viết bài văn nghị luận ngắn về nói lời cảm ơn
Viết bài văn nghị luận ngắn về sự bổ ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh. Cho tôi xin câu trả lời chiều nay nhé,cảm ơn.
Đối với lứa tuổi học sinh, việc mở mang, học hỏi kiến thức chủ yếu đến từ sự giáo dục của nhà trường và thông qua sách vở là chủ yếu. Tuy nhiên, những kiến thức ấy tuy nhiều và đa dạng nhưng lại mất đi một phần thực tế, thiết thực, vì đa phần chúng là lý thuyết, việc hình dung và tưởng tượng ra còn gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức những chuyến tham quan cho học sinh là một việc làm rất thiết thực và vô cùng có ý nghĩa, mang lại nhiều kiến thức thực tế từ đời sống cho các em học sinh, đồng thời cũng là một phương pháp giải tỏa căng thẳng sau những giờ lên lớp miệt mài đèn sách.
Việc tổ chức một chuyến tham quan du lịch cho các em học sinh là một trong những hoạt động đáng được đầu tư và quan tâm. Bởi mỗi chuyến đi sẽ giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết, đem lại nhiều điều thú vị và bổ ích. Trước hết, việc tổ chức du lịch tại một địa điểm nào khác ngoài khuôn viên trường học, tức là đã tạo được một môi trường học tập mới, thoát ra khỏi cái môi trường truyền thống mà các em phải tiếp xúc thường ngày. Điều này khơi gợi sự tò mò, phấn khởi và niềm ham thích học tập trong các em học sinh. Việc được thoải mái tự do, vui học, được trải nghiệm những kiến thức từ trong thực tế đã giúp các em vừa mở mang được đầu óc lại vừa có những giây phút thoải mái, đúng với tinh thần vừa học vừa chơi.
Các chuyến tham quan tại các cảnh điểm ngoài trời, gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp các em học sinh trở nên năng động hơn, việc tận hưởng không gian thoáng đãng, bầu không khí trong lành, giúp các em cải thiện các vấn đề về sức khỏe, thể lực. Đồng thời khơi gợi những khả năng sáng tạo tiềm ẩn, thúc đẩy ý chí và tinh thần học tập của các em một cách tích cực, từ đây các em đã tìm thấy được niềm vui trong học tập, bài vở cũng trở nên nhẹ nhàng chứ không còn gò bó nữa.
Ngoài ra, việc tham quan du lịch cùng nhau cũng tạo điều kiện cho các em học sinh trở nên gắn bó và thân thiết hơn thông qua việc tiếp xúc trao đổi trong quá trình tham quan. Các em sẽ có cơ hội nói chuyện, tâm sự với nhau nhiều hơn, kéo gần khoảng cách giữa các em. Đặc biệt là thông qua các trò chơi tập thể, cần sự đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, thì tính cách của các em mới được bộc lộ một cách rõ ràng, thêm vào đó môi trường vui chơi, học tập thoải mái khiến các em cũng trở nên thả lỏng, tinh thần vui vẻ, dễ kết thân với bạn bè hơn hẳn.
Ngoài mục tiêu vui chơi, giải trí, những chuyến tham quan còn phục vụ cho việc học tập, đem đến cho các em học sinh những bài học thiết thực, gần gũi với thực tế mà không một loại sách vở nào có thể đáp ứng được. Ví như với môn Địa lý, việc tham quan các cảnh điểm khác nhau, với điều kiện địa hình, khí hậu, đặc điểm thiên nhiên khác nhau sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã từng được giới thiệu trên lớp, giờ đây những kiến thức ấy được các em áp dụng vào thực tế và không còn là những từ ngữ trừu tượng khó hiểu nữa. Đối với môn Lịch sử, việc được tham quan lại những di tích, những nơi từng một thời oanh liệt hào hùng, kết hợp với việc hướng dẫn giới thiệu của giáo viên, sẽ khơi gợi trong tâm hồn các em học sinh những cảm xúc mới, dễ thấu hiểu, dễ tiếp thu môn học vốn được cho là khô khan này hơn. Tương tự đối với môn Toán, thay vì cứ ngồi ì trong lớp vẽ hình, tính toán, thì việc giáo viên cho các em một buổi sinh hoạt ngoài trời, thực hành đo đạc, tính diện tích chu vi một khu đất,... sẽ khơi gợi nhiều hứng thú hơn cả, môn Toán vốn nhàm chán cũng trở nên thú vị. Với môn Văn thì việc tạo cảm hứng và mạch cảm xúc để viết bài là vô cùng quan trọng, việc được tham quan bên ngoài sẽ hướng các em đến những ý tưởng mới, nguồn cảm hứng sáng tác vô tận, việc viết một bài văn cũng không còn khó khăn. Đối với tiết Mĩ thuật và Âm nhạc thiên nhiều về cảm xúc và nghệ thuật thì việc thiết kế các chuyến tham quan kết hợp giảng dạy cũng là một ý tưởng không tồi, thậm chí còn đem lại những kết quả bất ngờ không chừng.
