Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
nguyen hoang mai linh
Xem chi tiết
Hà Như Thuỷ
22 tháng 4 2016 lúc 19:06

tick nua duoc ko

Hà Như Thuỷ
22 tháng 4 2016 lúc 19:45

1. 

a. Khí hậu:- Đại bộ phận lãnh thổ có khí hậu ôn đới;+ Ven biển Tây Âu và phía bắc Tây Âu: KH ôn đới hải dương.+ Vùng Trung và Đông Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa.- Phía Nam ven biển Địa Trung Hải: KH địa trung hải.- Một phần diện tích nhỏ phía Bắc có khí hậu hàn đới.* Phía tây châu Âu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông do dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền nên ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Vào sâu nội địa phía đông ảnh hưởng của biển và gió Tây ôn đới yếu dần.b . Sông ngòi:- Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.- Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.- Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.c.  Thực vật:T hãm thực vật thay đổi từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam theo sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa: (Mối quan hệ giữa khí hậu và sự phân bố thực vật)+  Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải dương: Rừng lá rộng (sồi, dẻ...)+ Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: Rừng lá kim (thông, tùng...)+ Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu địa trung hải: Rừng lá cứng.+ Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên.2. Đặc điểm môi trường ôn đới lục địa:- Phân bố: Khu vực Đông Âu.- Khí hậu: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi; hè nóng có mưa, biên độ nhiệt trong năm lớn, lượng mưa giảm dưới 500mm.- Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, hè; mùa đông đóng băng.​- Thực vật: Thay đổi từ Bắc – Nam: đồng rêu -> rừng lá kim -> rừng hỗn giao -> rừng lá rộng -> thảo nguyên -> nửa hoang mạc; rừng lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế.Đặc điểm môi trường địa trung hải:- Phân bố: Nam Âu - ven Địa Trung Hải.​- Khí hậu: Mùa đông không lạnh, có mưa nhiều;  mùa hè nóng, khô.- Sông ngòi: Ngắn, dốc, nhiều nước vào mùa thu, đông. Mùa hạ ít nước.​- Thực vật: Rừng thưa với cây lá cứng và cây bụi gai phát triển quanh năm.3. - Là nơi tiến hành công nghiệp hoá sớm nhất thế giới.
- Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.
- Các ngành công nghiệp được chú trọng phát triển: luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng,...
- Sản xuất được phân bố khá tập trung.
- Những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã giảm sút.
- Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được xây dựng ở các trung tâm công nghệ cao. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác và tự động hóa, công nghiệp hàng không.ị.Nhờ liên kết với các viện nghiên cứu và các trường đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi với yêu cầu thị trường.4. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu: Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên bán đảo Xcăn-đi-na-vi bờ biển dạng fio (Nauy); hồ, đầm (Phần Lan); Aixơlen có nhiều núi lửa và suối nước nóng.Có sự khác biệt về khí hậu giữa phía tây và phía đông dãy Xcan-đi-na-vi do :Dãy Xcan-đi-na-vi chạy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam đã ngăn chặn ảnh hưởng của gió tây ôn đới và dòng biển nóng bắc Đại Tây dương, làm cho khí hậu phía tây dãy Xcan-đi-na-vi  ấm và ẩm hơn phía đông.5. Sự phát triển kinh tế của Bắc Âu:–  Các nước Bắc Âu có mức sống cao dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí để phát triển kinh tế đạt hiệu quả.–  Ba thế mạnh của các nước Bắc Âu là biển, rừng, thuỷ điện.6. - Đặc điểm địa hình của khu vực Tây và Trung Âu: Khu vực Tây và Trung Âu gồm ba miền địa hình miền đồng bằng ở phía Bắc, miền núi già ở giữa và miền núi trẻ ở phía Nam.7. Đặc điểm sự phát triển công nghiệp của Tây và Trung Âu:- Có nhiều cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới: Anh, Pháp, Đức.- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại (cơ khí chính xác, điện tử..) và truyền thống (dệt, luyện kim, may mặc, hàng tiêu dùng...).- Nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng thế giới: Rua,...à Nền công nghiệp phát triển đa dạng, năng suất cao nhất châu Âu.- Nhiều hải cảng lớn quan trọng nhưa Rốt-téc-đam,...
nguyen hoang mai linh
22 tháng 4 2016 lúc 19:05

bạn nào có thể giúp mình 7 câu hỏi này đc ko giúp được cả 7 câu hỏi cho mình xin cảm ơn nhéhaha

Nguyễn Linh
Xem chi tiết
Thư Phan
30 tháng 1 2022 lúc 17:09

Tham khảo

*Đặc điểm kinh tế:

