Hướng dẫn soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

phambaoanh
Xem chi tiết
Kim Teahuyng
28 tháng 2 2018 lúc 21:29

Đức tính của Bác được thể hiện trên 2 phương diện:

- Trong lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được

- Trong cuộc sống hàng ngày

+ Bữa cơm: Chỉ vài ba món giản đơn

+ Nhà ở: Căn nhà xiêu vẹo chỉ có vài ba phòng nhỏ bé

+ Công việc: Trong đời sống của mình, việc gì bác tự làm được thì không cần người giúp

+ Quan hệ với mọi người: viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Yến Như
14 tháng 3 2016 lúc 20:14

đức tính giản dị của bác hồ đc thể hiện = những luận điểm là đoạn mở đầu bn ạ , tích đúng nha , bn tốt leuleu

Bình luận (0)
phambaoanh
14 tháng 3 2016 lúc 20:03

hỏi hay lắm 

Bình luận (0)
phạm minh nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
3 tháng 5 2016 lúc 19:27

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
Bác Hồ là người giản dị như thế nào chắc mỗi chúng ta đều biết. Trước hết Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt. Không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay khi đã là một vị chủ tịch nước trong bữa ăn của Bác cũng rất giản dị: chỉ có vài ba món đơn gián, khi ăn Bác không để rơi vãi, ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch sẽ. Trong cách mặc của Bác cũng rất giản dị, phù hợp với hoàn cảnh, với con người Bác. Bộ quần áo ka-ki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô…..là những đồ vật giản dị gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác không hề giống như những vị vua thời phong kiến, không có long bào, không có lầu son gác tía,… mà nơi ở của Bác là ngôi nhà sàn vài ba phòng đơn giản, có vườn cây, ao cá để Bác được lao động sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trong việc làm Bác cũng thể hiện sự giẳn dị của mình. Việc gì làm được thì Bác không cần ai giúp đỡ nên số người giúp việc cũng ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bác làm việc rất cần cù, cả đời Bác không ngày nào nghỉ ngơi, từ nhũng công việc hàng ngày đến việc cách mạng vì dân vì nước.
Không những vậy trong quân hệ với mọi người Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lần về quê, khi mọi người kéo đến rất đông Bác đã cùng mọi người ngồi trước cửa nhà nói chuyện. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng ta không hề thấy Bác cao sang xa vời mà luôn gần gũi thân thiết.
Trong lời nói và bài viết Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo nên Bác đã nói rất giản dị về những điều lớn lao, chân chính như:"Không có gì quý hơn độc lập tự do" hay để kêu gọi tinh thần đoàn kết Bác đã nói’ Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công"
Và rất nhiều những lời nói, bài văn, bài thơ rất giản dị của Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

Bình luận (0)
Trang Trang
3 tháng 5 2017 lúc 7:33

Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…

Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.

Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.

Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.

Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.

Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”.

Bình luận (0)
ho ngoc thien
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
13 tháng 5 2016 lúc 20:33

