bạn Minh dùng 30.000đ để mua bút có hai loại bút bút bi xanh và bút bi đen bút bi xanh có giá 2.500₫ một chiếc bút bi đen có giá 3.500₫ một chiếc bạn My sẽ mua nhiều nhất bao nhiêu chiếc bút Nếu
A bạn Minh chỉ mua mỗi loại một bút xanh
B minh chỉ mua mỗi loại bút đen
a) Bạn Minh mua được nhiều nhất số bút bi xanh là:
30 000 : 2 500 = 12 (chiếc)
b) Bạn Minh mua được nhiều nhất số bút bi đen là:
30 000 : 3 500 = 8 (chiếc) dư 2 000 đồng
Đáp số: a) 12 chiếc
b) 8 chiếc
Câu 1: Em hãy đặt một câu có sử dụng thán từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về tình yêu thương của bố dành cho En-ri-cô.
Câu 2: Viết một bài văn ngắn thuyết minh về một đồ dùng học tập (vd: chiếc bút bi, bút máy, thước, cặp,…).
Nêu cảm nhận của bạn về ý nghĩa nhan đề bài tùy bút. Cách đặt nhan đề của tác giả có gì đáng chú ý?
- Cách đặt nhan đề rất độc đáo, vừa là câu hỏi tu từ, vừa là câu khẳng định. Nhan đề bài tùy bút có thể có những ý nghĩa:
+ Thể hiện trạng thái cảm xúc của tác giả trước con sông.
+ Khơi gợi sự hình dung, tưởng tượng, liên tưởng ở người đọc.
+ Kích thích sự tìm hiểu, khám phá về con sông.
- Câu hỏi tu từ hướng đến vấn đề “ai đã đặt tên” cho nó. Nghĩa là tên của sông Hương hàm chứa nhiều điều lí thú cần tìm hiểu, cũng như những điều bí ẩn cần khám phá của chính con sông.
ba lớp 6a,6b,6c chia nhau 1 số bút bi đựng trong 6 hộp,hộp 1 đựng 31 chiếc , hộp 2 đựng 20 chiếc ,hộp 3 đựng 19 chiếc , hộp 6 đựng 15 chiếc.Hai lớp 6a và 6b đã nhận dc 5 hộp và số bút bi mà lớp 6a nhận dc gấp 2 lần số bút bi mà lớp 6b nhận dc . Hỏi lớp 6c nhận dc bao nhiêu bút bi ?
Ta có sơ đồ:
6A: |-----|-----|
6B: |-----|
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 2 = 3 phần
Tồ̉ng số cây 5 hộp đó phải chia hết cho 3.
31 + 19 + 18 + 16 + 15 = 99 chia hết cho 3
Số bút 6B nhận được là:
99 : 3 = 33 cây
Số bút 6A nhận được là:
99 - 33 = 66 cây
Đáp số: 6A: 66 cây
6B: 33 cây
Một tỉnh nhận được 286 thùng đồ dùng học tập , mỗi thùng có 2500 quyển vở và 500 chiếc bút bi . Tỉnh chia đều cho 143 trường vùng khó khăn . Hỏi mỗi trường chia bao nhiêu quyển vở và bao nhiêu chiếc bút bi ?
các bạn giải đầy đủ các bước giúp mình nha ^-^
Số quyển vở mỗi trường được chia là:
(286x2500):143=5000 (quyển vở)
Số bút bi mỗi trường được chia là:
(286x500):143=1000 (chiếc)
NHỚ TÍCH ĐÚNG CHO MÌNH NHA!!!
Một hiệu sách có 5 hộp bút bi và bút chì. Mỗi hộp chỉ đựng một loại bút. Hộp 1: 78 chiếc; hộp 2: 80 chiếc; hộp 3: 82 chiếc; hộp 4:114 chiếc; hộp 5:128 chiếc. Sau khi bán một hộp bút chì thì số bút bi còn lại gấp 4 lần số bút chì còn lại. Hãy cho biết lúc đầu hộp nào đựng bút bi, hộp nào đựng bút chì???
