Tìm giá trị m đề pt sau có nghiệm x > -1
\(\frac{x+m}{3}+\frac{x+1}{2}=2\)
Cho PT ẩn x( m là tham số): \(\frac{m+3}{x+1}-\frac{5-3m}{x-2}=\frac{mx+3}{x^2-x-2}\)(1)
a)Giải PT(1) khi m=1.
b)Tìm tất cả các giá trị của tham số m để PT(1) vô nghiệm.
1.Cho phương trình:\(\left(m+1\right)x^2-2\left(m+1\right)+m-3=0\)0
a)Với giá trị nào của m thì pt có nghiệm kép.Tính nghiệm kép
b)Với giá trị nào của m thì pt có nghiệm:\(x_1x_2\)
2.\(A=\frac{x}{x-4}+\frac{1}{\sqrt{x}-2}+\frac{1}{\sqrt{x+2}}\)
a)Rút gọn A
b)Tính x khi \(A=-\frac{1}{3}\)
1/ Tìm các giá trị của tham số m để bpt ( m-1) x^2- ( m-1) x+1>0 nghiệm đúng vs mọi giá trị của x. 2/ Tìm giá trị của tham số m để pt x^2 - ( m-2) x+m^2 -4m=0 có 2 nghiệm trái dấu. 3/ Tìm giá trị của tham số m để pt x^2 -mx+1=0 có 2 nghiệm phân biệt.
Bài 2:
Để phương trình có hai nghiệm trái dấu thì (m-2)(m+2)<0
hay -2<m<2
cho pt: x2 -2(m+1)x-2m-3=0
tìm các giá trị của m để pt có 2 nghiệm x1,x2 sao cho bt \(\left|\frac{x_1+x_2}{x_1-x_2}\right|\) đạt giá trị lớn nhất
Áp dụng hệ thức Vi-et, ta có :
\(\hept{\begin{cases}x_1+x_2=2\left(m+1\right)\\x_1.x_2=-\left(2m+3\right)\end{cases}}\)
Đặt \(A=\left|\frac{x_1+x_2}{x_1-x_2}\right|\ge0\). A đạt giá trị nhỏ nhất \(\Leftrightarrow A^2\)đạt giá trị nhỏ nhất.
Ta có : \(A^2=\left(\frac{x_1+x_2}{x_1-x_2}\right)^2=\frac{\left(x_1+x_2\right)^2}{\left(x_1+x_2\right)^2-4x_1.x_2}=\frac{4\left(m+1\right)^2}{4\left(m+1\right)^2+4\left(2m+3\right)}=\frac{4\left(m+1\right)^2}{4m^2+16m+16}=\frac{\left(m+1\right)^2}{\left(m+2\right)^2}\ge0\)
Suy ra \(MinA^2=0\Leftrightarrow m=-1\)
Vậy Min A = 0 \(\Leftrightarrow\)m = -1
ở bài này phải chỉ ra \(\Delta'\)lớn hơn hoặc bằng 0 , hoặc chỉ ra a và c trái dấu nên phương trình có 2 nghiệm x1,x2 thì mới được áp dụng hệ thức Viét
Vũ Trọng Nghĩa Dẽ thấy rồi nên mình không viết vào nhé! Cảm ơn bạn góp ý ^^
1. Cho pt: \(\frac{x+1}{x-m+1}=\frac{x}{x+m+2}\). Tìm k là số giá trị của m để pt vô nghiệm
2. Số nguyệm nguyên (x;y) của phương trình: \(x^3+2x^2+2+3x-y^3=0\)
1) tìm m để pt sau có 2 nghiệm \(x+\sqrt{x+\frac{1}{2}+\sqrt{x+\frac{1}{4}}}=m\)
2) tìm m để pt sau có 1 nghiệm
a) \(\sqrt{x+1}-m\sqrt{x-1}+2\sqrt[4]{x^2-1}=0\)
b) \(\sqrt{\frac{x-1}{x+2}}-m\sqrt{\frac{x+2}{x-1}}+2=0\)
1/ \(x+\sqrt{x+\frac{1}{2}+\sqrt{x+\frac{1}{4}}}=x+\sqrt{\left(x+\frac{1}{4}\right)+\sqrt{x+\frac{1}{4}}+\frac{1}{4}}\)
\(=x+\sqrt{\left(\sqrt{x+\frac{1}{4}}+\frac{1}{2}\right)^2}=x+\left|\sqrt{x+\frac{1}{4}}+\frac{1}{2}\right|=\left(x+\frac{1}{4}\right)+\sqrt{x+\frac{1}{4}}+\frac{1}{4}\)
\(=\left(\sqrt{x+\frac{1}{4}}+\frac{1}{2}\right)^2\)
\(\Rightarrow m=\left(\sqrt{x+\frac{1}{4}}+\frac{1}{2}\right)^2\)
Để pt trên có nghiệm thì \(\hept{\begin{cases}m>0\\\sqrt{m}-\frac{1}{2}\ge0\end{cases}}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}m>0\\m\ge\frac{1}{4}\end{cases}}\Leftrightarrow m\ge\frac{1}{4}\)
Vậy với \(m\ge\frac{1}{4}\) thì pt trên có nghiệm.
