Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
binh pham
Xem chi tiết
Ngọc Huỳnh
11 tháng 1 2022 lúc 15:45

Thì bạn cảm thấy thế nào về nội dung - chương trình Ngữ văn 7 như thế nào thì bạn ghi ra.

Còn câu 2 thì bạn sắp xếp thế nào, kế hoạch bạn sẽ làm trong chương trình HK 2.

Jeeuh el
Xem chi tiết

Này em tự lập kế hoạch thôi em.

Nga Nga
Xem chi tiết
Đặng Yến Linh
11 tháng 12 2016 lúc 15:14

em học dở nhất 3 môn: văn, gdcd, thể dục

nhưng để có kh học giỏi 3 môn này rất khó vì:

+ khi cô đang giảng: các em k dc chặt cây xanh vi phải bvmt, các em phải noi guong ng lớn k nên chặt cây, bẻ gãy cây... thì bỗng"rầm" 1 cây bị ng ta cưa đổ, cả lop và cô nhìn ra cửa sổ k ai nói câu nào và cô giảng bai khác.....sao mà nó khác bài học thế?

 

Trâm Nguyễn Yến
Xem chi tiết
Linh Linh
Xem chi tiết
PNHT Gaming
Xem chi tiết
minh nguyet
28 tháng 3 2021 lúc 15:16

Em tham khảo nhé:

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin, mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam. Đây cũng là hình tượng người anh hùng khiến em tự hào và ngưỡng mộ nhất trong nền văn học Việt Nam.

 

Tú Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Nhung
6 tháng 12 2016 lúc 18:32

Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Cau 2:Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.

Áo rách cốt cách người thương.
- Ăn có mời, làm có khiến

. Câu 3:Anh em cốt nhục đồng bào,
Kẻ sau người trước phải hào cho vui.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

câu4:người có tính tự lập sẽ gặt hái được nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống

Họ xứng đáng được mọi người kính trọng

 

Mario DaiVy
Xem chi tiết
Linh Phương
10 tháng 11 2016 lúc 19:38

Xác định mục tiêu học tập

“Một trong những bí quyết để làm được nhiều việc hơn là lập nên danh sách việc cần làm mỗi ngày, giữ nó ở nơi bạn có thể nhìn thấy và dùng nó để hướng dẫn hành động của bạn trong suốt một ngày”.

La Fontaine

Mục tiêu học tập chính là phương hướng học tập của người học. Nhờ nó mà bạn thấy được ý nghĩa công việc mình đang tiến hành. Khi xác định mục tiêu học tập cần chú ý: tính vừa sức, tính rõ ràng và tính cụ thể của mục tiêu.

- Tính vừa sức: Mục tiêu ấy không nên đề ra các yêu cầu quá cao hoặc quá thấp so với khả năng của bản thân. Nếu quá cao thì khó thực hiện, dễ mất niềm tin vào bản thân, khiến cho mọi kế hoạch sẽ mãi mãi nằm trên giấy. Nếu quá thấp thì không cần nỗ lực cũng đạt được, dễ nhàm chán, không tạo ra thách thức để vươn lên. Ví dụ như: đối với việc học ngoại ngữ, bạn đề ra mục tiêu học 10 từ mới mỗi ngày là hoàn toàn có thể, nhưng nếu chỉ học có 5 từ thì quá ít và cố gắng học 80 từ một ngày là một mục tiêu quá cao, không thể thực hiện.

- Tính rõ ràng: Tính rõ ràng của mục tiêu thể hiện ở chỗ có thể đánh giá, có thể kiểm tra, đối chiếu để thấy rõ mình đã thực hiện đến đâu và cần bổ sung thế nào? Ví dụ như: từ nay về sau cần nỗ lực học tập để đạt kết quả tốt hơn. Đây là một mục tiêu không rõ ràng, mơ hồ. Cần xác định cụ thể hơn: môn văn, sau mỗi buổi học dành 15 phút ôn tập; trước khi lên lớp học bài, soạn bài mới cẩn thận; mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc tài liệu tham khảo; mỗi tuần tập viết một bài luận về đề tài tự chọn... cố gắng vượt lên hạng khá. Như vậy mục tiêu đề ra đã rõ ràng hơn. Các môn khác cũng cần có kế hoạch tương tự như thế.