Bạn nào giúp mình vs . Ai giúp mình đúng và nhanh mình xẽ tick đúng cho
HỘP đựng bút bi là hộp:3,4,5
Hộp đựng bút chì là:1,2
Chắc chắn 100%
tích cho mk nhé
tổng số bút bi và bút chì là: 78+80+82+114+128=482(chiếc)
sau khi bán một hộp bút chì, tổng số phần cả bút bi và chì còn lại là:
1+4=5(phần)
⇒số bút còn lại chia hết cho 5
⇒ta thấy chỉ có: 482-82⋮⋮5(=400)
⇒hộp bút chì bị bán là hộp 3.hộp bút chì còn lại là:
400.\(\frac{1}{4}\)=80=hộp 2
vậy hộp bút chì là hộp 2, hộp 3
hộp bút bi là hộp 1, hộp 4, hộp 5
Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa truyện cây bút thần .
Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.
Mã Lương – tên cậu bé đó – thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình- say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài nãng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc…, cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng… Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tầm hồn bạn đọc.
Mã Lương tưởng như có thể sống bình vên với cây bút thần, với dân làng. Nhưng cái ác còn lộng hành trong cuộc sống đã không chấp nhận việc làm của Mã Lương. Đại diện cho cái ác là tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Với thái độ căm ghét sâu sắc, Mã Lương đã vung cây bút thần lên, như một tráng sĩ vung lưỡi gươm công lí lên quét sạch mọi rác rưởi trong xã hội, lập lại công băng và công lí, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
Trong cuộc đấu tranh chống cái ác, tác giả dân gian đã đặt Mã Lương vào những tình huống thử thách từ thấp đến cao, càng ngày càng khó khăn phức tạp. Và kì lạ thay, trong những tình huống cam go nhất, phẩm chất của Mã Lương được khẳng định: Từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của tên vua (vua bảo vẽ rồng, cậu vẽ cóc ghẻ; vua bảo vẽ phượng, cậu vẽ gà trụi lông…); từ chỗ trừng trị tên địa chủ để thoát thân (hắn đuổi theo Mã Lương để bắt giết cậu, cướp bút thần), đến chỗ chủ động diệt kẻ ác để trừ hoạ cho mọi người (vẽ sóng biển để nhấn chìm vua và triều thần độc ác.
Cuộc đấu tranh giữa Mã Lương với cái ác là cuộc đấu tranh không cân sức: Mã Lương đơn độc mọt mình, còn kẻ ác có trong tay lực lượng hùng mạnh, lại có quyền thế. Vì thế, muốn tiêu diệt chúng, chỉ có lòng khẳng khái, dũng cảm với cây bút thần không thôi thì chưa đủ, cần phải có thêm sự mưu trí và thông minh. Phẩm chất này của Mã Lương bộc lộ rất rõ trong cuộc đọ sức giữa cậu với tên vua độc ác.
Khi tên vua thả Mã Lương ra, hứa ban thưởng vàng bạc và gả công chúa cho. Mã Lương đã vờ đồng ýề Điều này khiến tên vua và bọn triều thần chủ quan mất hết cảnh giác.
Khi tên vua bảo Mã Lương vẽ biển, cậu đã vẽ một cái biển thật đẹp rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt như mặt gương soi, rồi bao nliieu là cá, đủ các màu sắc uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Điều này khiến tên vua vô cùng thích thú.
Rồi Mã Lương lại cho đàn cá bơi xa dần, xa dần, đế' nhử tên vua ra giữa biển khơi. Khi vua đòi thuyền, Mã Lương vẽ một cái thuyền lớn để có thế’ chở hết cả bọn hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, các quan đại thần gian tham.
Cuối cùng, cậu dùng gió to, sóng lớn để chôn vùi chúng giữa biển khơi.
Tác giả dân gian đã có dụng ý đắc biệt khi kể lại rất tỉ mỉ việc Mã Lương dùng mưu kế để tiêu diệt tên vua cùng triều thần tham lam, độc ác. Việc Mã Lương thẳng tay trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác thế hiện quan niệm của nhân dân về cóng lí xã hội. Mặt khác, cũng qua hành động này, tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng chỉ thực sự có giá trị khi nó được đem ra để phục vụ nhân dân, phục Vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; đồng thời cũng khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.