Phương trình trên chỉ có một nghiệm thôi nhé, đó là \(x=m-\sqrt{m}\) với \(m\ge\frac{1}{4}\)
cậu lm đc bài 2 câu a ko.. mk còn mỗi câu đấy
Cho pt \(x^4+\left(1-m\right)x^2+2m-2=0\) (m là tham số)
1) Tìm các giá trị của m để pt đã cho có 4 nghiệm phân biệt.
2) Trong trường hợp pt có 4 nghiệm phân biệt \(x_1,x_2,x_3,x_4\), hãy tìm các giá trị m sao cho
\(\frac{x_1x_2x_3}{2x_4}+\frac{x_1x_2x_4}{2x_3}+\frac{x_1x_3x_4}{2x_2}+\frac{x_2x_3x_4}{2x_1}=2013\)
Câu a:
Đặt \(x^2=t\left(t>0\right)\)phương trinh \(x^4+\left(1-m\right)x^2+2m-2=0\left(1\right)\)trở thành \(t^2+\left(1-m\right)t+2m+2=0\left(2\right)\)
Để (1) có 4 nghiệm phân biệt thì phương trình (2) phải có 2 nghiệm phân biệt tức
\(\Delta>0\Leftrightarrow\left(1-m\right)^2-4\left(2m-2\right)>0\)
\(m^2-10m+9>0\Leftrightarrow\left(m-1\right)\left(m-9\right)>0\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}m>9\\m< 1\end{cases}}\)
Câu b:
phương trình (2) có hai nghiệm phân biệt \(t_1,t_2\)tương ứng phương trình (1) có 4 nghiệm phân biệt \(x_1,x_2,x_3,x_4\)thỏa mãn \(\hept{\begin{cases}t_1=-x_1=x_3\\t_2=-x_2=x_4\end{cases}}\)(theo tính chất đối xứng nghiệm của hàm trùng phương bậc 4)
theo viet ta có :\(\hept{\begin{cases}t_1+t_2=1-m\\t_1t_2=2m-2\end{cases}}\)
Xét \(\frac{x_1x_2x_3}{2x_4}+\frac{x_1x_2x_4}{2x_3}+\frac{x_1x_3x_4}{2x_2}+\frac{x_2x_3x_4}{2x_1}=2013\)
\(VT=\frac{\left(x_1x_2x_3\right)^2}{2x_1x_2x_3x_4}+\frac{\left(x_1x_2x_4\right)^2}{2x_1x_2x_3x_4}+\frac{\left(x_1x_3x_4\right)^2}{2x_1x_2x_3x_4}+\frac{\left(x_4x_2x_3\right)^2}{2x_1x_2x_3x_4}\)
\(=\frac{\left(x_1x_2\right)^2\left(x^2_3+x^2_4\right)}{2x_1x_2x_3x_4}+\frac{\left(x_4x_3\right)^2\left(x_1^2+x_2^2\right)}{2x_1x_2x_3x_4}\)
thay biến x bằng biến t ta có
\(VT=\frac{\left(t_1t_2\right)^2\left(t_1^2+t^2_2\right)}{2t_1t_2}+\frac{\left(t_1t_2\right)^2\left(t_1^2+t^2_2\right)}{2t_1t_2}=\frac{2\left(t_1t_2\right)^2\left(t_1^2+t^2_2\right)}{2t_1t_2}\)
\(=\left(t_1t_2\right)\left(t_1^2+t^2_2\right)=\left(t_1^2+t^2_2-2t_1t_2\right)t_1t_2\)
thế m theo viet vào ta có :
\(\left(2m-2\right)\left(\left(1-m\right)^2-2\left(2m-2\right)\right)=2013\)
\(\Leftrightarrow2m^3-8m^2+17m-2023=0\)
Đến đây giải dễ rùi bạn gải nốt tìm m nhé
cho pt : x2-2(m+3)x+m2+3=0
a) với giá trị nào của m thì pt có 2 nghiệm phân biệt
b)Gọi x1,x2 là 2 nghiệm của pt
+)Tính x12+x22 theo m
+)tính \(\frac{1}{x_1}+\frac{1}{x_2}\)theo m
+) Tìm m để x1-x2=6
đang cần gấp ...AI ĐÚNG 3 TICK...
