nêu những hiểu bt của e về bệnh sốt rét và cách phòng tránh bệnh sốt rét ?
Câu 5. Trùng kiết lị và trùng sốt rét gây nên những bệnh nào? Nêu cách nhận biết và biện pháp phòng tránh bệnh do trùng kiết lị, trùng sốt rét gây nên? Vì sao khi bệnh nhân bị sốt rét lên cơn sốt cao nhưng người vẫn có cảm giác lạnh?
Câu 6. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi và vùng sông nước? Vì sao diệt bọ gậy lại góp phần đáng kể vào chiến dịch phòng bệnh sốt rét?
Câu 7. Vì sao những loài sống tự do như trùng roi xanh, trùng giày lại được xếp vào cùng ngành với những loài sống kí sinh như trùng kiết lị, trùng sốt rét? Động vật nguyên sinh có vai trò như thế nào đối với con người và môi trường?
Câu 8. Tại sao các loài thuộc ngành Động vật nguyên sinh lại có khả năng tăng nhanh về số lượng?
Con đường truyền bệnh sốt rét ?
Bệnh sốt rét xảy ra nhiều ở đâu ?
Cách phòng tránh bệnh sốt rét ?
Gỉai giúp mình với nhe !!!
- Muỗi anophen
- Ven biển và vùng núi
- Cách phòng bệnh
+ Ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh.
+ Diệt muỗi bằng phun tồn lưu và tẩm màn hoá chất diệt muỗi.
+ Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi. Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà.
+ Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay. Bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương…
+ Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, làm nhà xa rừng và xa nguồn nước.
+ Hạn chế bọ gậy: khơi thông dòng chảy, vớt rong rêu làm thoáng mặt nước.
+ Huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể tham gia phòng chống sốt rét; tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân về phòng chống sốt rét.
Tham khảo :
1.Sốt rét là bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu, truyền từ người bệnh sang người lành bởi muỗi Anopheles. Nếu không được điều trị kịp thời, người mắc bệnh sốt rét sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
2.Tham khảo
Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mọi người đều có thể mắc bệnh sốt rét nếu sống hoặc có qua lại vùng rừng núi nơi có sốt rét lưu hành và bị muỗi Anophen đốt. Bệnh sốt rét khi xuất hiện, nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời trong cộng đồng sẽ gây ra những tình trạng lây lan rộng rãi"
1 nêu cách dinh dưỡng của trùng sốt rét
2 triệu chứng của bệnh sốt rét là j ? cách phòng tránh
1. Trùng sốt rét chui vào hồng cầu để kí sinh bằng cách sử dụng chất dinh dưỡng trong hồng cầu rồi phá vỡ hồng cầu chui ra ngoài.
2. * Triệu chứng:
Biểu hiện ban đầu của bệnh đó là rét run - sốt nóng - sau đó vã mồ hôi. Nhưng có nhiều trường hợp mắc sốt rét không có cơn sốt điển hình, người bệnh chỉ cảm thấy ớn lạnh hoặc gai rét.
* Cách phòng tránh:
- Thường xuyên ngủ màn, kể cả khi ngủ trưa
- Đậy kín nắp chum, vại, bình nước...
- Vệ sinh nơi ở, chuồng trại, phát quang bụi rậm...
- Khi có triệu chứng của bệnh sốt rét cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa trị.
~Chúc bn hok tốt~
Nêu nguyên nhân,con đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh lị,bệnh sốt rét.