1.Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển nhanh song chưa vững chắc

-Sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á

-Nền kinh tế đã trải qua thời kì khủng hoảng tài chính từ năm 1997-1998 làm tăng trưởng kinh tế nhiều nước giảm sút nhanh

-Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của các nước,đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại,đe dọa sự phát triển của khu vực

2.Cơ cấu kinh tế đang có sự thay đổi:

-Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm,tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước

-Phần lớn các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và các vùng ven biển

lạc lạc
30 tháng 1 2022 lúc 20:31

TK:

Đặc điểm nền nông nghiệp các nước Đông Nam Á
Đông Nam Á có nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển mạnh.
- Lúa gạo là cây lương thực chính. Sản lượng lúa của các nước trong khu vực không ngừng tăng, từ 103 triệu tấn năm 1985 lên 161 triệu tấn năm 2004. In-đô-nê-xi-a có sản lượng cao nhất khu vực, Thái Lan và Việt Nam là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới.
- Khu vực Đông Nam Á phát triển mạnh các cây công nghiệp nhiệt đới. Cao sư được trồng nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a và Việt Nam. Cà phê và hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Việt Nam, sau đó là In-đô-nê-xi-a. Ngoài ra, khu vực Đông Nam Á còn là nơi cung cấp cho thế giới các san phảm từ nhiều lợi cây lấy dầu, cây lấy sợi.
- Cây ăn quả được trồng hầu hết ở các nước trong khu vực.
Ngành chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành chính trong ngành nông nghiệp. Các nước trong khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi đại gia súc và nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản.'

Công nghiệp

- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu => tích lũy vốn.

- Các ngành:

+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử (do liên doanh với các hãng nổi tiếng nên sản phẩm có sức cạnh tranh) => trở thành thế mạnh của nhiều nước.

+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than,…

+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Phục vụ xuất khẩu.

+ Sản lượng điện lớn 439 tỉ kWh (2003) nhưng lượng điện tiêu dùng bình quân đầu người còn thấp.

Nguyễn acc 2
1 tháng 2 2022 lúc 22:48

refer:

Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á :

1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc
– Nửa đầu thế kỉ XX nền kinh tế lạc hậu -> sản xuất lương thực là chủ yếu.
– Ngày nay, sản xuất và xuất khẩu ngliệu chiếm vị trí đáng kể.
– Nền kinh tế các nước Đông Nam Á đã trải qua thời kì khủng hoảng -> mức độ tăng trưởng kinh tế giảm sút.
– Vấn đề cần quan tâm là bảo vệ môi trường.
=> Nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.

2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi

– Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, phản ảnh qúa trình công nghiệp hoá của các nước.
– Phần lớn các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và vùng ven biển.
– Hiện nay đa số các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và để xuất khẩu. Gần đây một số nước đã sản xuất được các mặt hàng công nghiệp chính xác, cao cấp.

Yến Trần Thị Lê
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 21:27

1.Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai khu vực nông nghiệp phát triển mạnh của Việt Nam. Sự phát triển này có những nguyên nhân và đặc điểm sau:

- Đất đai phù sa: Đồng bằng sông Cửu Long có đất đai phù sa màu mỡ, phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, cây ăn trái, và rau màu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Mạng lưới tưới tiêu và động lực nước: Khu vực này có mạng lưới tưới tiêu và hệ thống động lực nước tốt, giúp duy trì sản xuất nông nghiệp quanh năm.

- Khí hậu ấm áp và mưa đều đặn: Vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long thường có khí hậu ấm áp, với mùa mưa và mùa khô rõ ràng, tạo điều kiện cho trồng nhiều loại cây trồng.

Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 21:28

2. Sự phát triển ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ và Điều kiện thuận lợi:

- Ngành du lịch và vận tải: Vùng Đông Nam Bộ có các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, cùng với các điểm du lịch nổi tiếng như biển Vũng Tàu và Cần Giờ. Điều kiện địa lý và mạng lưới giao thông phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dịch vụ du lịch và vận tải phát triển.

- Thương mại và tài chính: Vùng Đông Nam Bộ là trung tâm thương mại quốc gia và quốc tế với cảng biển lớn như cảng Sài Gòn và cảng Cái Mép - Thị Vải. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thương mại và tài chính.

- Giáo dục và y tế: Vùng này có nhiều trường đại học và bệnh viện hàng đầu của Việt Nam, thu hút nhiều sinh viên và bệnh nhân từ khắp cả nước. Điều này thúc đẩy phát triển ngành giáo dục và y tế.

