Dấu chấm phẩy trong câu văn: “Từ khi lớn lên, ra ở riêng, ông chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai; bây giờ nhìn quanh quẩn trong nhà, cũng chỉ khoai lúa là nhiều.” có tác dụng gì?
Công dụng của đâu chấm phẩy trong câu văn "Từ khi lớn lên, ra ở riêng , ông chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai; bây giờ nhìn quanh quẩn trong nhà, cũng chỉ khoai lúa là nhiều." ( Bánh chưng, bánh giầy):
Dùng để ngăn cách ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê phức tạp OK
Dấu chấm phẩy trong câu văn: “Từ khi lớn lên, ra ở riêng, ông chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai; bây giờ nhìn quanh quẩn trong nhà, cũng chỉ khoai lúa là nhiều.” có tác dụng gì?
Người buồn nhất là Lang Liêu.Chàng là con thứ 18, mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết.So với anh em chàng thiệt thòi nhất.Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng dưới biển.Còn chàng, từ lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, bây giờ nhìn quanh trong nhà chỉ có khoai lúa là nhiều, nhưng khoai lúa tầm thường quá
Nhanh lên nhé mk đang cần gấp
Câu hỏi là: Cho nhân vật dc giới thiệu trong đoạn trích, em có suy nghĩ gì về cuộc sống của bản thân em trong hiện tại.Trình bày một đoạn văn ngắn.
Sắp xếp các ý sau sao cho đúng thứ tự của câu chuyện Bánh chưng,bánh giầy rồi lập thành dàn bài:
1.Lang Liêu được thần báo mộng,vui sướng vô cùng đã lấy lúa gạo để làm bánh
2.Lang Liêu chỉ quen với việc đồng áng,không dám nghĩ đến chuyện được vua cha truyền ngôi báu cho nhưng cũng muốn có lễ vật dâng lên Tiên vương để tở lòng thành kính
3.Lang Liêu buồn lo lắng vì xung quanh mình chỉ toàn lúa,ngô,không có sơn hào hải vị như các anh em khác
4.Lang Liêu thân là con vua nhưng từ nhỏ sống cùng mẹ ở ngoài cung,hằng ngày chăm lo việc đồng áng
5.Được vua cha gọi vào triều để bàn việc chọn người nối ngôi
6.Lang Liêu suy nghĩ về cách truyền ngôi của vua cha:Không nhất thiết là con trưởng,chỉ cần nối được chí vua
7.Lang Liêu cảm phục vua cha khi thấy lời cha đúng với ý thần cũng như suy nghĩ của mình:Dân ấm no,ngai vàng mới vững
8.Rất bất ngờ ,ngạc nhiên khi thấy vua cha đứng lâu trước lễ vật của mình rồi sung sướng khi được vua cha chọn làm người nối ngôi
9.Trong ngày lễ Tiên vương,Lang Liêu vừa lo lắng,hồi hộp nhưng lại tin vào tấm lòng thành kính của mình cũng như sự công tâm của vua cha
10.Cần phải nối chí vua cha
11.Vui mừng vì cuộc sống nhân dân no ấm,đất nước yên bình,luôn mong muốn duy trì những tục lệ tốt đẹp của đất nước
12.Từ khi lên ngôi.luôn chăm lo việc đồng áng,giữ gìn truyền thống làm bánh vào ngày Tết
Bạn đọc trong sách Ngữ Văn lớp 6 tập 1 bài Bánh Chưng Bánh Dày là có các trật tự và bạn chỉ cần áp dụng vào bài thôi
Không giống trong sách mấy
I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU:
CỎ VÀ LÚA
Ngày xưa, cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.
Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh. Còn cỏ thì lười nhác, chỉ thích ăn chơi lêu lổng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được cái hạt có ích cho loài người.
Tuy vậy, cỏ và lúa vẫn đi lại thăm nhau. Mỗi lần tới chơi với lúa, cỏ thường lén đi ban đêm, để xin ăn hoặc lấy trộm thức ăn của lúa. Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần.
Nhưng cỏ chứng nào tật ấy. Nó vẫn lười nhác như xưa. Một hôm lúa làm cỗ mừng sinh nhật và mời cỏ ăn uống. Không còn giữ ý tứ gì, khi no căng bụng, cỏ nằm lăn ra ngủ. Nó ngủ say sưa đến lúc ông mặt trời mọc rồi mặt trời đứng bóng nó vẫn chưa dậy.
Đến xế chiều, cỏ mới cựa mình, mở mắt. Nhưng xấu hổ về tính lười nhác, tham ăn, cỏ không dám ra đường về nhà. Sợ mọi người chê cười, nó khẩn khoản xin ở lại nhà lúa. Lúa không hài lòng, nhưng vốn hiền lành và thương em, đành cứ để cho cỏ ở.
Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. Nó lại sang cả nhà hàng xóm tranh ăn với ngô, đậu, rau nữa. Vì thế, cứ thấy cỏ mọc lên là người ta lại nhổ vứt đi. Chẳng ai ưa cái tính lười nhác, ăn bám, phá hoại của nó.
- Sưu tầm -
II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC, HÃY KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC Ý TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN THEO YÊU CẦU CỦA MỖI CÂU HỎI:
Câu 1: Vì sao cỏ và lúa cùng một nguồn gốc mà cỏ lại bị người ta nhổ vứt đi còn lúa lại được người ta quý trọng?
a) Ví cỏ chẳng làm ra được cái hạt có ích cho người.
b) Vì cỏ lười nhác, ăm bám và phá hoại.
c) Vì cả hai lí do trên.
Câu 2. Điều gì làm cho lúa trở nên khỏe mạnh, có ích?
a. Chịu khó nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân.
b. Chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó.
c. Vì được mẹ chăm chút và quan tâm hơn.
