Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Phạm Thị Phương Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
14 tháng 5 2017 lúc 2:49

- Phạm vi đối tượng của đề văn thuyết minh là sự vật, con người, lễ hội, di tích…

- Các đề văn được nêu có đầy đủ 2 phần:

   + Phần nêu lên đối tượng phải thuyết minh: gương mặt trẻ thể thao Việt Nam, một tập truyện, chiếc nón lá Việt Nam, chiếc áo dài, đôi dép lốp kháng chiến…

   + Phần yêu cầu thuyết minh: giới thiệu, thuyết minh

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
30 tháng 5 2023 lúc 18:17

a. Mỗi món ăn có một hồn sắc riêng, mang ý nghĩa riêng, món ăn có thể không sang bằng nhưng nó ngon và đáng để những người con nước nhà tự hào.

b. Thảo có tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc.

c. Cường có tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc.

Thanh An
30 tháng 5 2023 lúc 18:18

d. Thương được giáo dục tốt, biết giữ bản sắc dân tộc, thể hiện bạn có niềm tự hào đất nước.

e. Đô không có niềm tự hào dân tộc.

g. Hoàng bác bỏ cội nguồn của mình, không có niềm tự hào dân tộc.

Elizabeth
Xem chi tiết
Tử Đằng
22 tháng 11 2016 lúc 21:59

Vietnamese Food Pho which is really popular in Hanoi. It is called Fried Pho Noodle. You might know one fried Pho which the noodles are cut in pieces of square. However there is one more fried Pho which the noodles are in long pieces like traditional Pho.The cookers will cut the noodles as long small pieces and then he put all of them into the hot oil pan.After frying the noodles, they turn to the bold yellow Next, the cookers will add the fried beef onto the dish and includes fried green broccoli as well as delicious sauce.Even frying the noodles in the hot oil pan, the taste of noodles is not different too much. The crispy crunchy of the noodles, the brittle of beef, the brittle and sweet of broccoli and the tasty of sauce make this Vietnamese Food Pho is completely different with other Pho.

Bạn có thể rút gọn nha. Chúc bạn hok tốt

Minamoto Sakura
26 tháng 11 2016 lúc 16:53

mik nghĩ bạn nên tự viết nhonhung

Tuấn Đạt Nguyễn
Xem chi tiết
Milly BLINK ARMY 97
5 tháng 1 2022 lúc 11:33

a) Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng, quảng bá truyền thống của đất nước mình.

b) Đây là hành động không thể hiện sự tôn trọng, quảng bá truyền thống của đất nước mình.

lạc lạc
5 tháng 1 2022 lúc 13:55

a)  Đó là  thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì hưởng. Đồng thời góp phần làm phong phú, tăng thêm sức mạnh của truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam. 

b)

Những bộ trang phục lố lăng, thiếu phù hợp độ tuổi khiến các em mất đi sự trong sáng, vẻ đẹp của lứa tuổiĂn mặc không phù hợp, khiến các em dễ bị bạn bè xa lánh, không quan tâm, khó hòa vào tập thể lớp

 

Evil
Xem chi tiết
zZz Cool Kid_new zZz
3 tháng 12 2018 lúc 19:59

Around the world there are many cuisine but I still spaghetti the most. The main ingredients to make spaghetti are noodles, beef and tomatoes. Besides, we can add onion, carrot, bean or other kind of vegetable. At weekends, my mother and I usually go to the market, buy goods and cook spaghetti for my family instead of traditional dishes. It’s easy to cook this food. All we have to do are boiling noodles, chopping beef and making a good sauce of tomatoes. There is a tip for a perfect sauce is adding a slice of lemon into it. If there is a need of vegetable, It can be served with carrot and peas. Spaghetti supplies high nutrients and several vitamins, which good for your health especially for diet people. Moreover, spaghetti is famous for its delicious taste and convenience as fast food. It’s known as typical traditional food of Italy. Although spaghetti originate from Europe, it’s more widespread in Asia specifically Vietnam. Nowadays, It is popular food not only in Italy but also in other countries.

ronaldo
3 tháng 12 2018 lúc 20:01

pizza

ronaldo
3 tháng 12 2018 lúc 20:01

and rice

an huy lã
Xem chi tiết
Sơn Mai Thanh Hoàng
8 tháng 3 2022 lúc 22:12

TK

Đặc sản Hà Nội có nhiều, Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.

 

Không biết, phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng,... Phở, dưới những ngòi bút ấy, gần như chẳng còn ai có thể tả hay hơn nữa, và cũng chẳng cần ai phải tốn công mà viết thêm về Phở nữa vì nó đã quá đủ đầy, đã quá nổi tiếng rồi.

