Tham khảo
Những năm tháng học đường, em đã được tiếp xúc và khám phá rất nhiều những tác phẩm văn học hay, có ca dao dân ca, có tục ngữ, truyện ngắn và cả thơ, mỗi tác phẩm lại mang đến cho em những bài học sâu sắc. Nhắc đến thơ thì với em, thơ Bác luôn giữ một vị trí đặc biệt, đọc những bài thơ Người viết, em thấy mình yêu thêm quê hương, đất nước, thấy mình cần nhiều hơn nữa những cố gắng để hoàn thiện, để sống thật ý nghĩa hôm nay. Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ của Bác Hồ mà em say mê nhất, một bài thơ đầy bình dị với những hình ảnh thân thuộc mà mang giá trị lớn, hàm súc về nội dung ý nghĩa.
Cảnh khuya được viết vào năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Bác viết bài thơ này khi đang ở chiến khu Việt Bắc.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Việt Bắc vốn nổi tiếng với cảnh sắc, tình người, và khi được cảm nhận qua tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ thì cảnh sắc ấy còn đẹp và thơ hơn thế. Xa xa, nghe tiếng suối thì thầm, róc rách, tiếng suối ấy sao nhẹ nhàng, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca. Âm thanh du dương của tiếng suối chảy khiến lòng thi nhân say mê, ví như thanh âm của tiếng nhạc mà ai đang ngẫu hứng cất lên đâu đó. Cũng viết về âm thanh tiếng suối, Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca cũng từng viết:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Cách cảm tinh tế của những người thi sĩ thật kì lạ, tiếng suối ví như tiếng đàn, tiếng hát, tiếng suối thiết tha, tự nhiên mà khiến lòng thổn thức, mê đắm. Giữa đêm khuya, mọi vật dường như đang chìm vào giấc mộng đẹp, giữa khoảng không ìm lìm và tĩnh mịch ấy lại nghe tiếng suối chảy xa xa, nghĩ đến từng làn nước trong lành , tươi mát theo dòng chảy, chạm vào từng hòn đá ven suối mà tạo ra thứ nhạc điệu say mê. Chốn rừng chiến khu nơi bom đạn đang chực chờ, nơi những hiểm nguy đang rình rập mà cào xé lấy con người, ta vẫn cảm nhận được chút bình yên, êm ả, tiếng suối réo mang cả sự ấm áp của tiếng hát thiên nhiên, của của lòng người trao nhau.
Âm thanh tiếng suối hoà dưới ánh trăng hiền dịu:
" Trăng lòng cổ thụ, bóng lồng hoa
Trăng vốn bản thân nó đã rất đẹp, trăng vào thơ còn đẹp và tình hơn gấp trăm ngàn lần. Trăng cùng người chiến sĩ đi qua bao tháng năm, bao chặng đường, Chính Hữu từng ví ánh trăng là lý tưởng cách mạng:
" Đêm nay, rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng, trăng treo!"
Bác cũng từng xem trăng là người tri kỉ, là kẻ lãng du có tâm hồn đồng điệu với thì nhân:
" Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Đến với "Cảnh khuya", trăng xinh đẹp tựa một bức tranh huyền diệu:
" Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"
Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu. Đó là ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bộc lấy những lùm hoa. Hay cũng có thể hiểu đó là ánh sáng của trăng luồn qua những kẽ lá của bóng cây xanh, in xuống mặt đất thứ ánh sáng lung linh đẹp tựa như những bông hoa. Nhưng dù hiểu như thế nào đi nữa thì trăng chiến khu lúc này đây đẹp quá, mang nhiều yêu thương quá, trăng hoà quyện, rộng mở mà ôm ấp, âu yếm, bao bọc lấy cây cỏ và cảnh vật thiên nhiên. Nhịp thời 4/ 3 theo lối tiểu đối cùng điệp từ "lồng" đã khắc họa nên hình ảnh thiên nhiên vô cùng gợi cảm và giàu chất thơ. "Cảnh khuya" có nhạc, có hoạ, cảnh khuya hấp dẫn dịu dàng, trăng, suối của núi rừng chốn Tây Bắc đã cho thi nhân nguồn cảm hứng dạt dào viết nên những câu thơ chứa chan niềm yêu và sự thiết tha với thiên nhiên nhiều đến thế.