Sự kì diệu của cây bút thần khiến ta liên tưỏng đến sự kĩ diệu của cây bút của hoạ sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng (tác phẩm của nhà văn Mĩ Ô Hen-ri) đã tạo ra kiệt tác bất hủ, cứu sống được một con rigười đã ở ngưỡng cửa của tử thần.
Cầy bút thần không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng, mà còn là một truyện cổ tích rất đặc sắc về mặt nghệ thuật. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo và phong phú của nhân dân. Với một loạt các tình tiết lý thú, gợi cảm đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó, truyện đã thể hiện ước mơ của con người và giúp họ thực hiện ước mơ đó.
Truyện cổ tích Cây bút thần là mơ ước về niềm tin của con người, về chính con người. Đó là mơ ước và niềm tin về sức mạnh kì diệu của con người. Ước mơ và niềm tin ấy đã giúp cho con người không ngừng sáng tạo và vươn lên.
Năm tháng qua đi, con người không cần nhờ tới cây bút thần để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng giấc mơ đẹp ấy thì vẫn còn mãi đến muôn đời.
Chúc bn hok tốt!Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.
Mã Lương - tên cậu bé đó - thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình- say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài nãng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.
Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc..., cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng... Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tâm hồn bạn đọc.
"Cây bút thần" là một truyện cổ tích thần kì của Trung Quốc. Ngoài nhân vật thần kì, sự vật thần kì, truyện cổ tích này còn hàm chứa một triết lí nhân sinh và một quan điểm nghệ thuật vô cùng sâu sắc. Truyện được lưu truyền nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa, nhưng sâu rộng nhất là ở vùng Vân Nam, Tứ Xuyên…
Mã Lương nghèo khổ, có năng khiếu vẽ, biết tự luyện tập nên vẽ giỏi. Em vẫn chưa có bút vẽ, mơ ước mãi mà chưa được. Cụ già đã đến với em trong mơ. Cụ râu tóc bạc phơ, hiền hậu. Cụ cho em cây bút bằng vàng và khích lệ em:
"Đây là một cây bút thần, nó sẽ giúp con rất nhiều". Rõ ràng cụ già là Tiên rồi, như Bụt trong ‘”Tấm Cám", như cụ già trong "Cây tre trăm đốt". Cụ già cho Mã Lương cây bút thần là biểu tượng nói lên mơ ước một báu vật, một vật thiêng liêng sẽ giúp Mã Lương cũng như nhân dân lao động biến mơ ước của mình thành sự thật và niềm tin. Chỉ có những người có chí lớn, có tài đức mới được Trời, được Tiên, được Phật phù trợ. Vì thế cụ già mới nói với em: “Nó (cây bút thần) sẽ giúp con rất nhiều".
Cây bút thần đã phát huy rực rỡ tài năng của Mã Lương. Trước đây, em cũng đã từng dùng que, dùng ngón tay vẽ chim, vẽ cá… Bức vẽ nào của em cũng đẹp, nhưng chưa đạt đến độ kì diệu, thiêng liêng. Giờ đây, với cây bút thần trong tay, em vẽ chim thì chim biết hót líu lo và tung cánh bay lên trời; em vẽ cá thì cá vẫy đuôi, trườn xuống sông bơi lượn. Nhờ thế mà thiên nhiên vốn đã đẹp lại càng đẹp thêm.
Mã Lương đã trải qua những năm dài vất vả tự kiếm sông. Với cây bút thần trên tay, em đã vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước giúp bà con nghèo trong làng. Những cuốc, cày, đèn, thùng múc nước… của em "tặng" chắc cuộc đời của họ dễ chịu hơn, có cơm ăn, áo mặc, và có ánh sáng… Chắc là người xưa muốn qua chuyện Mã Lương vẽ cày, vẽ cuốc, vẽ đèn… này mà gửi gắm một ý tưởng, một quan niệm, một quan điểm: hãy đem nghệ thuật phục vụ lao động, phấn đấu cho ấm no, hạnh phúc của người nghèo, của nhân dân.