Và cũng không biết từ bao giờ phở đã trở thành món ngon nổi tiếng và khi thưởng thức phở ở Hà Nội người ta mới thấy được hương vị truyền thống. Phở Hà Nội là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội đã có từ rất lâu.

Thạch Lam trong "Hà Nội ba 36 phố phường" viết: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, "nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....

Nguyễn Tuân, nhà văn của "Vang bóng một thời" đã có một tùy bút xuất sắc về phở. Ông cho phở có một "tâm hồn", phở là "một miếng ăn kỳ diệu của tất cả người Việt Nam chân chính". Cố đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa lúc sinh thời kể rằng, có lần ông cùng Nguyễn Tuân đang ăn phở, một người yêu thích nhận ra nhà văn bước lại chào nhưng Nguyễn Tuân vẫn vục đầu vào ăn. Người kia chắc chắn mình không nhầm đã kiên trì chờ đợi. Hết tô phở Nguyễn Tuân mới ngẩng mặt lên bảo "Tôi đang thưởng thức nên không trả lời, anh thứ lỗi". Nhà văn không dùng chữ ăn mà dùng chữ thưởng thức.

Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.

Trong món phở Hà Nội công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào.

 

Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt...Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo.

Có thể nói, phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.

Tất cả màu sắc đó như một bức họa lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hòa.

Ta có thể thưởng thức nhiều hương vị phở tại Hà Nội. Có ba món phở chính: Phở nước, Phở xào, Phở áp chảo. Trong ba loại phở trên thì phở nước là phổ biến hơn cả. Phở nước gồm có: Phở Bò, phở Gà, phở Tim gan. Tuy nhiên, người sành điệu chỉ ăn phở chuộng nhất phở Bò, thứ đến là phở gà và không chấp nhận những loại phở khác.

Đối với du khách nước ngoài thì phở được coi là món ngon hấp dẫn và lạ miệng bởi sự tinh túy. Để thưởng thức phở ngon thì cần phải để phở trong bát sứ chứ không phải là bát thủy tinh hay bát nhựa. Bát đựng phở không được quá to hay quá nhỏ. Nếu bát quá nhỏ, nước dùng sẽ chóng nguội và không có đủ chỗ để thịt, rau thơm và gia vị. Nếu bát to quá thì chưa ăn hết một bát bạn đã thấy chán vì phở chỉ là một món ăn nhẹ hoặc món ăn thêm.

Khi ăn phở, một tay cầm đũa còn tay kia cầm thìa. Dùng đũa tre là thích hợp nhất vì nó giản dị và không bị trơn khi gắp bánh phở. Bàn ăn phở cần hơi thấp so với bình thường để nước dùng không vương vào quần áo bạn khi cúi xuống gắp sợi bánh phở lên ăn.

Trông bạn sẽ rất kỳ cục nếu bạn uống bia hoặc trà đá khi ăn phở. Tuy nhiên, bạn nhấm nháp một chén cuốc lủi để bát phở thêm ngon thì có thể chấp nhận được. Nhưng thường thì không dùng đồ uống hoặc các đồ ăn khác khi ăn phở, ăn như vậy mới càng thấy phở ngon.

Nếu có cơ hội đến với Hà Nội thì bạn nên thưởng thức hương vị phở đặc trưng này nhé! Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường Việt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm!

Huệ Nguyễn thị
10 tháng 3 2022 lúc 12:21

Trong các món bánh mặn của Nam bộ, bánh xèo là món phổ biến, được người ăn ưa thích nhất.

 

Ăn bánh xèo có đông người mới vui vì khi làm bánh phải qua nhiều công đoạn nên cần nhiều người. Người ta phân công nhau bằng những câu vè vui vẻ như: “Người nào xấu xấu xay bột, lật hành. Người nào lanh lanh băm nhân, dò bánh..."Muốn cho bánh ngon phải chịu khó, chịu cực một chút. Bột bánh là phần quan trọng nhất, bánh có ngon hay không là ở khâu này. Dân nông thôn không chịu loại bột gạo bịch sẵn, bày bán ở chợ vì đó là gạo dơ ngâm nước cho bã ra nhiều nước rồi gạn lấy bột nên chất bột bị chua và lạt, không còn bổ dưỡng, thơm ngo

 

Muốn cho bột bánh xèo ngon phải là loại gạo thơm, gạo mới, ngâm trong một buổi hoặc một đêm rồi đem xay nhuyễn. Ngày nay có bột bánh xèo pha chế sẵn cũng tiện dụng nhưng phải trộn thêm theo công thức, một bịch bột bánh xèo pha thêm một bịch bột chiên giòn hoặc bột bắp và nước cốt dừa thì bánh mới béo giò

 