* Bệnh sốt rét:
Triệu chứng sốt rét
Dấu hiệu và triệu chứngBệnh đặc trưng bởi những cơn tái diễn với các dấu hiệu và triệu chứng sau:
Rét run từ vừa đến nặng Sốt cao Toát mồ hôi đầm đìa khi hết sốt Cảm giác khó ởCác triệu chứng khác gồm đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
Nguyên nhân:Nguyên nhân gây bệnh sốt rét là ký sinh trùng đơn bào plasmodium. Có khoảng 170 loài plasmodium, nhưng chỉ có 4 loài gây sốt rét ở người là:
P. falciparum. Chủ yếu gặp ở châu Phi, gây triệu chứng nặng nhất và chiếm phần lớn các trường hợp tử vong do sốt rét. P. vivax. Chủ yếu gặp ở vùng nhiệt đới của châu Á, gây triệu chứng nhẹ hơn những có thể tồn tại trong gan và gây tái phát bệnh trong nhiều năm. P. malariae. Được phát hiện thấy ở châu Phi, có thể gây triệu chứng sốt rét điển hình nhưng trong một số ít trường hợp có thể nằm yên trong máu mà không gây triệu chứng. Bệnh nhân có thể làm lây ký sinh trùng sang người khác qua vết đốt của muỗi hoặc qua truyền máu. P. ovale. Chủ yếu gặp ở vùng Tây Phi. Tuy hiếm gặp nhưng cũng có thể gây bệnh tái phát. Xét nghiệm và chẩn đoánXét nghiệm kính phết: Lấy máu làm tiêu bản nhuộm và soi dưới kính hiển vi để tìm ký sinh trùng. 2 mẫu máu lấy cách nhau 6 giờ có thể xác nhận sự có mặt của ký sinh trùng sốt rét là loại ký sinh trùng. Cùng một lúc người bệnh có thể bị nhiễm nhiều loại plasmodium khác nhau.
Điều trịBệnh sốt rét, nhất là sốt rét do nhiễm P. falciparum, cần được khám và điều trị kịp thời. Các thuốc chống sốt rét hiện nay gồm
Chloroquine Quinine sulfate Hydroxychloroquine Phối hợp sulfadoxine và pyrimethamine Mefloquine Phối hợp atovaquone và proguanil Doxycycline- Một nhóm thuốc khác thường được kê đơn ở châu Á hiện nay là các dẫn xuất của artemisinin, ví dụ như artesunate. - Halofantrine đôi khi cũng được dùng để điều trị sốt rét. Không dùng halofantrine cho người đang dùng mefloquine để phòng sốt rét hoặc người bị bệnh tim. - Primaquine có thể được dùng để chống lại dạng ký sinh trùng ẩn trong gan và phòng ngừa tái phát. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc người bị thiểu men G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase).
Phòng bệnh. Hiện chưa có vaccin phòng sốt rét. Cách phòng bệnh chủ yếu là ngăn không cho muỗi đốt, bao gồm nằm màn tẩm thuốc diệt muỗi và phun thuốc diệt muỗi trong nhà. Điều trị dự phòng bằng các thuốc chống sốt rét . Bôi thuốc xua côn trùng như DEET lên vùng da hở và phun thuốc diệt muỗi tại nơi ở. Mặc quần áo bảo hộ. * Bênh lị:NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH KIẾT LỴ:
Đó là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây truyền qua phân. Người thân trong gia đình bị bệnh, đi cầu không rửa tay, lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm shigella. Cũng có thể trong nhà nuôi chó, mèo, phân chó, mèo cũng chứa vi khuẩn gây bệnh. Trẻ thích chơi với súc vật, sờ vào lông, bò ra nền nhà rồi đưa tay vào miệng…Trong nhà có ruồi, ruồi bu vào phân người chứa vi khuẩn rồi bu trên thức ăn…
ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN BỆNH KIẾT LỴ:
- Qua thức ăn, nước uống, nước rửa rau quả.
- Thú vật mang mầm bệnh (chó, mèo).
- Ruồi là trung gian tuyền bệnh nguy hiểm.
- Do tay bẩn.
- Bào nang dính dưới móng tay.
