Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn máu ở người ? Trình bày những biện pháp phòng tránh những tác nhân có hại cho tim mạch ?
Cấu tạo các bộ phận tiêu hóa ? Trình bày quá trình tiêu hóa ở khoang miệng ,dạ dày và biện pháp phòng chống tác nhân có hại cho hệ tiêu hóa.
Bạn tham khảo :
Cấu tạo :
+ Các cơ quan trong ống tiêu hoá :
→ Khoang miệng, họng, thực quản. dạ dày, tá tràng, ruột non ruột già, ruột thừa, ruột thẳng, hậu môn.
+ Các tuyến tiêu hoá :
→ Tuyến nước bọt, tuyến vi, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột
Qúa trình tiêu hóa ở khoang miệng :
++ Biến đổi lí học :
→ Thức ăn khi được đưa vào khoang miệng sẽ được nghiền nát, xé nhỏ, đảo trộn thấm đều nước bọt
+ Biến đổi hóa học :
→ 1 phần tinh bột chín được Enzim Amilaza trong nước bọt biến đổi thành Đường Mantôzơ
Qúa trình tiêu hóa ở dạ dày :
+ Biến đổi hóa học :
→ Loại thức ăn protein được phân cắt thành một phần thành các chuỗi ngắn gồm 3−10 axit amin.
++ Biến đổi lí học :
→ Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn
Biện pháp :
− Ăn chậm, nhai kĩ : giúp thức ăn được nghiền nhỏ hơn, dễ thấm dịch tiêu hóa hơn
− Ăn đúng giờ, đúng bữa thì : sự tiết dịch tiêu hóa sẽ thuận lợi hơn, số lượng và chất lượng dịch tiêu hóa cao hơn
− Ăn thức ăn hợp khẩu vị cũng như ăn trong bầu không khí vui vẻ : đều giúp sự tiết dịch tiêu hóa tốt hơn
− Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi : giúp cho hoạt động tiết dịch tiêu hóa cũng như hoạt động co bóp của dạ dày và ruột được tập trung hơn
1)Trình bày cấu tạo của hệ bài tiết nc tiểu?Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết và cách phòng tránh? 2)Tại sao ko nên trang điểm = cách lạm dụng kem ,phấn,nhổ lông mày ,dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng? 3)tại sao dây thần kinh tủy là dây pha? Giúp mik vs
1,
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
- Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận ; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.
- Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận (thực chất là một búi mao mạch máu), nang cầu thận (thực chất là một cái túi gồm 2 lớp bao quanh cầu thận), ống thận.
2, * Các tác nhân gây hại:
+ Vi khuẩn: - gây viêm tai mũi họng
- gây viêm đường tiết niệm
+ Thiếu Oxi
+ Các độc tố (Hg, Axen, Mật cá trắm,...)
+ Sỏi (muối kết tinh)
* Cách phòng tránh:
- Thường xuyên dữ vệ sinh cho cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu: Để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm các cơ quan bên ngoài (tai, mũi, họng) sau đó gián tiếp gây viêm cầu thận, ống thận, ống dẫn nước tiểu, ...
- Khẩu phần ăn uống hợp lí (ko quá mặn, chua, có nhiều chất tạo sỏi): Tránh để thận làm việc quá nhiều, tránh các chất tạo sỏi , tạo ĐK cho quá trình bài tiết nước tiểu diễn ra theo chiều hướng có lợi cho cơ thể
- Ko ăn thức ăn ôi thiu: Hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu nói riêng, cho toàn cơ thể nói chung
- Uống đủ nước: Tạo ĐK thuận lợi cho quá trình lọc máu diễn ra liên tục, bình thường.
- Đi tiểu ngay khi buồn tiểu (ko nên nhịn tiểu): Tạo ĐK thuận lợi cho quá trình tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục, hạn chế khả năng tạo sỏi ở bóng đái
3, Vì:
- lạm dụng kem phấn để trang điểm thì kem phấn sẽ bịt kín lỗ chân lông và lỗ tiết chất nhờn làm cho da ko thể bài tiết đc, có thể gây hại đến da như: Viêm da, lở loét da,...
- lông mày ngoài chức năng làm đẹp còn có tác dụng ngăn ko cho mồ hôi và nước chảy xuống mắt, ngoài ra nhổ bỏ lông mày có thể gây tổn thương đến da, Tạo ĐK cho các vi khuẩn gây hại cho da
4, Vì:
Dây TK tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước (rễ sau là rễ cảm giác và rễ trước là rễ vận động)
Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn?
- Học sinh quan sát, tìm hiểu thông tin từ gia đình để đưa ra câu trả lời.
- Câu trả lời tham khảo:
Đã thực hiện được | Chưa thực hiện được |
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đủ chất. - Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,… - Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tiêu diệt các vật trung gian truyền bệnh. - Tạo cuộc sống vui vẻ, giảm căng thẳng. | - Khám sức khỏe định kì. - Rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức. - Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều muối, đường, dầu mỡ. |
1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?
2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?
3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?