Dùng bột gạo tươi thì sau khi lược bột xong, pha thêm một bịch bột chiên giòn, nước cốt dừa, đường, muối sao cho độ béo ngọt theo khẩu vị người ăn, bỏ thêm hành lá xắt nhỏ, bột nghệ, trứng gà đánh nhuyễn. Người Nam bộ rất thích nước cốt dừa nên pha đậm đặc càng ngon (mà vị béo của nước cốt dừa không có vị béo nào sánh kịp), bánh khi chín có nước cốt dừa rất dễ lấy r

 

Nhân bánh muốn ngon phải có nấm rơm, nấm hương, nấm kim chi hay nấm đông cô, tôm hoặc tép, thịt gà hay thịt vịt băm nhuyễn, giá sống và củ sắn, có người còn bỏ cá cơm dừa xắt sợi, hoặc đậu xanh nấu chín, nhưng hai loại này làm cho dễ ngán không ăn được nhiều. Nấm làm nhân bánh có thể thay đổi theo từng mùa. Mùa nấm rơm thì làm nấm rơm, không có nấm rơm thì hải nấm mèo trên các cây so đũa hoặc mùa mưa thì có bông điên điển.

 

Rau sống và nước mắm là những thành phần quan trọng làm cho bánh thêm ngon. Rau sống phải có đủ họ tộc như: diếp cá, xà lách, tần ô, húng cây, húng lủi, quế không được thiếu lá cách và cải bẹ xanh (loại cải thân nhỏ). Chén nước mắm nêm nếm cho đủ độ mặn, ngọt, chua, cỏ màu đỏ của ớt, màu vàng của nước mắm, màu xanh của xoài sống bằm nhuyễn và màu đỏ trắng của dưa của cả

 

Khi tất cả vật liệu đã sẵn sàng thì người đổ bánh mới bắt đầu nổi lửa. Nếu lượng người ăn đông phải đổ hai chảo mới kịp đãi khách, ở miền quê, các bà nội trợ đổ bánh bằng chảo gang hay chảo bằng vỏ trái bom cắt ra, ở thành phố có loại chảo không dính tương đối tiện lợi. Khi chảo thật nóng thì đổ thử một vài cái xem mùi vị và độ đặc lỏng của bột vừa hay chưa, sau đó mới đổ thật sự.Lấy miếng mỡ heo cắt hình vuông khoảng 3cm đảo qua chảo một lượt, bỏ tép hoặc tôm và thịt ba rọi xắt sợi nhỏ vào cháo, đảo cho đỏ lên hồng lên, tiếp đó đổ một vá hột lên chảo nghe xèo xèo rồi tráng đều cho tròn cái bánh mới khéo, lần lượt bỏ nấm, thịt gà, giá, củ sắn và đậy nắp lại. Hai phút sau, giở nắp ra, tiếp tục "dần trên lửa “ Bánh chín có màu vàng như mặt trăng rằm. Trên đó, màu đỏ của tôm, màu xanh của hành, màu nâu hoặc trắng của nấm. mùi thơm dậy của nước dừa và hột gà khiến cho chiếc bánh hấp dẫn đặc biệt. Bánh được xếp lại theo hình rẻ quạt, nóng hôi hổi trên chiếc mâm lót lá chuối hay trên chiếc đĩa sứ trắng ng

 

Ăn bánh xèo nên dùng tay, không cần đũa nĩa gì cả. Dùng tay để cuốn bánh cho gọn và cảm nhận được độ nóng ấm của bánh mới thấy ngon miệng. Ăn bánh nên uống với nước trà nóng hoặc với bia, rượu mới tiêu được mỡ dầu. Vừa ăn vừa đàm đạo chuyện trò, lúc đói bụng có người dám ăn cả chục bánh, có người ăn trừ cơm cả ngà

 

Ở Huế cũng có loại bánh tương tự nhưng bánh nhỏ hơn, độ giòn và vị béo kém hơn, có lẽ họ không thích nước cốt dừa như người Nam bộ. Thành phố Hồ Chí Minh có những con đường bày bán bánh xèo sát ngay đại lộ. Một vài địa điểm có tiếng như bánh xèo A Phủ, Đinh Công Tráng với giá từ hai chục ngàn đồng đến ba, bốn chục ngàn đồng một bánh nhưng bánh của các nơi này dùng quá nhiều thịt, mỡ nên ăn không được nhiề

 

Màu sắc đẹp, mùi vị hấp dẫn, chất dinh dưỡng cao, bánh xèo là món bánh độc đáo, đậm đà hương vị Nam bộ.u.y.à.i...a.n.n.ự.i...a.n.n.."

