Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Xuân An Ngô
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
8 tháng 12 2021 lúc 20:41

Tham khảo!

   Hai câu thơ đầu trong bài thơ "Cảnh khuya" tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

                                                         Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận một cách tinh tế. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

                                                          Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

 

Nguyễn Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Linh
Xem chi tiết
SaPhương MaiGà
10 tháng 12 2016 lúc 19:11

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng dân tộc VN, ko những thế Bác còn là một nhà thơ lớn. Bác sáng tác rất nhiều bài thơ tả cảnh, thiên nhiên bài thơ " Cảnh Khuya " là một bài thơ như vật. Bài thơ thể hiện đc lòng yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ.

Đọc hai câu thơ đầu ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, trong một đêm khuya của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân dân ta trong những năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ vẫn dành một khoảng thời gian tìm đến thiên nhiên.Cảnh vật như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và tiếng văng vẳng như tiếng hát cất lên trong trẻo nhẹ nhàng, lan toả, ngân vang khắp núi rừng.. Ánh trăng sáng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau.

Hai câu thơ cuối: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

Bác con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước. Ta cũng có thể thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên. Có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác bớt đi sự vất vả mà hàng giờ hàng phút Bác phải chăng chở suy tư. Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên.Và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao ta có thể thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nỗi khao khát về một đất nứơc thanh bình, để ngày ngày con người đc sống tự do, hạnh phúc.

 

ÔNG VĂN THÀNH TRIẾT
Xem chi tiết
ÔNG VĂN THÀNH TRIẾT
6 tháng 1 2022 lúc 13:59

giúp mình

 

 

ÔNG VĂN THÀNH TRIẾT
6 tháng 1 2022 lúc 13:59

cam ơn

 

Đỗ Minh Thành
Xem chi tiết
hanh ha
Xem chi tiết
Hoàng Minh Hồng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
19 tháng 12 2018 lúc 13:46

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng là tình cảm yêu thiên nhiên của tác giả xen lẫn trong mỗi câu từ. Phải là người yêu thiên nhiên thì Bác mới có cái nhìn, sự cảm nhận về thiên nhiên, vạn vật một cách chi tiết sống động như vậy

Phạm Thị Ánh Hồng
Xem chi tiết
GV Ngữ Văn
8 tháng 8 2018 lúc 9:02

1. Qua bài "Cảnh khuya" ta thấy được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tinh thần yêu nước trong tâm hồn Bác. Bác không chỉ là người chiến sĩ yêu nước, luôn lo lắng trăn trở việc nước việc dân mà Bác còn là người nghệ sĩ đa tài, có tâm hồn giàu rung cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Qua bài thơ ta thấy được chất thi sĩ và chất thi sĩ gắn bó hòa hợp trong tâm hồn Bác.

2. Suy nghĩ của em về truyền thống "thương người như thể thương thân" của nhân dân ta.

1. Giải thích:

- Thương người: là luôn có tinh thần giúp đỡ người khác, giúp đỡ họ mà không cần một sự hàm ơn, trả ơn.

- Thương thân: là thương và quan tâm tới bản thân mình.

- Thương người như thể thương thân là truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông. Đây là lối sống nhân ái, vị tha của cha ông đề cao tinh thần cộng đồng. Nghĩa là luôn quan tâm, giúp đỡ, đoàn kết, gắn bó với mọi người như yêu thương bản thân mình.

2. Chứng minh:

- Tinh thần "Thương người như thể thương thân" được cha ông coi trọng và truyền lại cho bao thế hệ con cháu.

- Dân tộc ta có tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Chính tinh thần này cũng được đúc rút trong rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, kho tàng văn hóa dân tộc: "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ", "lá lành đùm lá rách",... Những câu nói ấy như trở thành linh hồn, trở thành cách ứng xử hằng ngày của người Việt.

- Tinh thần tương thân tương ái ấy còn được thể hiện qua những hành động trực tiếp như:

+ Trong thời chiến, nhờ tinh thần ấy mà dân ta trở nên đoàn kết, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Bác Hồ đã từng phát động phong trào "ống gạo cứu đói" để kêu gọi toàn thể nhân dân cả nước tiết kiệm, đóng góp để gửi gạo nuôi quân ở chiến trường.

+ Thời bình, tinh thần ấy vẫn luôn được duy trì và phát huy tối đa như: phong trào xây nhà tình thương dành tặng những người nghèo, neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn; phong trào cứu tế và khắc phục hậu quả của thiên tai lũ lụt; phong trào tình nguyện đem đến tri thức và hỗ trợ về vật chất cho đồng bào miền núi;... 

+ Trong cuộc sống đời thường, có vô vàn những biểu hiện chứng tỏ tinh thần "thương người như thể thương thân" trở thành lẽ sống, đạo lí ứng xử của người Việt. (Dẫn chứng)

3. Bàn luận: 

- Khẳng định đây là truyền thống, quan điểm sống đúng đắn.

- Bản thân mỗi người cần có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp này. Chỉ ra biện pháp.

- Liên hệ bản thân.