Câu 3. Vì sao cỏ và lúa được mẹ cho ở riêng từ đầu mà bây giờ vẫn có hiện tượng lúa và cỏ sống chung với nhau?
a. Vì sau lần đến ăn sinh nhật lúa, vì quá xấu hổ, cỏ không dám ra đường về nhà và xin ở lại cùng lúa.
b. Vì lúa hiền lành và thương cỏ.
c. Vì cả hai ý trên.
Câu 4. Vì sao cỏ thích ở chung với lúa?
a. Vì ở chung vui hơn, không buồn như khi ở một mình..
b. Vì ở chung với lúa không phải làm gì mà vẫn có cái ăn.
c. Vì ở chung với lúa nó có thêm các bạn ngô, rau, đậu.
Câu 5. Câu chuyện trên cho em bài học gì?
a. Có lao động con người mới khỏe mạnh.
b. Có lao động con người mới thực sự có ích và được mọi người tôn trọng.
c. Cả hai ý trên.
Câu 6. Thành ngữ nào sau đây cùng nghĩa với thành ngữ "chứng nào tật ấy"?
a. Thuốc đắng dã tật. b. Ngựa quen đường cũ. c. Nói trước quên sau.
Câu 7. Xổ dọc để tách các từ trong câu văn sau thành nhóm thích hợp :
Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh.
a. Từ ghép: ...........................................................................................................................
b. Từ láy: ..............................................................................................................................
Câu 8. Xếp các từ được gạch chân trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần .
· Từ chỉ sự vật: .............................................................................................................
· Từ chỉ hoạt động, trạng thái: ....................................................................................
· Từ chỉ đặc điểm, tính chất: .......................................................................................
Câu 9. Trong câu: " Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để khỏi làm việc mà vẫn có ăn. ", cụm từ nào sau đây trả lời cho câu hỏi "Thế nào?"
a. để khỏi làm việc mà vẫn có ăn
b. thích sống chung với lúa
c. Từ đấy
Câu 10: Hãy tưởng tượng và ghi lại vắn tắt cốt truyện có liên quan đến các nhân vật: cô giáo kiểm tra bài cũ, bạn Nam không làm được bài, bạn Quang ngồi bên cạnh làm bài say sưa.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
1. C
2. B
3. C
4. B
5. C
6. B
7. a) chăm chỉ, làm lụng
b) tươi tốt, khỏe mạnh
8. a) cỏ, lúa
b) không nỡ, tìm
c) ân cần, xa lánh
9. B
Bài tập 3: Tìm các cụm tính từ và sắp xếp chúng vào mô hình cấu tạo cụm tính từ.
a. Bấy giờ ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần.
b. Đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.
c. Còn chàng, từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm chỉ lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai.
d. Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo.
e. Vua vẽ một thỏi vàng, thấy còn nhỏ quá, lại vẽ thỏi thứ hai lớn hơn.
Tìm các dấu chấm phẩy được dùng trong những câu dưới đây và chỉ ra tác dụng của chúng trong câu:
a) Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đền công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại. (Nguyễn Đăng Mạnh)
b) Chẳng hạn, truyện dân gian kể, lúc Lê Lợi sinh ra có ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm; còn Nguyễn Huệ, khi ra đời, có hai con hổ chầu hai bên. (Bùi Mạnh Nhị)
a) Có hai dấu chấm phẩy dùng để ngăn các phần trong phép liệt kê.
b) Có một dấu chấm phẩy dùng để ngăn hai ý trong vị ngữ.
Tìm danh từ trong các câu ca dao, tục ngữ, đoạn văn dưới đây và xếp vào nhóm phù hợp:
a.
Tháng Chạp là tháng trồng khoai,
Tháng Giêng trồng đậu, tháng Hai trồng cà
Tháng Ba cày vỡ ruộng ra,
Tháng Tư làm mạ mưa sa đầy đồng.
Ca dao
b.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Tục ngữ
c. Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà.
Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo. Hoa sen đỏ, nhị sen vàng toả hương thơm lừng. Những con cá sộp, cá chuối quẫy toé nước, mắt thao láo...
Theo Duy Khán
- Chỉ con vật: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái, cá sộp, cá chuối, chuồn chuồn.
- Chỉ cây cối: khoai, đậu, cà, mạ, hoa sen.
- Chỉ thời gian: tháng
- Chỉ hiện tượng: mưa, nắng, râm
Giúp mình.bt như sau: chỉ ra thành phần câu và cho biết cấu tạo CN-VN.
a, ngôi nhà do ông bà tôi làm đã được sửa chữa lại.
b, dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào trường vôn-ga, con sông vôn-ga đổ ra biển.
c, lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông mấy chợ nhà.
d, giản dị trong lối sông là một nét đẹp đáng yêu.
e, học hành chăm chỉ là 1điều rất tốt.
g, còn chàng, từ khi lớn lên ra ở riêng chỉ chăm lo công việc đồng ang trồng lúa, trồng khoai.
Ai làm được mình tick cho. Cảm ơn!
a, ngôi nhà do ông bà tôi làm:CN
đã được sủa chữa lại :VN
b,dòng suối;sông;con sông Vôn-ga:CN
Còn lại :VN
c,lom khom dưới núi tiều;lác đác bên sông:VN
vài chú;mấy chợ nhà:CN
d,giản dị trong lối sống :CN
còn lại :VN
e,học hành chăm chỉ:CN
là 1 điều rất tốt:VN
g,còn chàng:CN
từ khi lớn lên ra ở riêng:TN
còn lại:VN
ĐÂY LÀ Ý KIẾN CỦA MÌNH.NẾU ĐÚNG THÌ TICK CHO MIK NHÉ !