nam bộ. Năm 1955, đồng bào miền Nam gửi biếu Bác một cây vú sữa và một quả dừa. Cây vú sữa được Bác trồng giữa bờ ao cạnh ngôi nhà Bác ở đầu tiên trong Phủ Chủ tịch. Ngày ngày, tuy bận trăm công nghìn việc của Chủ tịch nước, nhưng trước giờ làm việc buổi sáng hay sau giờ làm việc buổi chiều, Bác Hồ đều chăm sóc tưới cho cây vú sữa.
Nhìn vào Bác, chúng ta có thể hiểu cây cối chính là người bạn chân tình của Bác và của cả chúng ta.
Tìm về nêu các dẫn chứng cho thấy Bác Hồ có một lối sống rất bình dị rất Việt Nam và rất phương đông
- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, cái quạt cọ,…
- Ăn uống đạm bạc với những món ăn dân tộc như: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…
Đọc đoạn văn sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
“Bác Hồ! Người cha già kính yêu của dân tộc. Ôi! Một con người thanh cao và giản dị đến nhường nào! Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước. Bác giản dị trong bữa ăn và cả trong cách mặc. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ những công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước”.
Câu 1: Đoạn văn trên đang đề cặp đến văn bản nào em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7, học kì II ? Cho biết tác giả của văn bản đó?
Câu 2: Xác định câu đặc biệt có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của câu đặc biệt ?
Câu 3: Chia sẻ là một tình cảm thiêng liêng của con người trong cuộc sống. Em hãy viết đoạn văn nghị luận ngắn (từ 7 đến 10 câu), nêu suy nghĩ của em về sự chia sẻ của mọi người trong cuộc sống.
Câu 1:
Đoạn văn trên đề cập đến văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ"
Tác giả:Phạm Văn Đồng
Câu 2:
Câu đặc biệt:
-Bác Hồ!
-Ôi!
Tác dụng:
2 câu trên bộc lộ cảm xúc của người viết
bạn tham khảo nha
câu 3:
Ngày nay xã hội đang trong thời kì hội nhập và phát triển, con người dường như đã trở nên vô tình hơn. Nhưng cuộc sống vốn không có gì tuyệt đối, có hàng triệu trái tim đã cất lên tiếng nói yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với những đồng loại còn khổ đau, bất hạnh của mình. Vậy đồng cảm và sẻ chia là gì? Ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu đồng cảm là biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, hiểu và cảm thông với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc đời họ và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ quan tâm của mình. Sẻ chia là cùng người khác san sẻ niềm vui, nỗi buồn; sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không tỏ thái độ vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị, nhạo báng vinh quang, niềm vui của họ. Đồng cảm và sẻ chia tuy không cùng chung một “đất nước” nhưng chúng có chung một “biên giới” đó là hai nét đẹp truyền thống, đem đến niềm vui cho người khác hay ít nhất là giảm bớt một phần nỗi buồn đau trong họ, nó siết chặt thêm tình nghĩa đồng bào, làm cho người gần người hơn. Cuộc đời không luôn như ta muốn, nó luôn tiềm tàng những khó khăn trắc trở trên con đường ta đi. Đâu ai biết được ngày mai sẽ ra sao? Có những khó khăn ta phải tự vượt qua nhưng cũng có lúc cần đến sự sẻ chia tiếp thêm động lực để ta chiến thắng cuộc đời. Vì vậy nên đâu ai có thể tồn tại một mình mà không có những người bạn đồng hành, không có sự đồng cảm sẻ chia. Cuộc sống hiện đại mang đến cho con người những giá trị vật chất mới nhưng nó không có nghĩa là những giá trị tinh thần bị thay đổi. Lo toan là điều bình thường và tất yếu trong cuộc sống nhưng không bao giờ nó cản trở ta trao gửi yêu thương, chưa bao giờ nó xâm chiếm toàn bộ suy nghĩ tình cảm mà vẫn luôn cho ta một góc nhỏ của lòng trắc ẩn và sự yêu thương. Bài học về sự sẻ chia còn nhiều, những tấm gương ngoài kia cũng không thiếu. Hãy là một trong số họ để viết lên câu chuyện cuộc đời nhiều tình thương của riêng mình.
chúc bạn học tốt nha.
Giúp mình nha :
- Chị của Bác Hồ tên là gì ?
- Anh của Bác Hồ tên là gì ?
- Bác Hồ tên là gì ?
- Em của Bác Hồ tên là gì ?
Chị của Bác Hồ tên là Nguyễn Thị Thanh
Anh của Bác Hồ tên là Nguyễn Sinh Khiêm
Bác Hồ lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung,khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành,khi hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc,năm 1942,Bác Hồ tên là Hồ Chí Minh
Em của Bác Hồ tên là Nguyễn Sinh Sin
- Cha của Bác là cụ ông Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929),
- mẹ của Bác là cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901).
- Bác có một người chị (bà Nguyễn Thị Thanh),
- một người anh (ông Nguyễn Sinh Khiêm) và một người em trai (Nguyễn Sinh Xin).
