Tam giác BCD vuông tại B. BH là đường cao kẻ từ B xuống CD. Biết rằng CB = 8 và DB = 6.
tam giác BCD vuông tại B . BH là đường cao kẻ từ B xuống CD. Biết rằng DC=26 và BC=24 BH=?
Chịu luôn mik cũng đang thắc mắc bài này
cho tam giác bcd vuông tại b , bc < bd . Vẽ đường cao bh
1, chứng minh rằng tam giác bcd đồng dạng với tam giac hcb. Từ đó suy ra ch x cd = cb
1) Đề sai chỗ này nhé:\(CH\times CD=CB^2\) chứ không phải là \(CH\times CD=CB\) đâu bạn!
GIẢI
Xét \(\Delta BCD\)và \(\Delta HCB\) có:
\(\widehat{B}=\widehat{H}=90^o\)
\(\widehat{C}\)là góc chung
\(\Rightarrow\Delta BCD\) đồng dạng với \(\Delta HCB\left(g.g\right)\)
Vì \(\Delta HCB\) đồng dạng với \(\Delta BCD\) ( chứng minh trên )
\(\Rightarrow\frac{HC}{BC}=\frac{BC}{CD}\Rightarrow HC.CD=BC^2\)
\(\Rightarrowđpcm\)
1.Cho tam giác ABC ,A=90.Biết AB+AC=49cm,AB-AC=7cm.Tính cạnh BC .
2.Cho tam giác cân ABC, AB=AC=17cm.Kẻ BDvuôngAC.Tính cạnh đáy BC, biết BD=15cm.
3. Tính cạnh đáy BC của tam giác cân ABC, biết rằng đường vuông góc BH kẻ từ B xuống cạnh AC chia AC thành 2 phần:AH=8cm,HC=3cm.
4. Một tam giác vuông có cạnh huyền là 102 cm, các cạnh góc vuông tỉ lệ với 8:5. Tính các cạnh của tam giác vuông đó.
5. Cho tam giác ABC, biết BC bằng 52cm, AB = 20cm ,AC=48 cm.
a, Chứng minh tam giác ABC vuông ở A;
b, Kẻ AH vuông góc với BC. Tính AH .
6. Cho tam giác vuông cân ABC, A=90.Qua A kẻ đường thẳng d tùy ý. Từ B và C kẻ BH vuông d. Chứng minh rằng tổng BH^2+CK^2 ko phụ thuộc vào vị trí của đường thẳng d.
7. Cho tam giác vuông ABC ,A= 90 độ. Trên nửa mặt phẳng bờ AC không chứa điểm B, kẻ tia CX sao cho CA là tia phân giác của gócBCx.Từ A kẻ AE vuông Có, từ B kẻ BD vuông AE. Gọi AH là đường cao của tam giác ABC. Chứng minh rằng :
a, A là trung điểm của DE
b, DHE=90 độ
8. Cho tam giác ABC có A bằng 90 độ,AB=8 cm,BC =17cm.Trên nửa mặt phẳng bờ AC ko chứa điểm B, vẽ tia CD vuông với AC và CD=36cm.Tính tổng độ dài các đoạn thẳngAB+BC+CD+DA.
Bài 1:
Độ dài cạnh AB: ( 49 + 7 ) : 2 = 28 (cm)
Độ dài cạnh AC: 28 - 7 = 21 (cm)
Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác ABC vuông tại A có:
\(BC^2=AC^2+AB^2\)
Hay \(BC^2=21^2+28^2\)
\(\Rightarrow BC^2=441+784\)
\(\Rightarrow BC^2=1225\)
\(\Rightarrow BC=35\left(cm\right)\)
Bài 2:
Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác ABD vuông tại D có:
\(AB^2=AD^2+BD^2\)
\(\Rightarrow AD^2=AB^2-BD^2\)
Hay \(AD^2=17^2-15^2\)
\(\Rightarrow AD^2=289-225\)
\(\Rightarrow AD^2=64\)
\(\Rightarrow AD=8\left(cm\right)\)
Trong tam giác ABC có:
\(AD+DC=AC\)
\(\Rightarrow DC=AC-AD=17-8=9\left(cm\right)\)
Áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác BCD vuông tại D có:
\(BC^2=BD^2+DC^2\)
Hay \(BC^2=15^2+9^2\)
\(\Rightarrow BC^2=225+81\)
\(\Rightarrow BC^2=306\)
\(\Rightarrow BC=\sqrt{306}\approx17,5\left(cm\right)\)
Bài 3:
Vì tam giác ABC cân tại A (gt) nên AB = AC
Mà AC = AH + HC
Hay AC= 8 + 3 = 11 (cm)
Nên AB = 11 (cm)
..........
