nêu tên khoảng 20 câu chuyện ngắn về bác hồ, nêu càng nhiều càng tốt. ko dưới 20
Hãy nêu tên các đảo của Việt Nam.
Nêu càng nhiều càng tốt.
Tham khảo:
Đó là các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ... + Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội. Đó là các đảo như: Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.
Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ...
– Quần đảo Trường Sa
– Quần đảo Hoàng Sa
Quảng cáo
– Đảo Phú Quốc
– Đảo Cát Bà
– Đảo Bạch Long Vĩ
– Côn Đảo
1. Sưu tầm bài viết về đức tính giản dị của Bác. (bài viết chứ ko phải thơ)
2. Viết bài tập làm văn chứng minh: Bác Hồ có lối sống rất giản dị. (dài vừa phải, khoảng 2 mặt giấy tập, ngắn hơn càng tốt:>)
2.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói:
“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.
Viết đoạn văn ngắn nói về tình cảm của mình với quê hương (khoảng 4 câu).Dạ càng ngắn càng tốt ạ,em cảm ơn.
Quê hương của mình là nơi mà trái tim mình luôn hướng về. Nơi mà mình sinh ra, lớn lên và hòa mình vào những truyền thống, phong tục đậm đà. Mỗi khi nghĩ về quê hương, mình cảm nhận được tình cảm mãnh liệt và tự hào về đất nước, con người và vẻ đẹp thiên nhiên của nơi đó. Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận trong cuộc sống của mình.
Qua đoạn thơ Tiếng gà trưa hãy nêu suy nghĩ về tình cảm của người cháu đối với bà và tổ quốc
(càng ngắn càng tốt ạ)
Tham khảo:
Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị, gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút, nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà, dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo, yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc, vì bà, vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng, đẹp đẽ.
-Nêu lợi ích của sông(nêu càng nhìu càng tốt)
-Nêu tác hại của sông(nêu nhìu lên)
-Kể tên 1 số hồ thủy điện ở nước ta
-Kẻ tên 1 số con sông nhân tạo
-Kể tên 1 số con sông băng hà
-Kể tên 1 số con sông thiên nhiên
-Kể tên 1 số dòng biển
-Nêu lợi ích của lớp vỏ khí
Ai nhanh và đúng thì mik tik
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình
+ Nhà máy thủy điện Thác Bà
+ Nhà máy thủy điện Hàm Thuận
+ Nhà máy thủy điện Yali
do la cac nha may thuy dien
ho nhan tao :
hồ Trị An, hồ Thác Bà,....
loi ich cua lop vo khi:
Lớp vỏ khí là lớp nằm gần gũi với con người của chúng ta nhất. Lớp vỏ này chứa nhiều khí ni tơ và ô xi cung cấp cho sự hô hấp của con người, động vật và ngay cả thực vật.Lớp vỏ không khí giúp duy trì sự sống cho con người và động vật.Giúp trao đổi quang hợp đối với các loại cây trong tự nhiên giúp cho không khí được trong lành và không bị ô nhiễm gây hại cho sự phát triển của toàn nhân loại.- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.
- Lợi ích: là nguồn nước tưới, nguồn thuỷ sản, đường giao thông, cung cấp phù sa để hình thành đồng bằng...
- Tác hại của sông ngòi: Về mùa lũ, nước sông dâng cao, nhiều khi gây lụt lội, làm thiệt hại tài sản và tính mạng của nhân dân.
Hòa Bình
Đa Nhim
Trị An
Yali
hồ Trị An, hồ Thác Bà,....
mik chỉ biết được vậy thui.Xin lỗi bạn nha!!!!!!!
Tok...............@@@
Lợi ích:
-Cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và đời sống.
-Cung cấp thủy sản đáng kể, nơi nuôi trồng thủy sản
-Bồi tụ phù sa cho vùng đồng bằng
-Làm thủy điện thủy lợi
-Làm đường giao thông vận tải
-Làm khu du lịch
Tác hại:
-Về mùa lũ, nước sông dâng cao, nhiều khi gây lũ lụt,làm thiệt hại lớn đến tài sản và sinh mạng của nhân dân quanh vùng
Hãy kể một câu chuyện vui,chuyện cười
càng ngắn càng tốt nhé thanks
1. Một cô gái, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc dân lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng.