Nguyễn  Việt Dũng
30 tháng 10 2023 lúc 21:30

3. Sự phân bố công nghiệp và cây trồng chính trong vùng Đông Nam Bộ:

- Trung tâm công nghiệp: Các trung tâm công nghiệp quan trọng ở vùng Đông Nam Bộ bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu. Đây là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp như sản xuất điện tử, dệt may, và chế biến thực phẩm.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: Vùng này chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí, và xây dựng.

- Tỉnh trồng cây chính: Các tỉnh phát triển cây trồng chính bao gồm Bình Phước (cao su), Bình Định (điều), và Đắk Nông (cà phê). Sự phân bố này phụ thuộc vào điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp cho từng loại cây trồng.

Tràa Giangg Nguyễn Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 10 2023 lúc 10:01
Sự phát triển nghành nông nghiệp của Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long

- Đông Nam Bộ: Khu vực này chủ yếu tập trung vào việc sản xuất cây công nghiệp như cao su, cà phê, và hồ tiêu.
Đồng bằng Sông Cửu Long: Đây là "cồn nghiệp lúa" của Việt Nam, với việc sản xuất lúa gạo đứng đầu cả nước. Khu vực này cũng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, như tôm và cá tra.

Giải thích sự phát triển:

- Đất đai màu mỡ: Sự giàu có của các loại đất đai đã giúp phát triển nghành nông nghiệp.

- Hệ thống sông ngòi: Các sông lớn như sông Mê Kông cung cấp nguồn nước dồi dào.

- Chính sách ưu đãi: Các chính sách về thuế và đầu tư đã khuyến khích sự phát triển của nghành nông nghiệp.

Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 10 2023 lúc 10:02
Sự phát triển nghành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ

Sự Phát Triển:

- Du lịch: Với các địa điểm nổi tiếng như Vũng Tàu, Phan Thiết.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng: Nhiều trụ sở của các ngân hàng và công ty tài chính đặt tại TP.HCM.

- Thương mại: Các trung tâm thương mại lớn, siêu thị, và các khu buôn bán sầm uất.

Điều Kiện Thuận Lợi:

- Cơ sở hạ tầng tốt và giao thông thuận tiện.

- Nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng.

- Thị trường tiêu dùng lớn.

Nguyễn  Việt Dũng
29 tháng 10 2023 lúc 10:02

- Trung tâm công nghiệp: TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- Nghành công nghiệp trọng điểm: Cơ khí, chế tạo, hóa dầu, thực phẩm.
- Tỉnh trồng nhiều cao su, hồ tiêu, điều: Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Giải thích sự phân bố:

- Đất đai phù hợp và khí hậu thuận lợi cho việc trồng các loại cây này.

- Các trung tâm công nghiệp thường tập trung ở những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt và nguồn nhân lực chất lượng.

Mai Nhi
Xem chi tiết
Long Sơn
22 tháng 3 2022 lúc 14:51

Tham khảo

 

Đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ:

            -  Quy mô các trung tâm lớn nhất, cơ cấu ngành rất đa dạng, nhiều ngành hiện đại.

            - Hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp trọng điểm: TP. HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

            - Các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử,...TP. HCM là TTCN lớn nhất cả nước.

Nghành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí đốt phát triển dựa trên những lợi thế: có nhiều nguồn tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên,...

 

Nguyen sao hong Nb
Xem chi tiết
Kiyotaka Ayanokoji
20 tháng 6 2020 lúc 20:30

Châu Âu có ngành công nghiệp phát triển sớm nhất thế giới.

Nhiều sản phẩm công nghiệp nổi tiếng, chất lượng cao.

Sản xuất được phân bố tập trung

Một số ngành công nghiệp nổi tiếng có chất lượng cao như: Luyện kim, hóa chất, sản xuất ô tô, chế biến thực phẩm…

Các ngành công nghiệp mới, công nghiệp mũi nhọn phát triển, như điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghiệp hàng không…

Khách vãng lai đã xóa
chang chang
Xem chi tiết
An Gemma
Xem chi tiết
Hoàng Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Thu Hương
21 tháng 6 2019 lúc 16:37

- Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- T trọng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của vùng tăng, từ 26,6% (năm 1995) lên 36,0%; (năm 2002), tăng 9,4%.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn t đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21%; GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).

- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,...).

- Các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội (quy mô rất lớn), Hải Phòng (lớn), Bắc Ninh, Phúc Yên (trung bình), Hi Dương, Hưng Yên, Nam Định (nhỏ) (theo Atlat Địa lí Việt Nam, 2007).