Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trần Ánh Vinh 6/12
Xem chi tiết
Thuy Bui
19 tháng 11 2021 lúc 7:41

tham khảo

 

 Cậu cai nón dấu lông gà,
                              Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
                                Ba năm được một chuyến sai,
                           Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

Bài ca dao trên là một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình ảnh một cậu cai có cái danh không xứng với thực. Đường đường là một “viên chức nhà nước” đội mũ lông ga tay đeo nhẫn quý, vô cùng oai phong. Thế mà, lại ở nhà ngồi không đến ba năm mới được một lần ra nhiệm vụ. Đã vậy, lại chẳng có một món đồ gì, cái áo thì phải đi mượn, còn cái quần thì phải đi vay. Chẳng ra thể thống gì. Bài thơ đã khắc họa thành công chân dung một cậu cai kệch cỡm, thích phô trương, làm ra vẻ để lòe thiên hạ, chứ thực ra chẳng có tí tài năng hay của cải gì. Tiếc thay, chẳng ai bị cậu ta qua mặt cả. Với giọng điệu hóm hỉnh, lối kể thú vị, bài ca dao không chỉ phê phán một thói xấu trong xã hội, mà còn đem đến tiếng cười thư giãn cho người đọc.

châu giang luu
19 tháng 11 2021 lúc 7:42

Tham khảo:

 Cậu cai nón dấu lông gà,
                              Ngón tay đeo nhẫn gọi là cậu cai.
                                Ba năm được một chuyến sai,
                           Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

Bài ca dao trên là một bức tranh châm biếm, biếm họa thú vị về một cậu cai, thường được dân gian rủ tai nhau giải trí sau những buổi làm đồng. Bài thơ khắc họa hình

22_TOM _Trần Phan Nhật T...
Xem chi tiết
Vũ Quang Huy
3 tháng 1 2022 lúc 11:19

Bn cs thể tra mạng 

Phượng Phạm
Xem chi tiết
卡拉多克
14 tháng 12 2023 lúc 20:07

Bài ca dao ấy là lời nhắn nhủ tới những người làm con về công lao trời biển của cha mẹ. Tình cha, nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trừu tượng, chỉ có thể cảm nhận được chứ không thể nhìn thấy hay sờ nắn được. Vì vậy, để người đọc có thể dễ hiểu và tưởng tượng hơn, tác giả dân gian đã so sánh công cha, nghĩa mẹ với các sự vật cụ thể. Đó là núi, là biển - hai sự vật mang tính biểu tượng cho sự to lớn, vĩ đại, vững chãi và bất tận của tình yêu cha mẹ. Cha mẹ lúc nào cũng yêu thương, che chở, bảo vệ cho con của mình. Họ là ngọn núi lớn, là biển rộng mênh mông, không gì có thể vượt qua họ để tổn hại đến đứa con bé bỏng phía sau. Sự vĩ đại của cha và mẹ được khắc họa trong bài thơ ấy, chính là lời nhắn nhủ đến chúng ta, phải sống sao cho xứng đáng với những tình cảm, hi sinh mà cha mẹ dành cho mình. Bài học về đạo làm con ấy, em mãi luôn mang theo trong long mình.

Tuấn Anh Chu
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Anh
2 tháng 1 2022 lúc 19:15

B

ღтяà муღ
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
23 tháng 12 2021 lúc 14:16

Chọn A

Nguyễn Thị Minh Thu
23 tháng 12 2021 lúc 14:18

Chọn A

Kiều An Ngô
Xem chi tiết
lê thị trà my
Xem chi tiết
Phạm Minh Hải Băng
24 tháng 11 2021 lúc 21:38

                             Bây giờ ai đã quên chưa ?

                    Màu hoa phượng nở khi hè vừa sang

                             Bâng khuâng dưới ánh trăng vàng

                    Tặng nhau cánh phượng ai mang đi rồi 

                              Ngày xưa chỉ có vậy thôi 

                     Có ai biết đc để rồi cách xa

                              Mùa hè từng mùa qua

                      Tiếc hoài cái tuổi ngọc ngà chẳng quên

                              Nỗi buồn ko thể đặt tên

                      Nhẹ nhàng nhưng lại mênh mông trong lòng

                              Ai còn nhớ kỉ niệm ko ?

                      Ngày xưa , một cánh phượng hồng đã chao .

k cho mik nha!

Khách vãng lai đã xóa
lê thị trà my
25 tháng 11 2021 lúc 22:05

các bạn có thể yuwj nghĩ ra giúp mình đc ko

Khách vãng lai đã xóa
gấu hài hước
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
15 tháng 11 2021 lúc 10:24

Tham khảo!

 

Lá vàng, đỏ rụng vào thu

Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành.

Mùa xuân lá mọc màu xanh

Đàn chim bảo vệ lá lành của cây.

Màu xanh trải tận chân mây

Cô mưa ru lá ngủ say trên cành.

Bé lá ngủ dậy vai vươn

Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao.

Mùa hè bé lá gọi sao

Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.

NGUYỄN HOÀNG KIM HÂN
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
3 tháng 12 2021 lúc 7:33

Tham khảo!

 

“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”

Đến với bài ca dao trên, người đọc cảm thấy ấn tượng về mảnh đất xứ Lạng. Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tư từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” nhưng lại giống như một lời gợi mở. Tưởng rằng con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế lại “cách một trái núi với ba quãng đồng” cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Từ đó, chúng ta thấy được hết sự hùng vĩ, rộng lớn của mảnh đất xứ Lạng. Những địa danh như núi thành Lạng, những sông Tam Cờ đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Khi đọc bài ca dao này, chúng ta càng yêu thêm khung cảnh của mảnh đất xứ Lạng.

Tham khảo:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.

Nguyễn Khánh Huyền
3 tháng 12 2021 lúc 7:34

Tham khảo:

 

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

 

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Bài ca dao này đã làm xúc động lòng người bởi đã gợi nên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những người con thân yêu của mình. Tác giả dân gian nhắc đến “công cha”, “nghĩa mẹ”, đó là công sinh thành, dưỡng dục; đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Hình ảnh người cha thì rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như cột trụ trong gia đình. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn. Bởi vậy, nghĩ đến công ơn cha mẹ, bài ca dao thiết tha nhắn nhủ những người con “ghi lòng con ơi!” những công ơn trời bể ấy. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha cho mẹ.