>> Bài học rút ra: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!
2. Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt.
>> Bài học rút ra: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.
3. Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?” Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”
>> Bài học rút ra: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.
4. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilet, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilet nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa.
>> Bài học rút ra: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.
5. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác!
>> Bài học rút ra: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!
6.Thấy quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, thỏ con hỏi:
- Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không?
- Tất nhiên rồi! Sao lại không nhỉ? - quạ nói.
Vậy là thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng cáo già xuất hiện vồ lấy thỏ và ăn thịt.
>> Bài học rút ra: Ðể được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao! :)))
7. Gà tây nói với bò tót:
- Tôi muốn nhảy lên ngọn cây kia nhưng không đủ sức.
- Vậy thì rỉa phân tôi đi – bò tót khuyên.
Gà tây mổ phân bò tót ăn và thấy tăng lực, thật sự đủ sức để nhảy lên cành cây thứ nhất. Ngày tiếp theo, sau khi ăn một ít phân bò, gà tây nhảy được đến cành cây thứ hai. Cứ thế đến nửa tháng sau, gà tây đã lên tới ngọn cây. Không lâu sau đó, gà tây bị một bác nông dân bắn rơi.
>> Bài học rút ra: Những thứ rác rưởi có thể đưa anh lên một đỉnh cao, nhưng không thể giúp anh bám trụ được lâu dài ở đó.
8. Chim non đang bay về phương nam để tránh rét thì bị đông cứng và rơi xuống một cánh đồng. Bò cái đi ngang bèn phóng uế lên người nó. Trong lúc bị đông cứng vì rét, bãi phân bò lại làm chim non thấy ấm lên và tỉnh lại. Nó cất tiếng hót vì sung sướng thì một chú mèo đi qua nghe thấy. Mèo tìm đến bãi phân bò lôi chim non ra rồi ăn thịt.
>> Bài học rút ra:
1) Không phải bất cứ ai vấy bẩn lên bạn cũng đều là kẻ thù.
2) Không phải bất cứ ai kéo bạn ra khỏi chốn bẩn thỉu cũng đều là bạn.
3) Khi bạn đang ở sâu trong chốn bẩn thỉu, hãy im lặng.
9. Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, lấy kiếm nhắm vào ong mà chém. Ðức vua băng hà.
>> Bài học rút ra: Trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì luôn phải cảnh giác.
10. Một nhân viên bán hàng, một thư ký hành chính và một Sếp quản lý cùng đi ăn trưa với nhau. Họ bắt được 1 cây đèn dầu cổ. Họ xoa tay vào đèn và thần đèn hiện lên. Thần đèn bảo: “Ta cho các con mỗi đứa một điều ước”. Tôi trước! tôi trước! – thư ký hành chính nhanh nhảu nói: "Tôi muốn được ở Bahamas lái canô và quên hết sự đời". Puff. Cô thư ký biến mất. Tôi! Tôi! anh nhân viên bán hàng nói: "Tôi muốn ở Hawaii nằm dài trên bãi biển có nhân viên massage riêng, nguồn cung cấp Pina Coladas vô tận và với người tình trăm năm". Puff. Anh nhân viên bán hàng biến mất. Ok tới lượt anh. Thần đèn nói với ông quản lý. Ông quản lý nói: "Tôi muốn 2 đứa đấy có mặt ở văn phòng làm việc ngay sau bữa trưa".
>> Bài học rút ra: Luôn luôn để Sếp phát biểu trước.
Thằng Bé Tự Phụ
Fred về nhà trong kỳ nghỉ. Cậu ta cho rằng mình rất giỏi, vì cậu đã đứng nhất lớp trong khóa vừa rồi. Trong buổi ăn tối, cậu ta nói với cha mình: “Bố này, bố cho rằng bố chỉ có 2 cái bánh trên đĩa đó à? Con sẽ chỉ cho bố thấy là có 3 cái. Này nhé, đây là một, còn kia là hai, và một cộng hai là ba.”