( Phần này áp dụng định lý Py-ta-go vào tam giác và làm giống như bài 2 vậy nên mình không giải lại nữa nha bạn ) ( ^ o ^ )
cho tam giác abc vuông tại a về phía ngoài tam giác abc vẽ tam giác bcd vuông cân tại b kẻ bh vuông góc với cd biết cd= căn 128 tính ah
cho tam giác ABC vuông tại C đường cao CD từ 1 điểm M nằm giữa C và D kẻ 1 ta song song CB cắt DB tại N chứng minh: AM vuông CN
giúp tôi
kéo dài tia MN cắt AC tại K
có KN // BC ( gt)
=> góc AKN= góc ACB ( 2 góc đồng vị)
mà góc ACB = 90 độ ( tam giác ABC vuông tại C)
=> góc AKN = 90 độ
=> AK vuông góc với KN
hay AC vuông góc vs KN
xét tam giác ACN có
CD là đường cao ứng vs cạnh AN ( gt)
KN là đường cao ứng với cạnh AC ( AC vuông góc vs KN)
mà CD giao với KN tại M
=> M là trực tâm
=> AM là đường cao ứng vs cạnh CN ( t/c)
hay AM vuông góc vs CN(đpcm)
=
Cho hình chữ nhật ABCD có AD = 6 cm , AB = 8 cm , hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O , Qua D kẻ đường thẳng d vuông góc với BD , d cắt tia BC tại E
a) Chứng minh rằng tam giác BDE đồng dạng với tam giác DCE
b) Kẻ CH vuông góc CE tại H , chứng minh rằng : DC^2 = CH * DB
c) Gọi K là giao điểm của OE và HC . Chứng minh rằng K là trung điểm của HC , và tính tỉ số diện tích của tam giác EHC và tam giác EDB
d) Chứng minh rằng ba đường thẳng OE , CD , BH đồng quy
bài nãy dễ mk ms đk cô giáo chữa cho ^~^
Cho hình chữ nhật ABCD có AD = 6 cm , AB = 8 cm , hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O , Qua D kẻ đường thẳng d vuông góc với BD , d cắt tia BC tại E
a) Chứng minh rằng tam giác BDE đồng dạng với tam giác DCE
b) Kẻ CH vuông góc CE tại H , chứng minh rằng : DC^2 = CH * DB
c) Gọi K là giao điểm của OE và HC . Chứng minh rằng K là trung điểm của HC , và tính tỉ số diện tích của tam giác EHC và tam giác EDB
d) Chứng minh rằng ba đường thẳng OE , CD , BH đồng quy
1,Hai ô tô đi ngược chiều nhau,một xe đi từ A và một xe đi từ B. Hai xe khởi hành cùng một lúc và gặp nhau tại điểm cách A là 16km và cách B là 24km. Nếu hai xe muốn gặp nhau tại điểm C sao cho quãng đường CA bằng quãng đường CB thì xe đi từ A phải khởi hành trước xe đi từ B là 6 phút.
a) Tính vận tốc của mỗi xe.
b) Nếu xe đi từ B khởi hành lúc 6 giờ 30 phút thì đến A lúc mấy giờ?
2,Tam giác ABC có cạnh AB bằng cạnh AC, kẻ đường cao BH và CK lần lượt xuống hai đáy AC và AB.
a) So sánh BH và CK
b) Trên cạnh AC kéo dài về phía C lấy điểm D, trên cạnh AB lấy điểm E sao cho CD bằng BE . So sánh diện tích tam giác CBE và diện tích tam giác BCD.
c) Nối E với D cắt BC ở I. Biết diện tích tam giác BIE là 12cm2. Tính diện tích tam giác BID.