Nếu hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh thì đến với hai câu cuối, tác giả bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của chính mình rõ hơn:
" Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bác Hồ, một con người tinh tế với một tâm hồn nhạy cảm, đúng trước một cảnh đẹp như vậy làm sao Bác có thể thờ ơ. Trước đó, trong "Ngắm trăng", Bác cũng từng bày tỏ:
" Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"
Rung động trước cái đẹp là một điều tất yếu, cảnh việt Bắc đêm nay thật hữu tình nên thơ, Bác cũng yêu, cũng quý và muốn thưởng thức ngắm nhìn mãi, sợ sẽ mất đi những khoảnh khắc đẹp đẽ lúc này nên Bác không dám chợp mắt. Những có phải Bác không ngủ chỉ bởi thiên nhiên đẹp hay tại lòng của người chiến sĩ vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc:
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Đất nước đang trong giai đoạn khó khăn, nhân dân đang lầm than, khổ cực, bao chiến sĩ, đồng chí đang sống trong những hiểm nguy, thiếu thốn,... thì làm sao Bác có thể yên lòng mà say ngủ. Một người bôn ba bao năm chỉ vì muốn tìm con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, một người chịu những gông cùm, đoạ đầy cũng vì lẽ cứu đời giúp nước thì làm sao có thể dễ dàng chợp mắt khi nước nhà còn chưa độc lập, nhân dân chưa an ổn. Câu thơ cuối bài nói lên cả một tấm lòng yêu nước mãnh liệt của Người, Bác chưa ngủ vì những băn khoăn, những nỗi lắng lo cho cách mạng, rồi mai đây sẽ ra sao?, sẽ như thế nào?, cần làm gì để thoát khỏi những bè lũ xâm lăng? Câu thơ gợi cho ta nhớ đến nhà thơ Minh Huệ với câu chuyện Bác không ngủ:
"Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh."
Bác là vậy, chưa một lần người nghĩ cho bản thân, chưa một lần Bác sống vì bản thân mình. Mỗi việc Bác làm, mọi điều Bác nghĩ đều hướng về nhân dân, đều vì nhân dân. Và tâm hồn Bác đẹp như chính bức tranh cảnh khuya kia vậy, bao dung, dịu dàng, lấp lánh lý tưởng cao đẹp, lạc quan trọng khó khăn, gian nan. Tâm hồn yêu thiên nhiên hoà trong tình yêu cách mạng, yêu đất nước, quê hương.
Học xong tác phẩm, những lời thơ trong bài đi vào tâm trí em tự lúc nào không hay. Thơ Bác vẫn vậy, dễ nghe, dễ cảm, dễ nhớ và dễ thuộc, thơ Bác quá đỗi gần gũi và nhẹ nhàng và dạt dào tình cảm. Đọc bài thơ, em thấy thêm yêu, thêm kính trọng tấm lòng của Bác, em sẽ cố gắng học thật tốt, sống thật có ích để xứng đáng với những hy vọng và sự hy sinh của Người.
" Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả bọn sống một kiếp người"
Bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay miêu tả bức tranh thiên núi rừng cũng như tình yêu đất nước tha thiết của chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya hay chọn lọc giúp các bạn hiểu rõ hơn về tâm tư của Bác gửi gắn qua bài thơ Cảnh khuya. Cảnh khuya là một trong số các bài thơ được Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian ở lại Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Qua bài thơ Cảnh khuya, người đọc như được hòa mình vào bức tranh thiên nhiên lộng lẫy của núi rừng Việt Bắc cũng như cảm nhận được tấm lòng yêu nước sâu đậm của Bác Hồ. Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo khi học tác phẩm Cảnh khuya, Hoatieu xin chia sẻ tổng hợp các bài văn mẫu cảm nghĩ về bài cảnh khuya, phát biểu cảm nghĩ về bài cảnh khuya, biểu cảm về bài cảnh khuya hay và chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn học sinh.