“Tốt lắm con trai”, bố cậu ta vui mừng: “Bây giờ bố sẽ lấy cái bánh đầu tiên, mẹ con sẽ lấy cái bánh thứ hai, còn cái bánh thứ ba sẽ là của con nhé!”
Cậu Sinh Viên Thật Thà
Một cậu sinh viên năm nhất đại học đang bị chỉ trích nặng nề bởi giáo sư của mình. “Bài của anh rất khó đọc, giáo sư nói, “đáng lẽ ra anh phải viết làm sao cho người ngu nhất cũng có thể hiểu được mới phải.” Cậu sinh viên từ tốn đáp: “Vâng thưa thầy, đoạn nào mà thầy không hiểu ạ?”
Hãy nêu các địa danh về lịch sử và văn hóa nổi bậc ở vùng đông nam bộ. ( càng nhiều càng tốt )
Đông Nam Bộ có nhiều địa danh về lịch sử và văn hoá : nhà Bè, bến Sài Gòn, toà thánh Tây Ninh, dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, nhà tù Côn Đảo,…
những câu tục ngữ về ninh bình (ko có ca dao càng nhiều càng tốt)
1.Ninh Bình đá và nước hòa quyện,
Cánh đồng lúa chín, cảnh thiên nhiên tuyệt vời.
2.Ninh Bình chốn đất đẹp như tranh,
Cúc Phương địa đạo, chim đua nở bay cao.
3.Ninh Bình đất trời tuyệt đẹp,
Chùa cổ kính, tâm linh thanh tịnh.
4.Ninh Bình địa đạo Cúc Phương,
Động Thiên Hương, thác Bản Đôn hùng vĩ.
5.Ninh Bình cửu long trùng nam,
Hoa Lư cố đô, lịch sử vẹn tròn.
Thành Nam Định, động Tam Cốc
giữa phố Ninh Bình
Một số câu ca dao, tục ngữ, thơ hay về Ninh bình :
1. Ta đi ta nhớ quê nhà
Nhớ rượu Mã Kích, nhớ gà đồi quê ta.
2. Hồng Gai có núi Bài Thơ
Có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên.
3. Đồn Cẩm Phả sơn hà bát ngát Huyện Hoành Bồ đồi cát mênh mông.
phát biểu cảm nghĩ của em về bài " Rằm tháng Giêng " của Bác Hồ . Các bạn chọn lọc những bài văn hay ra cho mình nhé
càng nhiều càng tốt thanks
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:
Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )
Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.
Bài làm Năm 1947, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đang trong giai đoạn khó khăn, phức tạp. Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến không khỏi âu lo, trằn trọc. Nỗi lòng ấy của Người đã được thể hiện tinh tế trong bài thơ Cảnh khuya mà chúng ta từng đọc. Bước sang năm 1948, tình hình đất nước và sự nghiệp kháng chiến có nhiều chuyển biến khả quan. Niềm vui đang trở lại. Do đó vào đêm rằm tháng giêng (âm lịch) năm đó, sau một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ, Bác đã hứng khởi sáng tác bài thơ: Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng). Phiên âm chữ Hán : Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên ; Yên ba thâm xử đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Xuân Thuỷ dịch : Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân ; Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, nguyên văn bằng chữ Hán. Nếu chúng ta dịch nghĩa của bản phiên âm thì bài thơ ấy có thể như sau : Đêm nay, đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất, Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân ; Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân, Nửa đêm quay về trăng đầy thuyền. Nhà thơ Xuân Thuỷ dịch Nguyên tiêu sang thơ tiếng Việt chuyển thành thơ lục bát, thể hiện khá tốt nội dung, ý nghĩa, nhưng đã làm hao hụt phần nào âm điệu và ngôn từ của bài thơ nguyên tác. Do đó, khi đọc bài thơ, ta cần cố gắng kết hợp bản dịch thơ với nguyên tác thì mới cảm nhận chính xác vẻ đẹp của thơ Bác. Bài Nguyên tiêu viết về đề tài tả cảnh thiên nhiên, rất gần với thơ Đường. Cả những hình ảnh, từ ngữ, âm diệu, vần điệu của bài thơ cũng vậy. Đọc bài thơ, lắng nghe âm điệu và thoáng qua các chất