- Ngoài ra bệnh kiết lỵ có thể lây qua hoạt động sinh dục, và đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở những quần thể đồng tính luyến ái.
nêu nguyên nhân và cách phòng tránh các bệnh: Sốt rét, Sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A
NGUYÊN NHÂN BỆNH SỐT RÉT : DO MỘT LOẠI KÍ SINH TRÙNG GÂY RA
NGUYÊN NHÂN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT : DO VIRUT GÂY RA
NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM NÃO : DO VIRUT GÂY RA
NGUYÊN NHÂN BỆNH VIÊM GAN A : DO MOTTJ LOẠI VIRUT Ở TRONG THỨC ĂN HOẶC NƯỚC UỐNG
Dựa vào những thông tin về bệnh sốt rét và bệnh kiết lị ở trên, hãy hoàn thành bảng dựa theo mẫu sau:
| Bệnh sốt rét | Bệnh kiết lị |
Tác nhân gây bệnh | ? | ? |
Con đường lây bệnh | ? | ?
|
Biểu hiện bệnh | ? | ? |
Cách phòng tránh bệnh | ? | ? |
| Bệnh sốt rét | Bệnh kiết lị |
Tác nhân gây bệnh | Trùng sốt rét | Amip lị |
Con đường lây bệnh | Qua đường máu | Qua đường tiêu hóa |
Biểu hiện bệnh | Rét run, sốt, đổ mồ hôi | Đau bụng, đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, phân có thể lẫn máu và chất nhày… |
Cách phòng tránh bệnh | - Mắc màn khi ngủ - Dọn vệ sinh nơi ở và nơi làm việc - Diệt muỗi và bọ gậy | - Ăn chín uống sôi - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng - Hạn chế ăn rau sống |
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về bệnh sốt rét. Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét.
Câu 2:Trình bày hiểu biết của em về bệnh kiết lị. Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị.
Câu 3: Nếu các đại diện thuộc các ngành thực vật: Rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.
Câu 4: Phân biệt cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của rêu và dương xỉ.
Câu 5: Phân biệt cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật hạt trần và thực vật hạt kín.
Câu 6: Thế nào là động vật có xương sống? Lấy 5 ví dụ về động vật có xương sống mà em biết.
Câu 7: Thế nào là động vật không xương sống? Lấy 5 ví dụ về động vật không xương sống mà em biết.
Câu 6
- Là loài động vật mà cơ thể có xương sống.
- Ví dụ: trâu, bò, lợn, gà.
Câu 7
- Là loài động vật mà cơ thể chúng không có xương sống.
- Ví dụ: Trùng roi, trùng giày và các động vật khác.
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về bệnh sốt rét. Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét.
- Bệnh sốt rét lak căn bệnh mak có ký sinh trùng sốt rét kí sinh trên hồng cầu hoặc tb gan,... gây nên. Người bệnh sốt rét sẽ thường bị sốt theo chu kì liên tục lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ko điều trị kịp sẽ gây tử vong
- Biên pháp : Thông đường cống rãnh, vệ sinh sạch sẽ nhà ở, phát quang bụi cây rậm, đậy kín nắp chum nước, giếng,.... ko để ao tù nước đọng, phun thuốc diệt muỗi định kì, dùng màn tẩm thuốc chống muỗi, khi phát hiện có dấu hiệu bệnh nên đi khám ngay
Câu 2:Trình bày hiểu biết của em về bệnh kiết lị. Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị.
- Bệnh kiết lị là do bị nhiễm trùng ruột già do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn xâm nhập bằng con đường ăn uống, ...... Khi người bị mắc bệnh sẽ có biểu hiện như tiêu chảy nhẹ hoặc nặng, đi vệ sinh ra phân lẫn máu, đau quặn, sốt, nguy hiểm hơn lak áp xe gan gây vỡ phổi, vỡ màng bụng,....
- Biện pháp phòng tránh : Thường xuyên rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không nên ăn đồ của người bị bệnh vik rất dễ lây,....
Câu 3: Nếu các đại diện thuộc các ngành thực vật: Rêu, dương xỉ, hạt trần, hạt kín.
