Những câu hỏi liên quan
ARMY-방탄 소년단
Xem chi tiết
Laville Venom
30 tháng 4 2021 lúc 14:36

câu 1 vì 

- Do hậu quả của chiến tranh nên nông nghiệp ko phát triển

- Nông nghiệp bị phá hoại nghiêm trọng

- Ít quan tâm đến thủy lợi và tổ chứ khai hoang

- Nông dân phải bỏ làng phiêu bạt đi nơi khác

- Ở Dàng Trong phát triển vì:

- Chăm lo đến thủy lợi và tổ chức khai hoang

- Tổ chức di dân đi khai hoang, cấp công cụ lương ăn, lập thành làng, ấp

- Nhờ quá trình khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long năng xuất lúa rất cao

câu 2 

* Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh:

- Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.

Bình luận (0)
Trần Hoàng Tùng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Hưng
22 tháng 3 2023 lúc 20:10

220v là hiệu điện thế định mức của bóng đèn.
38w là số điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong 1 giờ làm việc.

Bình luận (1)
(っ◔◡◔)っ ♥ Aurora ♥
22 tháng 3 2023 lúc 20:12

Ý nghĩa:

- 220V: Điện áp định mức của bóng đèn.

- 38W: Công suất định mức của bóng đèn.

Bình luận (0)
Minh Phương
22 tháng 3 2023 lúc 20:32

*Ý nghĩa các số liệu kĩ thuật ghi tên đèn ống huỳnh quang :

-điện áp định mức: 220V

 cho biết hiệu điện thế, điện mức của đèn

-công suất định mức: 36W 

 cho biết công suất tiêu thụ điện mức của đèn 

Bình luận (1)
Odette
Xem chi tiết
Thuy Chu
Xem chi tiết
nguyễn  gia huy
Xem chi tiết
Đỗ Ngọc Mai
Xem chi tiết
Long Sơn
16 tháng 3 2022 lúc 12:33

An giải thích: Thời tiết luôn thay đổi, còn khí hậu đã trở thành quy luật, mà ở nơi mình ở có phải hôm nào cũng như hôm nay đâu?

Bình luận (0)
thảo huyền nguyễn
Xem chi tiết
(っ◔◡◔)っ ♥ Kiera ♥
3 tháng 5 2022 lúc 10:45

Tham khảo:

Từ lâu, thế hệ thanh niên chúng ta đã được nghe về “5 điều Bác Hồ” dạy về những đức tính làm người khác nhau, và một trong số đó chính là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Đây là điều thứ 5 trong bộ “5 điều Bác Hồ dạy” ấy, vậy thì trước hết chúng ta cần hiểu, từng đức tính ấy nghĩa là như thế nào? Khiêm tốn là khiêm nhường, từ tốn, không tự đề cao bản thân mình, đặt mình ở một vị trí vừa phải và luôn không ngừng học tập từ những người xung quanh. Thật thà là không dối trá, nói những điều thẳng thắn đúng với sự thật hoặc đúng với suy nghĩ, lương tâm của mình. Và bên cạnh đó, dũng cảm tức là can đảm, không run sợ, nao núng, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Cả ba đức tính trên đều là những đức tính tốt và cần thiết mà Bác đã đặt ra và khuyên răn thế hệ hôm nay cần phấn đấu và noi theo. Thật vậy, trước tiên, con người ta cần khiêm tốn vì trong cuộc sống, không phải lúc nào con người ta cũng có thể ở trên đỉnh cao danh vọng, nếu như ta cứ không ngừng tự đề cao bản thân, khoe khoang mọi thứ, khinh thường những người khác thì khi ta thất bại, ta sẽ bị mọi người xung quanh chế giễu, chỉ trích, chê bai và quay lưng. Khi ta biết sống một cách khiêm nhường, không đánh giá bản thân mình quá cao, ta sẽ có thể đặt ra mục tiêu để không ngừng phấn đấu và học hỏi, được mọi người xung quanh giúp đỡ, quý mến. Tiếp đến, tại sao sao cần thật thà trong cuộc sống? Vì thật thà sẽ luôn nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng từ những người xung quanh, gây dựng được chữ “tín” . Một kẻ dối trá hay thảo mai , nói không giữ lời sẽ không bao giờ được chào đón, bị mọi người xa lánh, làm sứt mẻ những mối quan hệ, đôi khi gây ra những hậu quả to lớn. Và rất cần thiết khi mỗi người cần phải có sự dũng cảm vì có dũng cảm ta mới dễ dàng vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống, dám can đảm, đủ bản lĩnh để đối mặt với bất kỳ kết quả nào thay vì dễ run sợ, tự ti vào bản thân khi gặp thất bại. Những con người có cả ba đức tính khiêm tốn, thật thà, dũng cảm sẽ luôn được người khác tín nhiệm, chào đón, giúp đỡ. Thế hệ cha anh chúng ta trong thời chiến với những tấm gương sáng như Kim Đồng, Nguyễn Trung Trực,..chính là minh chứng tiêu biểu cho điều đó. Vậy nên, lời dạy của Bác Hồ đặt ra cho chúng ta yêu cầu cần phải không ngừng rèn luyện bản thân mình, đặc biệt là với thế hệ học sinh, thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh hôm nay. Không ngừng nỗ lực tu dưỡng đạo đức, ý chí vượt qua mọi khó khăn, lỗi lầm, luôn thật thà, giữ chữ tín trong mọi công việc, học tập, học hỏi những điều hay, lẽ phải từ cuộc sống xung quanh,..Một thế hệ tốt mới có thể đem lại những điều tốt đẹp cho tương lai đất nước. Chúng ta, những chủ nhân của đất nước tương lai, ngay bây giờ cần noi gương, và nghe theo những lời dạy của Bác cũng như giữ gìn và phát huy hết mình lời dạy ấy dù là hiện tại hay tương lai.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Linh
Xem chi tiết
Ahwi
21 tháng 3 2018 lúc 21:54

Giải thích câu 'học, học nữa, học mãi' của Lênin

Vì sao học tập là nhiệm vụ quan trọng
"Thất bại là mẹ thành công” em hãy nêu ý nghĩa câu tục ngữ

Em hãy phân tích nội dung câu nói của Lê Nin: 'Học, học nữa, học mãi'.

Bài làm:

Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.

Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.

Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự  chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.

Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.

Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.


Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.

Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.

Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.

Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.

Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.

Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.

Bình luận (0)
Nguyen Phuong Anh
21 tháng 3 2018 lúc 21:51

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Bình luận (0)
Wall HaiAnh
21 tháng 3 2018 lúc 21:51

Trả lời

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Bình luận (0)
Trần Soda
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
22 tháng 4 2016 lúc 16:40

1. Những chiến công của phong trào Tây Sơn trong giai đoạn 1777 - 1789:

- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777)

- Tiêu diệt quân Xiêm (1785)

- Lật đổ vua Lê, chúa Trịnh, đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. (1788)

- Chống quân Thanh xâm lược. (1788 - 1789)

 

Bình luận (0)