liệu tạo vật như trăng tròn, sông xuân, nước xuân, trời xuân, khói sóng, nửa đêm, đầy thuyền... ta có cảm giác thơ của Bác Hồ giống thơ của Trương Kế trong bài Phong Kiều dạ bạc (Đêm ngủ ở bến Phong Kiều), nhất là câu cuối của hai bài. Kết bài Phong Kiều dạ bạc, Trương Kế viết : "Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền". Hồ Chí Minh viết: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền", về vóc dáng, hai câu thơ gần giống nhau, nhưng về cốt cách, bản chất thì khác nhau một trời một vực. Nói khác đi, bài thơ Nguyên tiêu tuy sử dụng nhiều chất liệu cổ thi, nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp, sức sống và tinh thần của thời đại mới. Bác làm thơ Đường nhưng không máy móc mà đầy sáng tạo. Mỗi bài thơ của Người thể hiện tài năng và tâm hồn, trí tuệ của người chiến sĩ cách mạng hài hoà phong cách người nghệ sĩ ngày nay. Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên ; (Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân) Hai câu thơ đầu vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đêm rằm tháng giêng sáng quá, đẹp quá. Bầu trời cao rộng, thoáng đãng. Trăng tròn đầy. Cả không gian tràn ngập sức sống, trải mênh mang tường như không có giới hạn. Tất cả đều tươi trẻ, dào dạt cảnh xuân. Dòng sông mùa xuân, nước mùa xuân nối liền với bầu trời xuân. Trong nguyên tác chữ Hán, tác giả dùng điệp từ "xuân" ba lần liền mạch, nối nhau, ngân nga như một dòng nhạc xanh êm dịu. Câu thơ có bảy tiếng thì năm tiếng có thanh không: Xuân giang, xuân..., xuân thiên mang âm hưởng bay bổng, gợi cảm giác trong trẻo, rộng lớn, thảnh thơi, thanh bình, thú vị làm sao. Nhà thơ Hồ Chí Minh vẫn dùng ngòi bút chấm phá chọn nét cảnh tiêu biểu, ấn tượng, hài hoà thống nhất với nhau, đã tạo ra một bức tranh đêm rằm tháng giêng ớ chiến khu Việt Bắc năm 1948, vừa mang vẻ đẹp của tạo vật vừa ẩn dụ cho tình hình kháng chiến đầy triển vọng lúc bấy giờ. Đằng sau bức tranh ấy, là một cái nhìn, một cảm hứng, một phong thái binh tĩnh, ung dung, thanh thản của người nghệ sĩ - chiến sĩ. Đến hai câu kết của bài thơ thì chất chiến sĩ – nghệ sĩ càng hiện rõ : Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nquyệt mãn thuyền. (Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền) Một cuộc họp bàn việc quốc kế quân cơ đã diễn ra trong đêm rằm tháng giêng ấy. Vị trí cuộc họp ở đâu ? Ở "yên ba thâm xứ" tức là ở "trên khói sóng nơi sâu thẳm", bí mật và thiêng liêng như trong huyền thoại vậy. Thế giới từng gọi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta là "cuộc kháng chiến thần thánh", có lẽ cũng căn cứ một phần vào cơ quan đầu não - những người chỉ huy kháng chiến - tài ba, huyền thoại này chăng ? Cuộc họp ấy đã bàn bạc, nhận định và quyết định những điều gì, chúng ta khống biết. Song điều chắc chắn chúng ta có thể tin được là cuộc họp ấy đã thành công rực rỡ, đem lại niềm vui, niềm tin cho mọi người. Do đó, lúc tan họp, mọi người ra về giữa đêm khuya, thấy trời như sáng ra, trăng như tròn hơn, ánh trăng ăm ắp đầy cả khoang thuyền: "Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền" (Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền). Cả câu thơ nguyên tác lẫn câu thơ dịch đều đẹp. Những chiến sĩ kháng chiến chống ngoại xâm như được ngồi trên ánh sáng, tắm trong ánh trăng. Tất cả, ánh trăng rằm trên bầu trời Tổ quốc, con thuyền trên dòng sông quê hương và những tướng lĩnh của cuộc kháng chiến, tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh đã hoà hợp với nhau, cùng