Hồ Chí Minh, vị cha già của dân tộc Việt Nam, người đã đời đời gắn bó, chiến đấu cùng nhân dân trong hai cuộc kháng chiến trường kì không ngại gian lao, không cần sự đền đáp. Bác đã hiến trọn cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Ở Người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp mà thế hệ chúng ta cần nên noi theo và học hỏi. Một trong số đó là lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Người. Thật vậy, trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta, công lao của Bác Hồ dành cho đất nước là vô cùng to lớn được toàn dân tộc Việt Nam đời đời ghi nhớ. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh thì công ơn đó lại càng sâu nặng. Vì thế, ai ai cũng ra sức học tập, cố gắng tiếp thu nhiều hơn những phẩm chất tốt đẹp của Người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, lối sống giản dị vô cùng có ích, giúp cho mọi người biết sống giản dị, phù hợp với lứa tuổi, với hoàn cảnh gia đình. Lối sống giản dị của Người được thể hiện trong tất cả mọi việc, trong từng bữa cơm, trong từng phong cảnh sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản, căn nhà cũng chỉ có vài ba phòng nhưng lúc nào cũng gió lộng, hòa hợp với thiên nhiên. Tuy nó đơn sơ, mộc mạc nhưng được Bác dành nhiều tình cảm cho tất cả các vật dụng trong đó. Từ chiếc bàn, chiếc ghế, cái giường ngủ của Bác nữa. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết: Nhà Bác đơn sơ một góc vườn Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn Giường mây, chiếu cói đơn chăn gối Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. Tất cả những vật dụng chỉ có thế nhưng Bác vẫn làm việc và sống vui vẻ với hoàn cảnh hiện tại của mình. Nỗi băn khoăn lớn nhất của Bác chỉ mong sao dân tộc ta thoát khỏi vòng lệ thuộc của các nước phương Tây để có một cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc. Bác luôn luôn quan tâm và gần gũi, cởi mở với người khác. Trong thời phong kiến, vua chúa đều có rất nhiều người hầu, kẻ hạ; những món ăn toàn là sơn hào hải vị, tất cả đều được chuẩn bị thật tốt, không một chút sai sót nào. Nhưng đối với Bác thì không phải thế! Vì vậy, người giúp việc của Bác chỉ đếm trên đầu ngón tay, Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi là những người may mắn được chăm sóc và gần gũi với Bác nhất. Thế nhưng, những gì Bác tự làm được thì Bác không cần ai giúp. Bác đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bác đã làm việc và chịu không ít khó khăn trên đất khách. Thế nhưng, sự giản dị của Bác vẫn còn mãi. Dù Bác đã làm gì, từ một đầu bếp, một người cào tuyết, đốt lò hay khi đã là lãnh tụ, Bác vẫn là Bác, vẫn chiếc áo kaki sờn màu cùng với đôi dép cao su đã gắn bó với Bác, trên mọi nẻo đường. Chính vì điều đó mà hình ảnh của Bác sẽ đời đời khắc sâu trong trái tim của người dân Việt Nam. Với mọi người Bác rất quan tâm và luôn chăm sóc cho những người xung quanh. Lối sống giản dị của Bác còn được thể hiện qua cả lời ăn, tiếng nói. Bác là người luôn nghĩ cho người khác. Bác thức trọn đêm để chờ tin thắng trận, nhường phần ăn của mình cho chiến sĩ bị bệnh. Bác thật là nhân hậu, cao cả. Không chỉ có thế, Bác cũng thường xuyên quan tâm đến các em nhi đồng. Bác khuyên mọi người phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Các cấp lớn hơn thì phải chăm lo cho dân cho nước. Bác là một người giản dị chính trực, công bằng trong mọi việc. Một vị lãnh tụ lại biết xuống ruộng làm việc cùng mọi người, chỉ dẫn tận tình về sâu, bệnh của cây lúa cho người nông dân được biết. Nếu như trong cuộc sống có những kẻ tham ô, hối lộ, làm những việc đổi trắng thay đen thì Bác Hồ phê phán nhưng cũng cho họ cơ hội sửa chữa. Bác đã đi xa nhưng lời dạn dò lo cho dân, cho nước, phải biết xây dựng đất nước phát triển thì vẫn luôn còn mãi. Là người con của dân tộc Việt Nam, mọi người phải ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để xây dựng một đất nước phồn thịnh và phát triển hơn. Đặc biệt, lối sống giản dị phải được mọi người áp dụng trong học tập, trong cả công việc của mình. Bởi vì, đó là phẩm chất tốt mà mỗi con người chúng ta cần có.

Bạn tham khảo nhéhihi

Bình luận (0)
Cheval
23 tháng 11 2016 lúc 20:57

Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho... Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này...
Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.
Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.
Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.
Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.
Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông...”.

 

Bình luận (0)
ho ngoc thien
Xem chi tiết
Trần Thị Cẩm ly
10 tháng 6 2016 lúc 17:34

bn lấy trong bài đức tính giản dị của Bác Hồ ấy

Bình luận (0)
Cheval
23 tháng 11 2016 lúc 20:54

Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:
+ Bữa ăn thanh đạm, giản dị.
+ Căn nhà sàn đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến người khác.

+ Giản dị trong lời nói, bài viết.
=> Đời sống vật chất giản dị, thanh bạch là sự hoà hợp tuyệt vời với đời sống tinh thần sôi nổi, phong phú của Bác
 

Bình luận (0)
Trần thị huệ
Xem chi tiết
tiểu thư họ nguyễn
20 tháng 1 2017 lúc 20:00

Câu 1:Xác lập luận điểm: - Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn Câu 2:Tìm luận cứ: - Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác) - Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa) Câu 3:Xây dựng lập luận: - Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ. - Suy ra tác hại của tự phụ. - Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn Phương Linh
20 tháng 1 2017 lúc 20:05

Tìm hiểu đề văn ''Chớ nên tự phụ''.

- Vấn đề cần nghị luận: tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ. - Đối tượng, phạm vi nghị luận: tính tự phụ của con người, tác hại của tính tự phụ trong cuộc sống. - Tính chất nghị luận (khuynh hướng tư tưởng cần thể hiện): phủ định, phê phán tính tự phụ. - Hướng triển khai (lập luận): làm rõ thế nào là tính tự phụ, những biểu hiện của nó trong cuộc sống →phân tích tác hại của tính tự phụ →nhắc nhở mọi người chớ nên tự phụ. Lập ý cho đề văn nghị luận: Đề văn ''Chớ nên tự phụ''.
Câu 1: Xác lập luận điểm:
- Trong cuộc sống không nên tự phụ - tự phụ gây tai hại lớn Câu 2:Tìm luận cứ: - Tự phụ là gì? (là tự cao tự đại, đề cao mình, coi thường người khác) - Vì sao chớ nên tự phụ (tự phụ không những có hại cho mình mà cho mọi người khác nữa) Câu 3: Xây dựng lập luận: - Bắt đầu bằng cách định nghĩa tính tự phụ. - Suy ra tác hại của tự phụ. - Đề cao lối sống hoà đồng, khiêm tốn, phê phán thói tự phụ.