Việc được tham quan du lịch nhiều địa điểm trên dải đất hình chữ S khiến các em học sinh có những hiểu biết nhất định về đất nước và con người Việt Nam. Giúp nâng cao lòng tự hào, lòng yêu quê hương đất nước, khiến các em nhận thức sâu sắc về những vẻ đẹp và giá trị truyền thống văn hóa của con người Việt Nam. Từ đó thôi thúc tinh thần tự tôn dân tộc, thôi thúc ý chí phấn đấu vươn lên học tập thật giỏi để xây dựng và kiến thiết đất nước ngày một giàu mạnh và phát triển vững bền.
Những chuyến tham quan du lịch không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức bổ ích từ thực tế mà còn tạo điều kiện cho các em được vui chơi, vận động, gắn kết với nhau, thúc đẩy sự sáng tạo, ham muốn tìm tòi, mở mang tầm kiến thức. Đồng thời qua đó nâng cao lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, khao khát vươn lên bảo vệ và xây dựng đất nước từ trong tâm trí của các em. Chính vì vậy, nếu có điều kiện, nhà trường và gia đình nên cố gắng phối hợp, lên kế hoạch cho các em những chuyến tham quan bổ ích, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của học sinh.
viết một bài văn nghị luận ngắn nói về
Viết một đoạn văn về kiểu bài nghị luận xã hội nói về tình yêu quê hương nói về giới trẻ.
M.ng giúp mk vs ko chép mạng nha mk cảm ơn
Tham khảo nha em:
Trên dải đất hình chữ S đã phải chịu bao nhiêu là đau thương và mất mát. Hàng ngàn năm lích sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn với "một lòng nồng nàn yêu nước" đứng lên chiến đấu anh dũng để dành độc lập cho Tổ Quốc, quét sách bọn giặc ngoại xâm. Và từ xưa đến giờ, tuổi trẻ, thanh niên vẫn luôn là đôi cánh to lớn nhất, mạnh mẽ nhất để bảo vệ đất nước. Thế nhưng, thực tế hiện nay thì dường như những điều ấy chỉ tồn tại trong một số ít bạn trẻ mà thôi. Đa phần số đông còn lại thì đường như trí óc của họ đã không còn đủ chỗ để chứa đựng những tình cảm về quê hương, đất nước mà thay vào đó, là những đam mê, cám dỗ. Có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm với dân tộc. Hệ quả đó là sự tụt lùi, suy thoái hay diệt vong chăng…. Hãy thức tỉnh đi những người trẻ tuổi, hãy để lòng tự hào dân tộc chiếm trọn lấy con tim, hãy để tình yêu quê hương, đất nước dập tắt những ngọn lửa dục vọng, đam mê. Hãy xây dựng và bảo vệ đất nước này, một đất nước đã chứa đầy xương, đầy máu của ông cha ta, đã chất đầy mồ hôi, nước mắt của dân tộc ta, một đất nước mà ta là một phần trong đó.