Nguyễn Thị Nga
Xem chi tiết
Vũ Quang Minh
28 tháng 8 2023 lúc 21:26

chịu rồi, mà bạn đang chép mạng đấy thôi :):):)

Hoàng Lê Kim Ngân
28 tháng 8 2023 lúc 22:04

năm nay mình lên lớp 6 nên thuyết minh cơ nhé

Trên mâm cơm mỗi vùng của đất nước lại có những món ăn riêng hấp dẫn và mang phong vị đặc trưng của từng vùng. Nếu như đến Huế bạn sẽ được thưởng thức món canh hến Huế ngọt thanh thơm thơm mùi mắm ruốc của người miền Trung thì đến với miền Nam chắc hẳn chúng ta sẽ không quên được hương vị thanh thanh chua chua của các món canh chua miền Nam.

Cũng giống như các món gỏi, canh chua Nam bộ mang một vị chua chua ngọt ngọt hòa quện với mùi của rau thơm tạo nên một hương vị hấp dẫn đặc biệt.

Để làm món canh chua cá lóc cũng rất đơn giản trước hết là việc chuẩn bị nguyên liệu. Trước hết không thể thiếu được cá lóc, bên cạnh đó cần chuẩn bị những loại nguyên liệu khác như: cà chua, bạc hà, đậu bắp, một quả dứa, giá đỗ, me chua, ràu mùi, ớt, sả, tỏi. Những gia vị cho món canh chua cá lóc bao gồm: đường, mắm, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm.

Để chế biến món canh chua cá lóc thì bước đầu tiên cần làm sạch cá lóc, sau đó ướp qua với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt để cho cá ngấm gia vị và bớt mùi tanh. Những loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà thì cần rửa sạch, xắt thành khúc vừa ăn, cà chua xắt theo múi, dứa và ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, đối với me chín thì có thể tách vỏ và lấy phần thịt me, loại bỏ hạt.

Tiếp đó, cho me nấu với một bát nước để me tan. Ăn kèm với món canh chua cá lóc có món rau sống và giá đỗ, nên nhặt sạch giá đỗ, để ráo nước, những loại rau khác nhặt sạch, ngắt lấy phần non, đối với đậu bắp thì xắt lát, bạc hà tước vỏ…

Đặt nước lên bếp, cho nước me vào đun sôi, khi nước sôi cho cá lóc vào nấu chín, sau đó cho thêm dứa, đậu bắp, cà chua, lá bạc hà và tắt bếp. Tùy theo sở thích của mỗi gia đình mà có thể nêm nếm cho món canh chua cá lóc cho phù hợp. Bước cuối cùng là trình bày món ăn.

Canh chua cá lóc cho ra bát, để cho món ăn đúng vị và được trang trí đẹp mắt hơn thì có thể rắc lên trên món ăn rau mùi, ớt xắt lát và tỏi phi lên bên trên. Ăn kèm với món canh chua cá lóc là bún hoặc cơm, tùy theo khẩu phần ăn của từng người mà có sự lựa chọn khác nhau.

Món canh chua cá lóc rất thích hợp ăn trong những ngày hè nắng nóng, vị chua dịu của cạnh giúp bạn xua đi cái nóng, mang đến cảm giác ngon miệng cho bữa cơm gia đình. Món canh chua cá lóc khi ăn cùng cơm trắng và món thịt kho nước dừa hay cá kho sẽ mang đến cảm giác vô cùng đặc biệt.

Cách thức làm món canh chua cá lóc rất đơn giản, vì vậy mà ai cũng có thể tham khảo và nấu cho gia đình một món canh chua cá lóc đúng vị. trong những ngày hè,món canh chua cá lóc không chỉ xua đi cái nóng mà còn gắn kết tình cảm của những người thân trong bữa ăn gia đình.

Món canh chua cá lóc là món ăn dân tộc phổ biến có ở mọi vùng miền, tuy nhiên, đặc trưng văn hóa ẩm thực ở các vùng có sự khác nhau nên cách nấu món canh chua cá lóc cũng khác nhau. Đây là món ăn dân giã nhưng lại mang đến cho bạn một cảm giác đặc biệt, hãy cùng gia đình thưởng thức món ăn thơm ngon này nhé.

Nguyễn Thị Nga
29 tháng 8 2023 lúc 8:42

~ Đề cô mình giao chứ đâu có chép trên mạng ~

 

datcoder
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
11 tháng 10 2023 lúc 18:58

Thánh địa Mỹ Sơn ( tỉnh Quảng Nam, Việt Nam):


loading...
Được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV, trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Mỹ Sơn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và cũng là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Bị ảnh hưởng rất lớn bởi văn minh Ấn Độ cả về kiến trúc lẫn văn hóa. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I, vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1999.