toả sáng cho nhau trong sức sống thanh xuân, trong niềm lạc quan và niềm tin chiến thắng. Có thể nói, nếu bài Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước, mối lo âu và tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp của đất nước thì bài "Nguyên tiêu" vừa nối tiếp vữa nâng cao những cảm hứng ấy của Bác Hồ, đồng thời thê hiện rõ hơn tinh thần chủ động, phong thái ung dung, lạc quan, niêm tin vững chắc ở sự nghiệp cách mạng của vị lãnh tụ, người chiên sĩ - người nghệ sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ vừa mang âm điệu cổ điển vừa thể hiện tinh thần thời đại, khoe khoắn, trẻ trung. Nhờ đó, đêm rằm tháng giêng năm 1948 ấy vốn đã sáng, càng thêm sáng vì có nhiều niềm vui toả sáng...
Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của chúng ta, đồng thời là một nhà thơ xuất sắc của nền văn học cách mạng. Bác đã sáng tác bài thơ “Rằm tháng giêng” ở Việt Bắc, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn gian khổ chống thực dân Pháp.
Bằng ngòi bút trữ tình chứa chan tình cảm, nhà thơ đã gây xúc động cho người đọc, người nghe bằng những câu thơ miêu tả cảnh đẹp đêm trăng, đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước sâu nặng một cách sinh động như sau:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân,
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”
Bức tranh thiên nhiên thơ mộng trong bài thơ được bắt đầu bằng hình ảnh:
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân, ”
Câu thơ như gợi cho em lòng yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên ở Việt Bắc: khung cảnh bầu trời cao rộng, trong trẻo, nổi bật trên bầu trời ấy là vầng trăng tròn đầy, toả sáng xuống khắp trời đất trong đêm rằm tháng giêng. Từ “xuân” được lặp đi lặp lại đã nhấn mạnh sự diễn tả vẻ đẹp và sức sống mùa xuân đang tràn ngập cả đất trời vào một đêm trăng. Hình ảnh này gợi cho em nhớ tới câu thơ tương tự của Bác khi vẽ cảnh đẹp này: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
Những dòng thơ tiếp theo toát lên sự suy tư, trầm lắng:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.”
Đọc đến đây, lòng em bỗng dâng lên niềm cảm phục, kính yêu đối với Bác. Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, một tiếng suôi trong chảy nghe như “tiếng hát xa”, hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng. Câu thơ thể hiện sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan ở vị lãnh tụ. Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế và dồi dào trước thiên nhiên, đất nước.
Phong thái ung dung, lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn bạc việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa không gian của cảnh trời nước bao la dường như cũng ngập tràn ánh trăng. Phong thái ấy được toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung.
Đọc xong bài thơ với niềm cảm xúc dạt dào, em rất khâm phục lãnh tụ Hồ chí Minh vì qua bài “Rằm tháng giêng”, nhà thơ đã để lại cho đời những câu thơ tuy đơn sơ, giản dị nhưng giàu tình ý, giàu tính nghệ thuật độc đáo của thơ hiện đại nhưng rất đậm màu sắc cổ điển. Em càng khâm phục hơn nữa khi nhà thơ đã làm rung động người đọc, người nghe về hình ảnh của Bác, một nhà thơ có tâm hồn nghệ sĩ hoà hợp thống nhất với cốt cách của người chiến sĩ, vị lãnh tụ.
Học tập phong cách sáng tác tài tình của Bác Hồ, chúng em càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để mong sao có thể để lại cho đời sau những câu thơ, câu văn làm đẹp cuộc đời, làm đẹp lòng người.