4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương?
5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?
6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì?
7. Trình bày sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?
8. Trình bày cấu tạo và chức năng của tim người?
9. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi?
10. Trình bày sự trao đổi khí ớ phổi và ở tế bào? Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào? Ý nghỉa của hô hấp?
11. Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng? Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa ?
12. Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?
============= Giúp hộ em các bác ơi . Mấy câu cũng đc ko cần giải hết.
Những khẳng định về hệ tuần hoàn ở động vật sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
A. Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
B. Ở động vật có hệ tuần hoàn kép, áp lực máu động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.
C. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.
D. Vận động viên thể thao có nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi thấp hơn người cùng độ tuổi, giới tính nhưng không luyện tập thể dục thể thao.
A. Sai. Hệ tuần hoàn cấu tạo gồm: tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn (máu). Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, hệ mạch chỉ gồm động mạch, tĩnh mạch; còn ở động vật có hệ tuần hoàn kín, hệ mạch mới gồm đầy đủ động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
B. Đúng. Trong một chu kì hoạt động của tim, lượng máu đi vào động mạch chủ và động mạch phổi là như nhau nhưng lực co của tâm thất trái lớn hơn lực co của tâm thất phải nên áp lực máu ở động mạch chủ cao hơn động mạch phổi.
C. Đúng. Tim hoạt động tự động do nút xoang nhĩ có khả năng tự động phát xung.
D. Đúng. Cơ tim của vận động viên thể thao khỏe hơn nên thể tích tâm thu tăng, nhờ đó, ở vận động viên thể thao, mặc dù nhịp tim giảm nhưng vẫn đảm bảo được lượng máu cung cấp cho các cơ quan.
hãy chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch máu ? nêu các tác nhân gây hại cho hệ tim mạch ? theo em cần có biện pháp j để rèn luyện bảo vệ tim mạch ?
❄Sự khác biệt giữa 3 loại mạch máu phù hợp với các chức năng khác nhau:
+ Động mạch: Cấu tạo gồm 3 lớp (lớp áo ngoài, áo trong và áo giữa), có chức năng vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể. → Vận chuyển với áp lực cao, vận tốc lớn.
+ Mao mạch: Cấu tạo chỉ gồm 1 lớp duy nhất (lớp nội mô), nhỏ, phân nhánh nhiều → Tạo điều kiện để thực hiện quá trình trao đổi chất giữa máu và các mô xung quanh.
+ Tĩnh mạch: Cấu tạo gồm 3 lớp (lớp áo ngoài, áo trong và áo giữa), có các van một chiều → Có chức năng dẫn máu từ các cơ quan trở về tim.
❄
Các tác nhân gây hại cho tim mạch: Có nhiều tác nhân bên ngoài và trong có hại cho tim mạch:
+ Khuyết tật tim, phổi xơ, sốc mạnh, mất máu nhiều, sốt cao, chất kích thích mạnh, thức ăn nhiều mở động vật.
+ Do luyện tập thể thao quá sức, một số vi rut, vi khuẩn
❄Biện pháp bảo vệ và rèn luyện tim mạch:
+ Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, không sử dụng các chất kích thích, tạo cuộc sống tinh thần thoải mái, vui vẽ.
+ Cần kiểm tra sức khỏe định kì, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch như mở đổng vật...
- Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch: Lựa chọn cho mình 1 hình thức rèn luyện cho phù hợp.
Nêu các biện pháp bảo vệ cơ thể tránh các tác nhân có hại cho tim mạch.
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
- Không sử dụng các chất kích thích có hại.
- Cần phải liên tục kiểm tra tim mạch, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật.
Câu 1: Hãy nêu các biện pháp vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó ?
Câu 2: Nêu các bênh ngoài da thường gặp, biểu hiện và cách phòng tránh ?
Câu 3: Trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh ?
Câu 4: Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Câu 5: nghiên cứu bảng kết quả thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tủy sống và các rễ tủy
Câu 6: Trình bày vị trí, chức năng của Trụ não, tiểu não và não trung gian? Câu 7: Trình bày cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và chức năng của Đại não?
Câu 8: Sự phân vùng chức năng của đại não ?
Đề ra các biện pháp bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại.
Các biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim mạch:
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn:
+ Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch.
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêroin, rượu, doping, ...
+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt dộng và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.
+ Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp theo lời khuyên của bác sĩ
- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hấu, ... và điều trị kịp thời các chứng bệnh khác như cúm, thấp khớp...
- Hạn chế ăn các thức ãn có hại cho tim mạch như mỡ động vật...
Tham khảo
Chế độ ăn hợp lýNên tập thể dục thường xuyên:Không hút thuốc lá, thuốc lào.Duy trì cân nặng hợp lýKhám sức khỏe định kỳHạn chế uống rượu, bia.
tk
Chế độ ăn hợp lý Nên tập thể dục thường xuyên: Không hút thuốc lá, thuốc lào. Duy trì cân nặng hợp lý Khám sức khỏe định kỳ Hạn chế uống rượu, bia.