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-9 câu) kể về lời dạy bảo ân cần của người bà, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. Hãy gạch chân dưới những câu văn có yếu tố nghị luận. (Yêu cầu ở ảnh)
Làm ơn giúp mik với ạ, tối mik phải nộp rùi, cảm ơn mn nhiều
Em tham khảo:
Đối với tôi, bà là một trong những người có tầm quan trọng và ảnh hưởng tích cực đến cuộc đời tôi. Bà không chỉ dành cho tôi biết bao tình yêu thương mà còn dạy bảo cho tôi biết bao những bài học làm người tốt đẹp làm tôi nhớ mãi. Tôi vẫn luôn nhớ bài học về lòng kiên trì mà bà dạy cho tôi. Để có thể thành công, con người buộc phải kiên trì và nỗ lực bền bỉ. Bà bảo rằng, không một ai trên đời này có thể thành công sau ngày một ngày hai mà đó phải là quá trình cố gắng lâu dài, không được từ bỏ và ngừng nghỉ. Chắc chắn sẽ có những lúc khó khăn đến nhường nào nhưng ta cần học cách vượt qua được chính thử thách đó hay cũng chính là vượt qua giới hạn của bản thân. Em vẫn mãi mãi khắc ghi bài học đó bà dạy em để có thể luôn luôn thành công và đạt được nhiều thành tựu trên con đường của chính mình.
Câu chứa yếu tố NL: In đậm nghiêng
Viết một đoạn văn nghị luận về lời cảm ơn.
Trên đường đời sẽ có những lúc bạn gặp những khó khăn không thể tự mình giải quyết được. Lúc này đây gia đình, bạn thân, thậm chí cả nhũng người bạn chưa từng biết đến lại sẵn sàng đưa tay giúp đỡ. Một lời cám ơn tuy không thể đền đáp hết những công ơn họ dành cho bạn, nhưng ít nhất nó cũng bày tỏ lòng biết ơn của bạn đối với họ.Cám ơn là một nét văn hóa đẹp trong xã hội hiện nay. Người có văn hóa cám ơn là người sống có tình có nghĩa, có trước có sau. Cảm ơn chính là một cách bày tỏ sự cảm kích với sự giúp đỡ của một người nào đó dành cho mình. Người được nhận lời cảm ơn cũng cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn vì thấy việc mình đã làm trở nên ý nghĩa với người kia, dù đó chỉ là những việc rất nhỏ nhặt trong cuộc sống như dắt cụ già qua đường, nhường ghế ngồi trên xe bus, … Nhờ thế, bạn sẽ dễ dàng gây được hiện cảm cho người giúp đỡ, và sau nay khi gặp khó khăn, họ hoàn toàn sẵn lòng giơ cách tay ra để hỗ trợ bạn. Cảm ơn là biểu hiện của một người ứng xử có văn hóa. Một người biết nói lời cảm ơn chính là biểu hiện của một nếp sống văn minh, lịch thiệp.
Viết bài văn nghị luận tư tưởng ngắn về suy nghĩ của em đối với câu nói của M.Go-rơ-ki:"hãy yêu sách,nó là nguồn kiến thức,chỉ có kiến thức mới là con đường sống." Yêu cầu:mở bài,thân bài,kết bài đầy đủ:))cho tui xin câu trả lời ngay hôm nay nhé,cảm ơn.
Viết đoạn văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của em về lời cảm ơn trong cuộc sống . Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ , gạch chân dưới thành phần khởi ngữ đó ( mik cần gấp ạ)
Viết các đoạn văn ngắn để triển khai ý các luận điểm sau
- Trong giao tiếp phải biết nói lời cảm ơn
- Biết nói lời cảm ơn là biểu hiện của người có văn hoá
Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua cho họ một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói raTóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi lời cảm ơn được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
Trước đây, trong quan hệ xã hội mọi người cảm ơn nhau là chuyện rất bình thường. Khi ai đó làm điều gì tốt với bạn hoặc giúp bạn một điều gì đó bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, sếp – nhân viên,..Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị trí của họ hay ảnh hưởng đến điều gì đó bởi nó quá tầm thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi “khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn mong nhận được điều gì từ đó”, phải chăng là một món quà, hoặc họ sẽ trả công bằng tiền bạc, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ được nghĩ đến sau hai từ “cảm ơn”. Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Bạn đã từng nói cảm ơn bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này chưa? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn mày vì nhờ có bà mà chiếc ví của bạn đã không bị mất khi bạn vô tình để quên ngoài quán nước?
Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua cho họ một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói ra
Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên có lẽ hiện nay do cuộc sống quá vội vàng, gấp gáp, cuộc sống của những công nghệ thông tin, nhiều người dường như đã dần quên mất nét đẹp văn hóa cảm ơn. Họ sống vội, nghĩ vội và đương nhiên lời cảm ơn ai đó cũng không kịp nói. Lời cảm ơn ngày càng giảm trong giao tiếp hàng ngày. Đây là một hiện thực đáng buồn của xã hội, nhất là ở giới trẻ ngày nay. Khi được người khác giúp đỡ, họ lại quên mất đi lời nói cảm ơn, họ coi đây như là điều đương nhiên và việc cảm ơn cũng chẳng có ý nghĩa gì, nó là thứ sáo rỗng, có những thứ khác tốt hơn nhiều như tiền chẳng hạn, nếu bạn được người khác giúp thì bạn chỉ cần đưa tiền cho họ là được. Với nhận thức như thế, nên ngày nay, nhiều bạn trẻ đã không còn sử dụng lời nói cảm ơn nữa. Nó dần đi vào quá khứ – và các bạn lấy lý do rằng thời đại phát triển rồi mà. Dần dần cứ như thế chúng ta đang từ từ đánh mất đi nét đẹp văn hóa mà ông cha ta đã giữ gìn ngàn đời nay. Sao các bạn không thử đặt câu hỏi ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, hay các nước châu Âu họ không phát triển nhanh hơn mình sao nhưng họ lại rất coi trọng văn hóa cảm ơn. Đơn cử như ở Nhật, từ “cảm ơn” được sử dụng vô cùng phổ biến và dường như nó đã trở thành thói quen trong giao tiếp của mỗi người. Ví dụ như, khi chúng ta đi ăn ở một nhà hàng của Nhật thì khi đi vào họ sẽ nói “ Hoan nghênh quý khách” và khi chúng ta ra về họ sẽ nói “ Cảm ơn quý khách”. Nói tóm lại thì trong văn hóa giao tiếp của người Nhật không thể thiếu được câu “Cảm ơn”. Hay các nước phương Tây như Mỹ, Anh,… họ cũng rất coi trọng văn hóa cảm ơn, mỗi khi mình nhận được sự giúp đỡ của người khác thì điều trước tiên là phải cảm ơn. Như vậy, trong mọi nền văn hóa, không chỉ Nhật Bản hay các nước châu Âu người ta đều coi trọng câu “Cảm ơn” như một yêu cầu cơ bản trong mối quan hệ giao tiếp giữa người với người. Từ “Cảm ơn” là biểu hiện của phép lịch sự, thể hiện một con người có lối sống văn minh, biết quan tâm, yêu thương, sẽ chia đúng cách. Nói cách khác, việc người Nhật nói “ Cảm ơn” không phải là điều gì kì lạ hay quá đỗi khác thường mà nó vô cùng bình thường, chỉ có những người không nói cảm ơn mới là khác thường. Vì vậy, với những người không biết tôn trọng hai tiếng cảm ơn,không biết nói hai tiếng cảm ơn thì chúng ta cũng cần có sự góp ý, phê phán đúng cách với hành động chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi của họ. Khi được người khác giúp đỡ thì họ lại dửng dưng, coi như không có chuyện gì xảy ra, khiến cho người giúp cũng thấy khó chịu. Đó là biểu hiện của một con người sống ích kỉ, thiếu văn minh. Lâu dần sẽ không còn ai muốn giúp đỡ họ nữa.Vì vậy, để có thể gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa này thì mỗi chúng ta cần phải thường xuyên trau dồi bản thân mình rèn luyện cách ứng xử với những người xung quanh một cách đúng mực nhất. Để văn hóa cảm ơn trở thành nét đẹp văn hóa đáng được trân quý, để nó luôn sống mãi trong cuộc sống của chúng ta và không chỉ chúng ta mà cả thế hệ mai sau nữa. Ông cha ta có câu “ Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu nói của cha ông luôn nhắc nhở chúng ta cách đối nhân xử thế. Mỗi người trong chúng ta chỉ cần biết kiềm chế bớt cái tôi của chính mình, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ thì cuộc sống này, cuộc đời này sẽ tươi đẹp và rạng rỡ hơn rất nhiều. Hãy nói lời Cảm ơn” đúng lúc!
Viết bài văn nghị luận khoảng 200 chữ về giá trị của lời nói trong cuộc sống.