- Đại diện Rêu : Cây rêu,...
Đại diện Dương xỉ : Cây dương xỉ ,.....
Đại diện Hạt trần : Cây thông, câu liễu , .....
Đại diện Hạt kín : Cây táo, cây xoài,.....
Câu 4: Phân biệt cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của rêu và dương xỉ.
-
Rêu | Dương xỉ |
- Có rễ giả hút nước | - Có rễ thật |
- Thân, lá không có mạch dẫn | - Thân, lá đã có mạch dẫn |
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử sẽ phát triển thành cơ quan ss đực cái | - Cơ quan sinh sản lak túi bào tử phát triển thành nguyên tản r mới phát triển thành cơ quan ss đực cái |
TK
Câu 1: Sốt rét là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau: - Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét. - Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi. - Vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv... - Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời. - Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: Đau đầu, mệt mỏi, đau các cơ, rối loạn tiêu hóa, rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Câu 2: Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện ở dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp. Cách phòng bệnh kiết lỵ là: – Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. – Thực hiện ăn chính, uống sôi. Lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. – Rửa sạch, ngâm rau sống bằng nước muối, thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặn bu. – Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp theo đúng quy trình. Câu 3: Đại diện của rêu: rêu tường,... Đại diện của dương xỉ: cây dương xỉ, cỏ bợ,... Đại diện của hạt trần: thông, pơ mu, hoàng đàn, kim giao,… Đại diện của hạt kín: cây bưởi, cây đào, dưa hấu,... Câu 4: - Cây rêu: + Thân ngắn không phân nhánh, lá nhỏ không có gân. + Có rễ giả. + Chưa có hoa. + Chưa có hệ mạch dẫn. - Cây dương xỉ: + Lá già:Có cuống dài. + Lá non:Cuộn tròn ở đầu. + Rễ thật có lông hút. + Đã có mạch dẫn, thân ngầm, hình trụ. Câu 5: - Cơ quan sinh dưỡng: + Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim. + Cây hạt kín: Rễ cọc, rễ chùm, thân gổ, thân cỏ,... ; lá đơn, lá kép,... Cơ quan sinh sản: + Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở. + Cây hạt kín: Có hoa, cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả. Câu 6: Động vật có xương sống (danh pháp khoa học: Vertebrata) là một phân ngành của động vật có dây sống, đặc biệt là những loài với xương sống hoặc cột sống. Khoảng 57.739 loài động vật có xương sống đã được miêu tả. Ví dụ: chó, mèo, hổ, trâu, bò, voi,... Câu 7: Động vật không xương sống ngay tên gọi đã phản ánh đặc trưng của những loài thuộc nhóm này là không có xương sống. Nhóm này chiếm 97% trong tổng số các loài động vật – tất cả động vật trừ các loài động vật trong phân ngành động vật có xương sống, thuộc ngành động vật có dây sống. Ví dụ: Ốc sên, kiến, muỗi, ong, ruồi,...
Viết hoặc vẽ sơ đồ có nội dung dưới đây:
a) Cách phòng tránh bệnh sốt rét.
b) Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
c) Cách phòng tránh bệnh viêm não.
d) Cách phòng tránh bệnh HIV / AIDS.
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét:
- Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết:
- Cách phòng tránh bệnh viêm não:
- Cách để phòng tránh HIV / AIDS:
Biết cách phòng tránh bệnh sốt rét và bệnh kiết lị.
- Biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét:
+ Mắc màn khi ngủ
+ Dọn vệ sinh nơi ở và nơi làm việc, tránh để các vũng nước tù đọng,…
+ Diệt muỗi và bọ gậy
- Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị:
+ Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Giữ vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi; rửa sạch rau sống; thức ăn cần đậy kín tránh ruồi nhặng;…
+ Tiêu diệt ruồi nhặng.
+ Vệ sinh phân rác, quản lí việc dùng phân trong nông nghiệp.