Trên đời vốn đầy rẫy bọn ăn bám, tham lam, độc ác. Cây bút thần của Mã Lương sẽ giúp gì cho đời trong cuộc đấu tranh của nhân dân để "trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược" này? Cuộc đối đầu giữa Mã Lương với tên địa chù là một cuộc đâu tranh mất còn. Căng thẳng và kl diệu, kì lạ thật. Sức mạnh lúc đầu chưa thuộc vồ Mã Lương! Em đã bị lên địa chủ nhốt vào chuồng ngựa, để em phải chết đói, chết rét! Kẻ thù vừa tham lam, vừa vô nhân đạo. Cây bút thần đã cứu em thoát nạn. Em đã vẽ ra lò sưởi để sưởi; em đã vẽ ra bánh để ăn. Rồi em vẽ ra thang như một vũ khí lợi hại để em "vượt ngục" và tạo ra một cái "bẫy" làm cho tên gian ác "chưa trèo qua 3 bậc" đã ngã lộn nhào xuống đất như bị trời giáng! Tên ác bá phóng tuấn mã, vung dao đuổi bắt em, em đã vẽ thành cung tên, em lấy cung tên bắn đúng họng nó! Con ngựa em vẽ cho mình là con tuân mã đưa em đến chân trời mới tự do. Bao yếu tô" kì diệu, bao sức mạnh thần kì trong những tình tiết nói về chuyện nhờ bút thần mà Mã Lương đã diệt trừ được tên địa chủ ghê tởm. ở đây cây bút thần tượng trưng cho sức mạnh chính nghĩa diệt trừ cái ác, hướng về cái thiện.
Mã Lương không hề lạm dụng bút thần khi sống ở một thị trấn xa lạ. Em không vẽ vàng ngọc, châu báu… để trở nên giàu sang. Em chỉ vẽ tranh, như vẽ chim thiếu mắt, thiếu mỏ… để bán lấy tiền đủ sống. Đây là một tình tiết rất thâm thúy.
Vì vô ý lúc vẽ cò, mà làm cho cò biết bay, Mã Lương một lần nữa lại rơi vào tay bọn ác độc, tham lam. Kẻ thù mới của em đầy quyền lực. Em không thể đem cây bút thần để phục vụ tên vua từng gây bao điều tàn ác đối với nhân dân. Không thể bẻ cong cây bút thần để thỏa mãn dục vọng của tên vua xấu xa. Em chỉ vẽ cóc ghẻ, vẽ gà trụi lông… để chúng đái vào cung điện, làm cho mùi hôi thôi bốc lên nồng nặc. Đây là một trong những chi tiết hóm hỉnh nhất trong truyện "Cây bút thần".
Tên vua tham tàn cướp được bút thần, hạ ngục Mã Lương, hắn hí hửng tưởng vẽ gì cũng được. Hắn vẽ vàng nhưng chỉ thành núi, thành đá. Bất ngờ núi sập, đá lăn, tí nữa thì hắn tan xương. Tham thì thâm là như thế đó.
Mã Lương đâu thèm vàng bạc, đâu mê công chúa, lá ngọc cành vàng, em giả vờ nhận mọi yêu cầu của bạo chúa để tìm cách chống lại nó. Em đã vẽ biển, vẽ thuyền, vẽ gió, vẽ bão tố… Tên vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa, lũ đại thần đã bị chôn vùi dưới đáy đại dương. Cây bút thần trong tay Mã Lương đã có một sức mạnh thần kì, thể hiện ước mơ về công lí, về lẽ đời: ác giả ác báo, bọn phi nghĩa tàn ác nhất định sẽ bị trừng phạt.
Cây bút thần kì diệu, là biểu tượng cho sức mạnh nhiệm màu về nghệ thuật. Nó ca ngợi sức mạnh của chính nghĩa, của thiện tâm, nói lên ước mơ của nhân dân trong cuộc đâu tranh diệt trừ ác độc, tham lam để vươn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Cũng như đàn thần, niêu cơm Thạch Sanh,… cây bút thần cho ta thấy trí tưởng tượng bay bổng, tài sáng tạo của nhân dân trong cổ tích thần kì.
nêu cảm nhận của em về nhân vật Chiếc Lá bằng một đoạn văn từ 5- 7 câu
thyet minh về chiếc bút bi <bút máy>
ko chép mạng nhé.ok
bạn nào nhanh , mình tick cho
Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.
Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.
Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để
chúng ta có thể sử dụng. Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút.
Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,… Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.
Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.
Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.
Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
I.Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
quyết định và nghiênàÔng phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế
2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.
3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.
5. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
“ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”
III. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.