- Bác Hồ tên thật là Nguyễn Sinh Cung (giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành
Nhân vật trong tác phẩm văn học rất phong phú, đa dạng (con người, loài vật, đồ vật, cây cối,...), nhưng đều được nhà văn sáng tạo nên để gửi gắm tình cảm và suy ngẫm về cuộc sống, qua đó tác động đến tình cảm và nhận thức của người đọc. Với em, vấn đề đời sống nào gợi ra từ một nhân vật văn học trong tác phẩm đã đọc được coi là gần gũi và thú vị nhất? Hãy trao đổi cùng các bạn ý kiến của em về vấn đề này.
Bài nói tham khảo:
Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, em đã rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng, mạnh mẽ. Hình ảnh cậu ta vui vẻ và tự tin về bản thân mình khiến em rất thích và ngưỡng mộ. Bởi Dế Mèn rất siêng năng luyện tập nên mới có cơ thể khỏe mạnh như vậy. Nhưng sau khi thấy những gì cậu ta gây ra cho Dế Choắt, em lại có phần ghét cậu ta lắm. Chỉ vì một phút nông nổi bày trò nghịch dại trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Cũng từ đó, cậu ấy mới nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Qua câu chuyện ấy, trong em dấy lên những suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay có cách hành xử nóng nảy và bồng bột, không suy nghĩ cẩn thận để dẫn đến hậu quả đau lòng.
Đó là những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường với sự tò mò, thích thú với thế giới của người trưởng thành ngoài kia. Các bạn ấy đôi khi chỉ vì sự hiếu kì mà đã xem, đã làm, đã thử những điều cấm kị và không nên. Hay những bạn học sinh vì tính kiêu căng, nóng nảy, muốn khẳng định bản thân mình mà đã có hành vi bắt nạt bạn học, gian lận trong thi cử, trốn học… Những hành động ấy là sai trái nhưng các bạn ấy vì một phút bồng bột nên đã thực hiện, gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến bản thân về sau. Nhẹ thì bị bạn bè xa lánh, nặng thì bị phạt kỉ luật, bị ghi vào học bạ. Nặng hơn nữa, có bạn đã bị đình chỉ, thôi học, thậm chí là bị tạm giam, đưa đến trại cải tạo. Những tình huống ấy vô cùng đáng tiếc và đáng thương. Bởi những hành động xốc nổi ấy đã khiến cả tương lai phía trước của các bạn có một vết đen khó mà xóa bỏ.
Từ đó, chúng ta cần quan tâm hơn và có các biện pháp cụ thể giúp hạn chế tình trạng các bạn trẻ có hành động nóng nảy, bồng bột thiếu suy nghĩ. Trước hết và cũng là quan trọng nhất chính là sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Sau đó, nên tăng cường tuyên truyền về các bài học đạo đức cho thanh thiếu niên như qua các ca khúc, bộ phim, truyện tranh… Đồng thời có hình thức xử phạt, răn đe để các bạn ấy biết điều gì là không nên thử và không nên làm. Để tránh các bạn bắt chước, dẫm vào vết xe đổ của một số bạn khác.
Nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí thực sự là một nhân vật ý nghĩa mà em học hỏi được rất nhiều. Dế mèn đã cho em hiểu được rằng, mình phải cẩn trọng, không được kiêu căng, hống hách rồi có những hành động bồng bột, sai lầm.
Nhân vật trong tác phẩm văn học rất phong phú, đa dạng (con người, loài vật, đồ vật, cây cối,...), nhưng đều được nhà văn sáng tạo nên để gửi gắm tình cảm và suy ngẫm về cuộc sống, qua đó tác động đến tình cảm và nhận thức của người đọc. Với em, vấn đề đời sống nào gợi ra từ một nhân vật văn học trong tác phẩm đã đọc được coi là gần gũi và thú vị nhất? Hãy trao đổi cùng các bạn ý kiến của em về vấn đề này.
Bài nói tham khảo:
Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, em đã rất ấn tượng với hình ảnh nhân vật Dế Mèn - một chàng dế thanh niên cường tráng, mạnh mẽ. Hình ảnh cậu ta vui vẻ và tự tin về bản thân mình khiến em rất thích và ngưỡng mộ. Bởi Dế Mèn rất siêng năng luyện tập nên mới có cơ thể khỏe mạnh như vậy. Nhưng sau khi thấy những gì cậu ta gây ra cho Dế Choắt, em lại có phần ghét cậu ta lắm. Chỉ vì một phút nông nổi bày trò nghịch dại trêu chọc chị Cốc, mà Dế Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Cũng từ đó, cậu ấy mới nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Qua câu chuyện ấy, trong em dấy lên những suy nghĩ về hiện tượng một số bạn trẻ hiện nay có cách hành xử nóng nảy và bồng bột, không suy nghĩ cẩn thận để dẫn đến hậu quả đau lòng.
