Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
21 tháng 10 2017 lúc 3:39

Tâm hồn Puskin là tâm hồn phóng khoáng, chân thành, nhân hậu.

- Trong tình yêu, ông không đòi hỏi nhận về mà luôn trao đi trái tim chân thành, vị tha

- Ở ông cũng chưa đựng các trạng thái của con người khi yêu nhưng ông chế ngự được sự ích kỉ, hẹp hòi, muốn chiếm hữu

- Lời giãi bày tình yêu của Puskin mãnh liệt, chân thành qua ngôn từ giản dị, tinh tế

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
22 tháng 6 2018 lúc 3:20

1. Mở bài: Nêu vấn đề nghị luận: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.

2. Thân bài:

- Giải thích vấn đề nghị luận:

   + Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người là thái độ như thế nào? (Không quan tâm, không để ý, vô cảm trước những gì xảy ra quanh mình, kể cả việc đúng hay sai, …)

   + Lòng vị tha và tình đoàn kết là gì? (quan tâm, bao dung, gắn bó giữa con người với nhau).

- Suy nghĩ của người viết về vấn đề trên.

   + Khẳng định đây là lời khuyên rất đúng gắn về tư cách ứng xử đối với hành vi thái độ của người xung quanh (khen, chê, ca ngợi, phê phán).

   + Trước một tấm lòng vị tha, trước tình yêu thương đoàn kết nhau, ta ca ngợi biểu dương là rất cần thiết. Lúc đó ta đang góp phần khích lệ cái tốt.

   + Nhưng không chỉ biết ca ngợi cái tốt, tình cảm đẹp mà không chú ý phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người. Biết phê phán một thái độ xấu cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi một lòng tốt vậy. (Bằng dẫn chứng từ đời sống, văn học hãy chứng minh cho lí lẽ đó).

   + Trong cuộc sống của chúng ta hiện nay, vấn đề đó cần thiết không.

3. Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân từ vấn đề nghị luận

Bình luận (0)
Max Nguyen Minh Luan
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nam Đào
Xem chi tiết
Lê Phương Mai
5 tháng 1 2023 lúc 18:35

Câu 1 :

Dàn ý :

A, Mở bài

- Nêu vấn đề cần nghị luận

VD : Con người trong cuộc sống khi sinh ra ai cũng có sự sợ hãi vô thức trong tâm trí. Đó là một phản ứng bình thường ở mỗi con người. Và nó mặc dù không cần thiết nhưng vẫn phải có ở mỗi con người.

B, Thân bài

- Giải thích khái niệm

+ Sợ hãi là gì?

+ Biểu hiện của sự sợ hãi

+ Tác hại

+ Nguyên nhân

+ Phản biện

- Biện pháp để khắc phục sự sợ hãi

C. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận

- Liên hệ với bản thân

 

(Đây là dàn ý cho bạn tham khảo để viết bài)

 

Bình luận (1)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
5 tháng 1 2023 lúc 20:33

Bạn tham khảo nha: 

Câu 1: 

I. Mở bài:

- Dẫn dắt và giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: nỗi sợ hãi của con người.

II. Thân bài:

a. Bàn luận về sự sợ hãi của con người trong cuộc sống

- Giải thích khái niệm "sợ hãi":

Là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ.Trạng thái cảm xúc này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm.

- Nêu tác hại của nỗi sợ hãi:

Khiến con người trở nên hèn nhát, không dám đối diện với những chông gai, thử thách.Khiến con người không dám vượt qua giới hạn của bản thân.

b. Bàn luận về cách vượt qua sợ hãi

- Con người cần giữ được sự bình tĩnh, luôn giữ bản thân ở thế chủ động để đối mặt với những lo âu, từ đó tìm cách vượt qua và chiến thắng nỗi sợ.

- Biến nỗi sợ hãi của chính mình thành động lực để hành động thiết thực.

- Can đảm dấn thân, nhanh chóng nắm bắt lấy những cơ hội mà không hề đắn đo, do dự.

- Trước khi thực hiện mọi kế hoạch, con người cần nghiêm túc suy nghĩ về những khó khăn, rủi ro tiêu cực có thể xảy ra để vạch ra phương hướng, cách thức vượt qua.

III. Kết bài:

- Khái quát vấn đề nghị luận. 

 

 

Câu 2: 

Giải thích: 

- "Phóng một nét tóm gọn trời đất" : qua một ý thơ ta thấy cả sự vật hiện hữu => qua đứa con tinh thần của nhà văn ta thấy được thế giới khách quan hiện hữu trước mắt. 

- "Làm vạn vật sinh tình" : mỗi ý thơ đều khiến lòng người có những rung động mạnh liệt. 

=> Ý nghĩa cả câu: Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, điều cốt yếu là nhà văn phải có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo, giàu tính phát hiện về con người và đời sống tạo ra những rung cảm độc đáo ngân vang trong trái tim người đọc. 

- Bàn luận + Để tạo nên tác phẩm nghệ thuật đích thực, nhà văn phải có tài năng, tâm huyết, có bản lĩnh và phải biết lao động nghệ thuật nghiêm túc, gian khổ giống như“cuộc thám hiểm thực sự”. Nếu dấn thân vào“vùng đất mới” mà nhà văn không có cách nhìn, cách cảm thụ đời sống mới mẻ thì cũng không thể tạo nên tác phẩm nghệ thuật có giá trị đích thực. + Dù viết về đề tài đã cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính khám phá, phát hiện, nhà văn vẫn thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc. + Nếu nhà văn có“đôi mắt mới”, biết nhìn nhận con người và đời sống giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với một“vùng đất mới”, thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị của tác phẩm càng độc đáo, càng cao. Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của“đôi mắt mới” nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của“vùng đất mới” trong thực tiễn sáng tác. + Để có cái nhìn và cách cảm thụ độc đáo nhà văn phải bám sát vào hiện thực đời sống; trau dồi tài năng, bản lĩnh (sự tinh tế, sắc sảo...); bồi dưỡng tâm hồn (tấm lòng, tình cảm đẹp với con người và cuộc đời...); xác lập một tư tưởng, quan điểm đúng đắn, tiến bộ.

 

 

 

Bình luận (2)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
19 tháng 12 2023 lúc 22:19

- Hai dòng thơ: 

“Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”

Giúp người đọc cảm nhận được những bài học cuộc sống được gợi ra từ những câu chuyện cổ. Đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thành, nhân ái; phải cần cù, siêng năng; phải có trí tuệ, có chính kiến riêng của bản thân, không nghe theo lời người khác một cách thụ động, ... 

- Những bài học cuộc sống được thể hiện rất rõ qua những dòng thơ: 

+ Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

+ Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.

+ Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Đạt
Xem chi tiết
nthv_.
21 tháng 9 2021 lúc 8:29

Hai câu thơ trên cho ta thấy sự van xin, khuyên nhủ người yêu hãy giữ lấy những truyền thống tốt đẹp, giữ lấy cái gốc nhân bản của quê hương mà cha ông đã tạo dựng lên.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 10 2017 lúc 3:55

Nội dung bài thơ thể hiện nỗi buồn, niềm khoa khát con người tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, con người

+ Bài thơ mở ra nhiều cảnh đẹp của thiên nhiên, con người xứ Huế

+ Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt, khi tác giả đang phải chống trọi với căn bệnh nan y, sống với nỗi ám ảnh về cái chết, sự xa lạnh của người đời

+ Điều đó khiến người ta thương xót, cảm thông với số phận của tác giả, thêm cảm phục nghị lực, tài năng của Hàn Mặc Tử

Bình luận (0)
Aisha De Elmir
Xem chi tiết