a) ( a = 1; b = -2(m+3); c = m^2 + 3 )
\(\Delta=b^2-4ac\)
\(=\left[-2\left(m+3\right)\right]^2-4.1.\left(m^2+3\right)\)
\(=4\left(m^2+6m+9\right)-4m^2-12\)
\(=4m^2+24m+36-4m^2-12\)
\(=24m-24\)
Để pt có 2 nghiệm phân biệt \(\Leftrightarrow\Delta>0\Leftrightarrow24m-24>0\Leftrightarrow m>1\)
b)
* Theo Vi-et ta có: \(\hept{\begin{cases}S=x_1+x_2=-\frac{b}{a}=2\left(m+3\right)\\P=x_1x_2=\frac{c}{a}=m^2+3\end{cases}}\)
Ta có: \(x_1^2+x_2^2\)
\(=S^2-2P\)
\(=\left[2\left(m+3\right)\right]^2-2.\left(m^2+3\right)\)
\(=4\left(m^2+6m+9\right)-2m^2-6\)
\(=4m^2+24m+36-2m^2-6\)
\(=2m^2+24m+30\)
* \(\frac{1}{x_1}+\frac{1}{x_2}\)
\(=\frac{x_1+x_2}{x_1x_2}\)
\(=\frac{S}{P}\)
\(=\frac{2\left(m+3\right)}{m^2+3}\)
\(=\frac{2m+6}{m^2+3}\)
Bài 1 : Tìm giá trị của m để PT
\(3-m=\frac{10}{x+2}\)
có nghiệm là số dương
Bài 2 : Cho A=\(\frac{4x-4}{1-2x+x^2}\)
Tìm x để A <0
Bài 3 : Tìm giá trị nguyên của x để giá trị của biểu thức sau là số nguyên:
A=\(\frac{2x^3-6x^2+x-8}{x-3}\)
B= \(\frac{3x^2-x+3}{3x+2}\)
\(3-m=\frac{10}{x+2}\)
\(\Leftrightarrow\left(3-m\right)\left(x+2\right)=10\)
=> 3-m và x+2 thuộc Ư (10)={1;2;5;10}
TH1: \(\hept{\begin{cases}3-m=1\\x+2=10\end{cases}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}m=2\\x=8\end{cases}}}\)hoặc \(\hept{\begin{cases}3-m=10\\x+2=1\end{cases}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}m=-7\\x=1\end{cases}}}\)
TH2: \(\hept{\begin{cases}3-m=5\\x+2=2\end{cases}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}m=-2\\x=0\end{cases}}}\)hoặc \(\hept{\begin{cases}3-m=2\\x+2=5\end{cases}\Leftrightarrow\hept{\begin{cases}m=1\\x=-3\end{cases}}}\)(loại)
bài 3:
\(A=\frac{2x^3-6x^2+x-8}{x-3}\left(x\ne3\right)\)
\(\Leftrightarrow A=\frac{\left(2x^3-6x^2\right)+\left(x-8\right)}{x-3}=\frac{2x\left(x-3\right)+\left(x-8\right)}{x-3}=2x+\frac{x-8}{x-3}\)
Để A nguyên thì \(\frac{x-8}{x-3}\)nguyên
Có: \(\frac{x-8}{x-3}=\frac{x-3-5}{x-3}=1-\frac{5}{x-3}\)
Vì x nguyên => x-3 nguyên => x-3 \(\inƯ\left(5\right)=\left\{-5;-1;1;5\right\}\)
Ta có bảng
x-3 | -5 | -1 | 1 | 5 |
x | -2 | 2 | 4 | 8 |