Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua cho họ một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói raTóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
Từ lâu, văn hóa ứng xử đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi lời cảm ơn được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.
Trước đây, trong quan hệ xã hội mọi người cảm ơn nhau là chuyện rất bình thường. Khi ai đó làm điều gì tốt với bạn hoặc giúp bạn một điều gì đó bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, sếp – nhân viên,..Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị trí của họ hay ảnh hưởng đến điều gì đó bởi nó quá tầm thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi “khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn mong nhận được điều gì từ đó”, phải chăng là một món quà, hoặc họ sẽ trả công bằng tiền bạc, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ được nghĩ đến sau hai từ “cảm ơn”. Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Bạn đã từng nói cảm ơn bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này chưa? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn mày vì nhờ có bà mà chiếc ví của bạn đã không bị mất khi bạn vô tình để quên ngoài quán nước?
Trong cuộc sống, để nói “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta. Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu cảm ơn từ một cụ già mà bạn chỉ cần mua cho họ một thanh kẹo cao su, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói ra
Tóm lại, nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Nhưng phải nhớ rằng, lời nói luôn phải thống nhất với hành động cụ thể, phải xuất phát từ tận đáy lòng chân thành, tránh lối nói sáo rỗng, khẩu hiệu. Mỗi người chúng ta càng không nên dè sẻn lời cảm ơn mà ngược lại, hãy nói “cảm ơn” khi cần thiết. Nếu chúng ta biết cảm ơn những người xung quanh thì những mối quan hệ đó sẽ tốt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên có lẽ hiện nay do cuộc sống quá vội vàng, gấp gáp, cuộc sống của những công nghệ thông tin, nhiều người dường như đã dần quên mất nét đẹp văn hóa cảm ơn. Họ sống vội, nghĩ vội và đương nhiên lời cảm ơn ai đó cũng không kịp nói. Lời cảm ơn ngày càng giảm trong giao tiếp hàng ngày. Đây là một hiện thực đáng buồn của xã hội, nhất là ở giới trẻ ngày nay. Khi được người khác giúp đỡ, họ lại quên mất đi lời nói cảm ơn, họ coi đây như là điều đương nhiên và việc cảm ơn cũng chẳng có ý nghĩa gì, nó là thứ sáo rỗng, có những thứ khác tốt hơn nhiều như tiền chẳng hạn, nếu bạn được người khác giúp thì bạn chỉ cần đưa tiền cho họ là được. Với nhận thức như thế, nên ngày nay, nhiều bạn trẻ đã không còn sử dụng lời nói cảm ơn nữa. Nó dần đi vào quá khứ – và các bạn lấy lý do rằng thời đại phát triển rồi mà. Dần dần cứ như thế chúng ta đang từ từ đánh mất đi nét đẹp văn hóa mà ông cha ta đã giữ gìn ngàn đời nay. Sao các bạn không thử đặt câu hỏi ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, hay các nước châu Âu họ không phát triển nhanh hơn mình sao nhưng họ lại rất coi trọng văn hóa cảm ơn. Đơn cử như ở Nhật, từ “cảm ơn” được sử dụng vô cùng phổ biến và dường như nó đã trở thành thói quen trong giao tiếp của mỗi người. Ví dụ như, khi chúng ta đi ăn ở một nhà hàng của Nhật thì khi đi vào họ sẽ nói “ Hoan nghênh quý khách” và khi chúng ta ra về họ sẽ nói “ Cảm ơn quý khách”. Nói tóm lại thì trong văn hóa giao tiếp của người Nhật không thể thiếu được câu “Cảm ơn”. Hay các nước phương Tây như Mỹ, Anh,… họ cũng rất coi trọng văn hóa cảm ơn, mỗi khi mình nhận được sự giúp đỡ của người khác thì điều trước tiên là phải cảm ơn. Như vậy, trong mọi nền văn hóa, không chỉ Nhật Bản hay các nước châu Âu người ta đều coi trọng câu “Cảm ơn” như một yêu cầu cơ bản trong mối quan hệ giao tiếp giữa người với người. Từ “Cảm ơn” là biểu hiện của phép lịch sự, thể hiện một con người có lối sống văn minh, biết quan tâm, yêu thương, sẽ chia đúng cách. Nói cách khác, việc người Nhật nói “ Cảm ơn” không phải là điều gì kì lạ hay quá đỗi khác thường mà nó vô cùng bình thường, chỉ có những người không nói cảm ơn mới là khác thường. Vì vậy, với những người không biết tôn trọng hai tiếng cảm ơn,không biết nói hai tiếng cảm ơn thì chúng ta cũng cần có sự góp ý, phê phán đúng cách với hành động chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi của họ. Khi được người khác giúp đỡ thì họ lại dửng dưng, coi như không có chuyện gì xảy ra, khiến cho người giúp cũng thấy khó chịu. Đó là biểu hiện của một con người sống ích kỉ, thiếu văn minh. Lâu dần sẽ không còn ai muốn giúp đỡ họ nữa.Vì vậy, để có thể gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa này thì mỗi chúng ta cần phải thường xuyên trau dồi bản thân mình rèn luyện cách ứng xử với những người xung quanh một cách đúng mực nhất. Để văn hóa cảm ơn trở thành nét đẹp văn hóa đáng được trân quý, để nó luôn sống mãi trong cuộc sống của chúng ta và không chỉ chúng ta mà cả thế hệ mai sau nữa. Ông cha ta có câu “ Lời nói chẳng mất tiền mua – Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu nói của cha ông luôn nhắc nhở chúng ta cách đối nhân xử thế. Mỗi người trong chúng ta chỉ cần biết kiềm chế bớt cái tôi của chính mình, biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ thì cuộc sống này, cuộc đời này sẽ tươi đẹp và rạng rỡ hơn rất nhiều. Hãy nói lời Cảm ơn” đúng lúc!