Í mình là viết cỡ 1-2 dòng hoặc câu á vì cái này có 1₫ à
Những năm tháng học đường, em đã được tiếp xúc và khám phá rất nhiều những tác phẩm văn học hay, có ca dao dân ca, có tục ngữ, truyện ngắn và cả thơ, mỗi tác phẩm lại mang đến cho em những bài học sâu sắc. Nhắc đến thơ thì với em, thơ Bác luôn giữ một vị trí đặc biệt, đọc những bài thơ Người viết, em thấy mình yêu thêm quê hương, đất nước, thấy mình cần nhiều hơn nữa những cố gắng để hoàn thiện, để sống thật ý nghĩa hôm nay. Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ của Bác Hồ mà em say mê nhất, một bài thơ đầy bình dị với những hình ảnh thân thuộc mà mang giá trị lớn, hàm súc về nội dung ý nghĩa.
Cảnh khuya được viết vào năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Bác viết bài thơ này khi đang ở chiến khu Việt Bắc.
" Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"
Việt Bắc vốn nổi tiếng với cảnh sắc, tình người, và khi được cảm nhận qua tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ thì cảnh sắc ấy còn đẹp và thơ hơn thế. Xa xa, nghe tiếng suối thì thầm, róc rách, tiếng suối ấy sao nhẹ nhàng, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca. Âm thanh du dương của tiếng suối chảy khiến lòng thi nhân say mê, ví như thanh âm của tiếng nhạc mà ai đang ngẫu hứng cất lên đâu đó. Cũng viết về âm thanh tiếng suối, Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca cũng từng viết:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Cách cảm tinh tế của những người thi sĩ thật kì lạ, tiếng suối ví như tiếng đàn, tiếng hát, tiếng suối thiết tha, tự nhiên mà khiến lòng thổn thức, mê đắm. Giữa đêm khuya, mọi vật dường như đang chìm vào giấc mộng đẹp, giữa khoảng không ìm lìm và tĩnh mịch ấy lại nghe tiếng suối chảy xa xa, nghĩ đến từng làn nước trong lành , tươi mát theo dòng chảy, chạm vào từng hòn đá ven suối mà tạo ra thứ nhạc điệu say mê. Chốn rừng chiến khu nơi bom đạn đang chực chờ, nơi những hiểm nguy đang rình rập mà cào xé lấy con người, ta vẫn cảm nhận được chút bình yên, êm ả, tiếng suối réo mang cả sự ấm áp của tiếng hát thiên nhiên, của của lòng người trao nhau.
Âm thanh tiếng suối hoà dưới ánh trăng hiền dịu:
" Trăng lòng cổ thụ, bóng lồng hoa
Trăng vốn bản thân nó đã rất đẹp, trăng vào thơ còn đẹp và tình hơn gấp trăm ngàn lần. Trăng cùng người chiến sĩ đi qua bao tháng năm, bao chặng đường, Chính Hữu từng ví ánh trăng là lý tưởng cách mạng:
" Đêm nay, rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng, trăng treo!"
