Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Lâm Đồng , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 114
Số lượng câu trả lời 47
Điểm GP 8
Điểm SP 62

Người theo dõi (76)

lê huân
jackson

Đang theo dõi (41)

Học 24h
Trần Bảo Châu
_silverlining
Phạm Quỳnh Anh
Phương An

Câu trả lời:

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.

Câu trả lời:

Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa.”

Hình ảnh làng quê Việt Nam hiện lên trong tâm khảm người Việt là những rặng tre óng ả, những cánh đồng bát ngát cánh cò, những ngôi nhà tranh lặng lẽ núp sau bụi đa,…và cả những đàn trâu ung dung gặm cỏ. Trâu đã trở thành một loài vật quen thuộc trong cuộc sống, một người bạn gắn bó với nhà nông.

Trâu Việt Nam trước đây có nguồn gốc là trâu rừng đầm lầy, được thuần hóa trở thành vật nuôi. Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám hoặc xám đen và khá cứng. Để thích nghi với hoạt động cày kéo hàng ngày, trâu có một số đặc điểm nổi bật để thích ứng với công việc. Thân trâu vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng trâu to, mông dốc, đuôi trâu dài,…Và điểm nổi bật nhất của con trâu chính là đôi sừng hình lưỡi liềm mà ít có loài vật nào trùng lặp.

Trâu là loài động vật chăm chỉ bậc nhất trong những loài vật, bởi đặc thù của nghề nông là cần cù và chịu khó. Từ sáng sớm tinh mơ đến lúc mịt tối, trâu quấn quýt bên người nông dân, cần mẫn kéo cày hết cánh đồng này sang cánh đồng khác. Bất kể nắng mưa, mặc kệ sáng tối,…chỉ cần người ra đồng, trâu cũng đi theo mà dốc sức làm việc. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 đến 75kg, tương đương với 0,1 đến 0,36 mã lực. Ngoài việc cày bừa đồng áng, trâu đôi khi còn được dùng để kéo xe, kéo hàng hóa,…Tải trọng tối đa mà trâu có thể kéo được lên đến 500kg. Khỏe như vậy nhưng thức ăn của trâu rất đơn giản, chỉ là những bó cỏ hay bó rơm, bó rạ,…đủ phần nào phản ánh cuộc sống bình dị của trâu tại làng quê Việt Nam

Trâu là tài sản quý giá của nhà nông về mặt vật chất. Ngoài việc cày bừa, thồ kéo, trâu còn là nguồn cung cấp nguyên vật liệu trong cuộc sống. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong cung cấp chất đạm và chất béo. Ngoài ra, da trâu cũng rất được yêu thích trong việc làm mặt trống hay giày da, túi da,…Sản phẩm mĩ nghệ trang trí thì không thể nào thiếu được sừng trâu, hay làm tù và, làm lược, cán dao,…cũng vậy.

Đó là về mặt vật chất, còn về mặt tinh thần thì sao? Trâu là người bạn quen thuộc của người nông dân nói chung và trẻ em nông thôn Việt Nam nói riêng. Hình ảnh những đàn trâu thung thăng gặm cỏ với đứa trẻ mục đồng nằm trên lưng trâu mà thơ thẩn thả diều hay đọc sách,…đã dặm tô một nét mực đẹp vào bức tranh làng quê yên ả “Ai bảo chăn trâu là khổ?/ Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao…”.

Trâu đã trở thành nét đẹp riêng, là biểu tượng của người nông dân chăm chỉ, chịu thương chịu khó, dãi nắng dầm mưa vẫn cần cù làm lụng việc đồng áng. Ngoài ra, không thể không nhắc đến một lễ hội cũng đậm đà bản sắc Việt: lễ hội chọi trâu, nổi tiếng nhất là ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập chu đáo. Chú nào chú nấy vạm vỡ, khỏe mạnh với đôi sừng nhọn hoắc, da bóng loáng và khí thế hừng hực nghênh chiến với đối thủ. Lễ hội náo nhiệt không chỉ bởi những trận so tài kịch liệt giữa những “thí sinh” mà còn bởi tiếng hò reo cổ vũ của bà con xung quanh. Ngoài ra, lễ hội đâm trâu cũng khá nổi tiếng ở Tây Nguyên khi người dân tổ chức để mừng một mùa vụ bội thu.

Biết bao thế kỉ đã trôi qua, biết bao mùa vụ đã thu hoạch,…Nhưng hình ảnh chú trâu vẫn ở đó, trong tâm khảm của người nông dân nói riêng và trong kí ức của người dân Việt Nam nói chung. Trâu đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu. Một vẻ đẹp giản dị mà rất đỗi thiêng liêng đối với những ai từng có tuổi thơ tại vùng đất đậm đà nền văn minh lúa nước này.

“Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ăn cho béo, trâu cày cho sâu.

Ở đời khôn khéo chi đâu,

Chẳng qua cũng chỉ hơn nhau chữ cần.”