Đó là những bạn trẻ còn ngồi trên ghế nhà trường với sự tò mò, thích thú với thế giới của người trưởng thành ngoài kia. Các bạn ấy đôi khi chỉ vì sự hiếu kì mà đã xem, đã làm, đã thử những điều cấm kị và không nên. Hay những bạn học sinh vì tính kiêu căng, nóng nảy, muốn khẳng định bản thân mình mà đã có hành vi bắt nạt bạn học, gian lận trong thi cử, trốn học… Những hành động ấy là sai trái nhưng các bạn ấy vì một phút bồng bột nên đã thực hiện, gây nên những hậu quả ảnh hưởng đến bản thân về sau. Nhẹ thì bị bạn bè xa lánh, nặng thì bị phạt kỉ luật, bị ghi vào học bạ. Nặng hơn nữa, có bạn đã bị đình chỉ, thôi học, thậm chí là bị tạm giam, đưa đến trại cải tạo. Những tình huống ấy vô cùng đáng tiếc và đáng thương. Bởi những hành động xốc nổi ấy đã khiến cả tương lai phía trước của các bạn có một vết đen khó mà xóa bỏ.
Từ đó, chúng ta cần quan tâm hơn và có các biện pháp cụ thể giúp hạn chế tình trạng các bạn trẻ có hành động nóng nảy, bồng bột thiếu suy nghĩ. Trước hết và cũng là quan trọng nhất chính là sự giáo dục của nhà trường và gia đình. Sau đó, nên tăng cường tuyên truyền về các bài học đạo đức cho thanh thiếu niên như qua các ca khúc, bộ phim, truyện tranh… Đồng thời có hình thức xử phạt, răn đe để các bạn ấy biết điều gì là không nên thử và không nên làm. Để tránh các bạn bắt chước, dẫm vào vết xe đổ của một số bạn khác.
Nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí thực sự là một nhân vật ý nghĩa mà em học hỏi được rất nhiều. Dế mèn đã cho em hiểu được rằng, mình phải cẩn trọng, không được kiêu căng, hống hách rồi có những hành động bồng bột, sai lầm.
Viết đoạn văn 10-12 dòng chứng minh sự giản dị của Bác trong bài đức tính giản dị của Bác hồ mong các bạn giúp đỡ cho mình cần gấp
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt đáng học hỏi . Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết. Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như: "Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói :
'' Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
~ Chúc bn học tốt!~
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác Hồ cũng thích sống giản dị vì Bác mang tâm hồn Việt Nam. Đức tính giản dị của Bác thể hiện ở mọi mặt trong đời sống hàng ngày. Giản dị trong đời sống: bữa cơm đơn giản chỉ có vài ba món, khi ăn xong Bác thu dọn tươm tất gọn gàng. Giản dị trong sinh hoạt: cái nhà sàn đơn giản chỉ có vài ba phòng, từ việc nước đên việc nhà Bác tự làm lấy không cần người giúp việc. Giản dị trong sinh hoạt: Bác hòa đồng với tất cả mọi người. Lời nói của Bác lúc nào cũng ngắn gọn , dễ hiểu nhưng luôn ấm áp. Trong cách ăn mặc cũng vậy. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu quý.
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN.Trong Bác có nhiều, nhiều đến nổi không kể được những đức tính ta cần phải học ở Bác, đặc biệt là đứac tính giản dị.Không vì là chủ tịch của một nước mà Bác sống một cuộc sống xa hoa lãng phí.Ngược lại Bác sống một cuộc sống giản dị và bình dân.Đức tính đó cũng đã thể hiện qua lối sống, cách ăn mặc,bữa cơm hàng ngày,..Bộ đồ ka ki đã sờn,đôi dép cao xu,..là những đồ vật luôn sánh vai cùng Bác.Dù là chủ tịch nhưng Bác sống trong một ngôi nhà sàn,có vài ba người làm và một khu vườn nhỏ sau để Bác có thể thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi.Không những thế Bác còn giản dị trong quan hệ xã hội.Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân,viết thư cho các anh chiến sĩ,đến thăm các cháu miền Nam,...Trong lời nói hay khi viết văn Bác cũng thể hiện sự giản dị bằng cách viết dễ hiểu,dễ nhớ.Và những việc nhỏ nhặt đó càng tôn thêm vẻ đẹp trong con người Bác.Tóm lại sự giản dị trong con người Bác là tấm gương cho chúng ta noi theo.
Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”
( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.
Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:
1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)
Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?
2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?
3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?
Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?
4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?
5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.
Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
1. Đặt vấn đề:
- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?
- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)
- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?
- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?
- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài
2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ
?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?
a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.
- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)
- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)
- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)
b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.
- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?
- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?
- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?
Phần III. Tổng kết.
- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.
Phần IV: Luyện tập
- Các em làm bài tập trong video đã cho.
- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?
Hai câu văn: BÁC ĐI MỘT ĐÔI GĂNG TAY BẰNG VẢI RẤT DÀY; VÌ THẾ,TAY BÁC y như tay một người khổng lồ