Bình luận (0)
Ha Linh
13 tháng 2 2017 lúc 18:41

+giải thích nghĩa của tự phụ : là tự đề cao bản thân một cách thái quá , coi nhẹ hoặc xem thường người khác .

+trong cuộc sống "chớ nên tự phụ" vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ý thức , nỗ lực phấn đấu vươn lên của bản thân tự mình sẽ làm hại chính mình.

+ người có tính tự phụ sẽ bị người xung quanh xa lánh , ghét bỏ , ko nhận được những sự chia sẻ , giúp đỡ của mọi người xung quanh.

+ dẫn chứng trong văn học lấy ý nghĩa câu chuyện "ếch ngồi đáy giếng "

+ thực tế: trong lớp , 1 số bạn tự coi mình là giỏi nhất và bị mọi người xa lánh , coi thường .

+lấy 1 số câu tục ngữ , danh ngôn cùng nội dung để mở rộng hơn trong bài viết

+lời khuyên: ko nên kiêu ngạo , phải rèn luyện sự khiêm tốn , coi mình còn nhiều cái thua kém và cần phải nỗ lực phấn đấu hơn , biết giúp đỡ hòa đồng với những ngườ xung quanh.

Bình luận (0)
Haruno Sakura
Xem chi tiết
Sáng
26 tháng 1 2017 lúc 20:11

1. Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang

2. Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ lụa tặng già...

Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi giữa lối mòn...

3. Giọng của Người không phải sấm trên cao
Thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước
Con nghe Bác tưởng nghe lời non nước
Tiếng ngày xưa và cả tiếng mai sau

Bình luận (1)
bê trần
15 tháng 2 2017 lúc 18:20

tham khảo bài mk nha!


Đôi dép Bác Hồ

Đôi dép đơn sơ
đôi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở
chiến khu Bác về,
Bác đi từ ở
chiến khu Bác về.
Phố phường trận địa
nhà máy đồng quê
đều in dấu dép
Bác về Bác ơi,
đều in dấu dép
Bác về Bác ơi.
Dép này Bác trãi đường dài,
đã cùng Bác vượt chông gai
xây non nước nhà.
Đường đi chiến đấu gần xa
dấu dép cha già dẫn lối con đi,
dấu dép cha già dẫn lối con đi.

Bình luận (0)
Lê Thị Ngọc Duyên
15 tháng 2 2017 lúc 21:18

Một số ý nha pạn:

Hành trang Bác chẳng có gì

Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

Cho con núi rộng sông dài

Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

[Gửi lòng con đến cùng cha]

*Chỉ là những thứ thân thuộc gần gũi nhưng cx cho thấy nó ẩn chứa sự giản dị của Bác:

Làng Sen quê Bác đây rồi

Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

Sông Lam nước chảy xanh trời

Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

Hoặc là :

Ba gian nhà trống, nồm đưa võng

Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.

Và:

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

[Theo chân Bác]

Mong giúp đc bạnvui

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyên Quỳnh Như
5 tháng 2 2017 lúc 12:04

*Nghệ thuật:
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập theo trình tự hợp lí.

*Ý nghĩa:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đây là bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bình luận (4)
Nguyễn Hải Hoàng
12 tháng 4 2018 lúc 21:23

*Nghệ thuật:
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập theo trình tự hợp lí.

*Ý nghĩa:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Đây là bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
duyên
9 tháng 2 2017 lúc 20:14

*Nghệ thuật

-Có dẫn chứng cụ thể lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục

-Lập theo trình tự hợp lí

*Ý nghĩa

-Ca ngợi phẩm chất cao đẹp,đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh

-Đây là bài học về học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bình luận (0)
Cao Viết Cường
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
9 tháng 2 2017 lúc 16:23

- Văn bản trích từ bài diễn văn: Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.

- Viết năm 1970 nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
Phương Thảo
9 tháng 2 2017 lúc 16:22

Đoạn văn Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại - diễn văn trong Lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980).

Bình luận (0)
Cao Viết Cường
Xem chi tiết
Ngọc Hân
20 tháng 2 2017 lúc 21:11

-Giá trị nổi bật về nội dung của văn bản là đức tính giản dị của Bác Hồ

- Chúng ta nên tập sống một cách giản dị , không nên xa hoa, đua đòi .Sống giản dị mang lại rất nhiều lợi ích , giúp chúng ta thêm hòa đồng với mọi người , tiết kiệm được thời gian, tiền bạc,....

Bình luận (0)
Cao Viết Cường
Xem chi tiết
Phan Ngọc Cẩm Tú
9 tháng 2 2017 lúc 20:08

- Lời nói, bài viết dễ hiểu, dễ nhớ, có sức lôi cuốn, cảm hoá lòng người.

- Hệ thống luận cứ đầy đủ, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng chính xác, cụ thể, toàn diện.

Bình luận (0)