1) Trong cùng một khoảng thời gian, xe ô tô A đi đc 16km, ô tô B đi đc 24 km
vậy quãng đường ô tô A đi đc bằng 16/24 = 2/3 quãng đường ô tô B đi đc
Vì trong cùng một khoảng thời gian, quãng đường tỉ lệ thuận với vận tốc nên
vận tốc của ô tô A bằng 2/3 vận tốc ô tô B
Vậy, nếu ô tô A đi quãng đường CA bằng quãng đường CB mà ô tô B đi thì thời gian ô tô B phải đi sẽ bằng 2/3 thời gian ô tô A phải đi ( Do trên cùng một quãng đường thì vận tốc tỉ lệ nghịch với thời gian)
theo đề bài: thời gian ô tô B đi ít hơn thời gian ô tô A đi là 6 phút.
Bài toán hiệu - tỉ:
thời gian ô tô A |-----|------|------|
thời gian ô tô B |------|-----|
hiệu số phần bằng nhau là: 3 -2 = 1 phần
thời gian ô tô A đi hết nửa quãng đường là: 6 x 3 = 18 phút
thời gian ô tô B đi hết nửa qđ là: 6 x 2 = 12 phút
Nửa quãng đường dài là: (16 + 24) : 2 = 20 km
Vân tốc ô tô A là: 20 : 18 = 10/9 km/phút
Vận tốc ô tô B là: 20: 12 = 5/3 km/phút
b) Thời gian xe B đến A là: 40 : 5/3 = 24 phút
Vậy khi đó ô tô đến B lúc 6 giờ 30 phút + 24 phút = 6 giờ 54 phút
a) Tam giác ABC có chiều cao BH và đáy là AC nên SABC = BH x AC : 2
mặt khác, CK cũng là chiều cao của tam giác ABC ứng với đáy AB nên SABC = CK x AB : 2
do đó SABC = BH x AC : 2 = CK x AB : 2
Mà theo đề bài AB = AC nên BH = CK
b) ta có AB = AC và BE = CD nên AB + BE = AC + CD hay AE = AD
tam giác ACE có chiều cao là CK ứng với đáy là AE nên SACE = CK x AE : 2
tam giác ABD có chiều cao là BH ứng với đáy là AD nên SABD = BH x AD : 2
Mà BH = CK và AE = AD do đó SACE = SABD
c) Cần sửa đề bài là: BD cắt CE tại I , tính diện tích tam giác CID
Ta có SABD = SABC + SBCI + SBIE
SACE = SABC + SBCI + SCID
Mà SABD = SACE nên SBIE = SCID = 12 cm2
Bạn Trần Thị Loan đã giải thích hết rồi.
Cho tam giác ABC vuông tại B , AB = 6 cm , BC = 8 cm . Đường cao BH , phân giác của góc A cắt BC tại D
a, CM tam giác ABC đồng dạng với tam giác BHC
b, Tính BH , BD , CD
c , Từ H kẻ GM vuông góc với AB , HN vuông góc với AC . Cm CM.AB = BN.AB
( tự vẽ hình nha )
a) Xét tam giác ABC và tam giác BHC có :
\(\widehat{ABC}=\widehat{BHC}\left(=90^o\right)\)
Chung \(\widehat{ACB}\)
\(\Rightarrow\) tam giác ABC đồng dạng với tam giác BHC ( g-g )
b) Áp dụng định lí Py-ta-go cho tam giác ABC vuông tại B ta có :
\(AC^2=AB^2+BC^2\)
\(\Leftrightarrow AC^2=100\)
\(\Leftrightarrow AC=10\left(cm\right)\)
Do tam giác ABC đồng dạng với tam giác BHC ta có :
\(\frac{AB}{BH}=\frac{AC}{BC}\Leftrightarrow\frac{6}{BH}=\frac{10}{8}\)
\(\Leftrightarrow BH=4,8\left(cm\right)\)
Do AD là phân giác \(\widehat{BAC}\)
\(\Rightarrow\frac{BD}{AB}=\frac{DC}{AC}=\frac{BD+DC}{AB+AC}=\frac{8}{16}=\frac{1}{2}\)
\(\Rightarrow\hept{\begin{cases}BD=3\left(cm\right)\\DC=5\left(cm\right)\end{cases}}\)
c) ( đề sai oy )