- Tính cụ thể: Mục tiêu phải nêu lên được cách thức làm sao để đạt được những điều mình đề ra. Ví dụ muốn đạt được mức khá về ngoại ngữ thì phải cụ thể hóa kế hoạch học tập như: mỗi ngày học thuộc 10 từ mới, ôn tập 10 từ cũ; mỗi bài khóa đều học thuộc đến mức có thể viết lại toàn bộ mà không cần nhìn vào sách; khi học bài mới, dành 15 phút ôn lại bài cũ...

Sắp xếp thời gian học tập khoa học

Sau khi đề ra mục tiêu, bạn cần sắp xếp thời gian học tập một cách khoa học để đạt mục tiêu đó. Thế nào là sắp xếp thời gian một cách khoa học? Cơ bản phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Toàn diện: Khi sắp xếp thời gian không chỉ nghĩ tới việc học bài mà còn phải dành thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí. Đồng thời cần cân đối hài hòa giữa thời gian học nội khóa và ngoại khóa. Đặc biệt phải chú ý tới bản chất của từng môn học để có kế hoạch đầu tư thời gian thích đáng.

- Hợp lý: Cần tìm khoảng thời gian thích hợp nhất đối với hoàn cảnh của bản thân để có thể học bài dễ thuộc, làm bài một cách thoải mái và đạt hiệu quả cao nhất. Lúc học nên sắp xếp xen kẽ các môn có hứng thú khác nhau, nhằm giảm bớt căng thẳng. Ví dụ: ôn tập văn xong, giải các bài toán khó, sau đó học ngoại ngữ...

- Nổi bật trọng điểm: Căn cứ vào mức độ nặng, nhẹ, gấp hay không gấp của công việc mà sắp xếp thời gian. Cần đặt nhiệm vụ học tập khó khăn hoặc quan trọng lên trước để hoàn thành, bởi lúc ấy tinh lực còn dồi dào, tư duy linh hoạt, tập trung cao. Những việc tương đối dễ để làm sau.

- Thời gian trống: Không nên sắp xếp công việc quá dày đặc, như vậy rất khó hoàn thành kế hoạch đề ra. Cần phải cân đối giữa công việc và quỹ thời gian, có những khoảng thời gian trống cần thiết để giải quyết những việc đột xuất. Ngoài ra còn cần có kế hoạch cho những bài kiểm tra (ôn tập, hệ thống hóa kiến thức... trước khi kiểm tra từ 1-2 tuần). Kế hoạch cho những ngày nghỉ, kế hoạch vui chơi, ngoại khóa!

Tóm lại, đối với học sinh, học tập có kế hoạch là một yêu cầu không thể thiếu. Nó là điều kiện quan trọng đảm bảo sự thành công. Có thể ví kế hoạch như là “mệnh lệnh” nghiêm khắc buộc mình tuân theo, nó còn là người chỉ huy, chỉ đạo mọi hoạt động của mình.

 

Thảo Phương
10 tháng 11 2016 lúc 21:32

1. Vạch ra mục tiêu (ngắn hạn/dài hạn) của cuộc đời

Mục tiêu là điều mà mình muốn đạt được. Rõ ràng, trong cuộc đời mỗi người, vạch ra mục tiêu là vô cùng quan trọng.

 

* Bạn hãy thử nghĩ đến mục tiêu của cuộc đời mình bằng cách trả lời câu hỏi sau:

- Bạn muốn đạt được điều gì (nghề nghiệp, tiền bạc, địa vị, kiến thức,…)

- Bạn mơ ước gì?

 

* Chia mục tiêu lớn này thành những mục tiêu nhỏ để dễ hoàn thành vì có mục tiêu dài hạn và ngắn hạn. Ví dụ như trong học kỳ (4-5 tháng) này, mục tiêu của bạn là đạt loại giỏi; vậy trong tuần này, ít nhất bạn phải hoàn thành 20 bài tập toán.

 

ky-nang-lap-ke-hoach-hoc-tap-1


* Phân chia mục tiêu theo đúng lô-gíc (sao cho điểm đến cuối cùng là mục tiêu lớn) giúp bạn quản lí thời gian, khối lượng công việc tốt hơn.

 

* Mục tiêu của bạn rõ ràng và khả thi. Bạn đã xác định mục tiêu rõ ràng rồi thì bạn cần biết là mục tiêu đó có khả năng đạt được được hay không? Để làm rõ, bạn hãy xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để biết "lượng sức mình".


2. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

* Bạn thử trả lời những câu hỏi để xác định ưu khuyết điểm của bản thân như sau:

 

- Tính cách của bạn ra sao? Có gì đặc biệt? Bạn bình thản, trầm tính, nóng nảy hay hoạt bát?

 

- Ngoại hình như thế nào?

 

- Bạn giỏi/yếu lĩnh vực/bộ môn nào?

 

ky-nang-lap-ke-hoach-hoc-tap-2


- Bạn có năng khiếu gì?

 

- Bạn sợ gì?

 

- Bạn đang ở vị trí nào trong học tập ở lớp?

 

- Điểm mạnh của bạn là gì? Bạn có thể cho mọi người thấy điểm mạnh đó bằng cách nào?

 

- Khuyết điểm của bạn là gì? Bạn đã làm gì đối với khuyết điểm đó?

 

- Bạn có thể làm được việc gì tốt nhất hay tệ nhất?

 

· Để khách quan, bạn cũng nên tham khảo ý kiến, đánh giá của bạn bè, người thân, các hoạt động xã hội, học tập để biết rõ bản thân hơn.

 

3. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

Bạn nghĩ đến:

 

* Tầm quan trọng ưu tiên của công việc

1. Tại sao thực hiện công việc này mà không phải thực hiện việc kia?

2. Bạn bỏ ra bao nhiêu chi phí (thời gian, sức lực,…) cho việc này?

3. Khi bạn thực hiện xong thì bạn đang đến cột mốc mục tiêu nào?

4. Nếu bạn không thực hiện việc đó thì có ảnh hưởng gì đến kết quả?

5. Những điều tốt đẹp/ hậu quả gì mà bạn có thể nhìn thấy được?

 

ky-nang-lap-ke-hoach-hoc-tap


* Địa điểm thực hiện công việc

1. Làm bài tập nhóm ở đâu (nhà bạn, sân trường, thư viện,…)?

2. Đi đá banh ở đâu?

 

* Chi phí cho nội dung công việc

- Bạn cần bao nhiêu thời gian để làm bài, để đi chơi, để nghỉ ngơi.

- Tiền bạc. Cần xem lại trong kế hoạch của mình có cần phải photo tài liệu, dự liên hoan sinh nhật.

 

* Người nào?

- Làm bài với ai?

- Ai cùng chạy tiếp sức với bạn ngày mai? Đã thảo luận kế hoạch chưa?

- "Tắc tị/bí" khi làm bài thì cần gặp ai?

- Ai sẽ giúp bạn? Nếu không có người đó thì người khác sẽ là…?

 

* Phương tiện/công cụ

- Sách bài tập hay sách giáo khoa nào?

- Sử dụng máy tính hay có thể tính nhẩm?

- Đi học bằng xe đạp hay ba mẹ đưa đón?

- Danh sách công thức hay cẩm nang toán học nào mà bạn cần?

 

* Phương pháp thực hiện

Bạn cần hình dung phương pháp thực hiện là gì? Bạn sẽ:

1. Có sách nào tham khảo? Lên mạng tìm tài liệu và lên thư viện?

2. Chèn hình minh họa vào bài làm bằng cách nào nhanh nhất?

3. Phương pháp đọc và ghi nhớ hiệu quả hai bài lịch sử?

4. Cách tóm tắt bài văn này như thế nào?

5. Cách giải dạng bài tập đó có thuộc dạng nào?

6. Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào trong khi thí nghiệm?

 

* Kiểm tra, điều chỉnh:

Nhìn lại kế hoạch, công việc xem có hợp lý chưa, đã xảy ra vấn đề gì… để kịp thời sửa đổi sai sót là điều mà chúng ta nên làm. Những câu hỏi mà bạn cần trả lời như:

- Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra? Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra.

- Có những điểm nào cần kiểm tra (mục tiêu, nội dung, phương pháp, công cụ,…)?

 

Thiết nghĩ, con đường thành công của mỗi chúng ta rất khó mà nói trước được, nhưng bạn đừng để lãng phí những gì mình có và tiếc nuối, hối hận nhé! Hãy cố gắng hết sức mình, để mình có thể "trưởng thành" và biết cách biến tri thức nhân loại thành tri thức của bản thân.

Oppa Nam
Xem chi tiết