Bác cũng từng xem trăng là người tri kỉ, là kẻ lãng du có tâm hồn đồng điệu với thì nhân:
" Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
Đến với "Cảnh khuya", trăng xinh đẹp tựa một bức tranh huyền diệu:
" Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"
Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu. Đó là ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bộc lấy những lùm hoa. Hay cũng có thể hiểu đó là ánh sáng của trăng luồn qua những kẽ lá của bóng cây xanh, in xuống mặt đất thứ ánh sáng lung linh đẹp tựa như những bông hoa. Nhưng dù hiểu như thế nào đi nữa thì trăng chiến khu lúc này đây đẹp quá, mang nhiều yêu thương quá, trăng hoà quyện, rộng mở mà ôm ấp, âu yếm, bao bọc lấy cây cỏ và cảnh vật thiên nhiên. Nhịp thời 4/ 3 theo lối tiểu đối cùng điệp từ "lồng" đã khắc họa nên hình ảnh thiên nhiên vô cùng gợi cảm và giàu chất thơ. "Cảnh khuya" có nhạc, có hoạ, cảnh khuya hấp dẫn dịu dàng, trăng, suối của núi rừng chốn Tây Bắc đã cho thi nhân nguồn cảm hứng dạt dào viết nên những câu thơ chứa chan niềm yêu và sự thiết tha với thiên nhiên nhiều đến thế.
Nếu hai câu thơ đầu thiên về tả cảnh thì đến với hai câu cuối, tác giả bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của chính mình rõ hơn:
" Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Bác Hồ, một con người tinh tế với một tâm hồn nhạy cảm, đúng trước một cảnh đẹp như vậy làm sao Bác có thể thờ ơ. Trước đó, trong "Ngắm trăng", Bác cũng từng bày tỏ:
" Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"
Rung động trước cái đẹp là một điều tất yếu, cảnh việt Bắc đêm nay thật hữu tình nên thơ, Bác cũng yêu, cũng quý và muốn thưởng thức ngắm nhìn mãi, sợ sẽ mất đi những khoảnh khắc đẹp đẽ lúc này nên Bác không dám chợp mắt. Những có phải Bác không ngủ chỉ bởi thiên nhiên đẹp hay tại lòng của người chiến sĩ vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc:
" Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"
Đất nước đang trong giai đoạn khó khăn, nhân dân đang lầm than, khổ cực, bao chiến sĩ, đồng chí đang sống trong những hiểm nguy, thiếu thốn,... thì làm sao Bác có thể yên lòng mà say ngủ. Một người bôn ba bao năm chỉ vì muốn tìm con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc, một người chịu những gông cùm, đoạ đầy cũng vì lẽ cứu đời giúp nước thì làm sao có thể dễ dàng chợp mắt khi nước nhà còn chưa độc lập, nhân dân chưa an ổn. Câu thơ cuối bài nói lên cả một tấm lòng yêu nước mãnh liệt của Người, Bác chưa ngủ vì những băn khoăn, những nỗi lắng lo cho cách mạng, rồi mai đây sẽ ra sao?, sẽ như thế nào?, cần làm gì để thoát khỏi những bè lũ xâm lăng? Câu thơ gợi cho ta nhớ đến nhà thơ Minh Huệ với câu chuyện Bác không ngủ:
"Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh."
Bác là vậy, chưa một lần người nghĩ cho bản thân, chưa một lần Bác sống vì bản thân mình. Mỗi việc Bác làm, mọi điều Bác nghĩ đều hướng về nhân dân, đều vì nhân dân. Và tâm hồn Bác đẹp như chính bức tranh cảnh khuya kia vậy, bao dung, dịu dàng, lấp lánh lý tưởng cao đẹp, lạc quan trọng khó khăn, gian nan. Tâm hồn yêu thiên nhiên hoà trong tình yêu cách mạng, yêu đất nước, quê hương.
Học xong tác phẩm, những lời thơ trong bài đi vào tâm trí em tự lúc nào không hay. Thơ Bác vẫn vậy, dễ nghe, dễ cảm, dễ nhớ và dễ thuộc, thơ Bác quá đỗi gần gũi và nhẹ nhàng và dạt dào tình cảm. Đọc bài thơ, em thấy thêm yêu, thêm kính trọng tấm lòng của Bác, em sẽ cố gắng học thật tốt, sống thật có ích để xứng đáng với những hy vọng và sự hy sinh của Người.
" Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả bọn sống một kiếp ngườ