Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
𝚏𝚛𝚘𝚐𝚐
Xem chi tiết
Dark_Hole
22 tháng 2 2022 lúc 7:33

Cánh Buồm là bài thơ cha cha giản dị nhưng đã ăn sâu vào lòng tôi. Bài thơ không dùng nhiều hình ảnh hoa mỹ hay những câu chuyện đao to búa lớn nhưng vẫn khiến người đọc thổn thức về tình cha con ấm áp. Người cha trong bài thơ rất thương con. Tình yêu thương đó được thể hiện qua những hành động nhẹ nhàng vuốt tóc con, âu yếm dắt con đi trên bãi cát và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi ngớ ngẩn của con. Và đứa trẻ cũng rất yêu thương và chăm sóc tôi. Cậu bé đặt câu hỏi, nắm tay bố và kể về ước mơ của mình. Không khí được sử dụng miêu tả tình cha con một cách mộc mạc, giản dị nhưng vô cùng chân thực. Nó như một dòng suối ấm chảy vào trái tim em, khơi gợi những cảm xúc, những kỉ niệm vui buồn bên người cha kính yêu. Hòa hợp cảm xúc là sứ mệnh của những nhà thơ chân chính. Và bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã được thể hiện.

Chúc em học giỏi (Không tham khảo hay cop mạng) =)

ILoveMath đã xóa
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
22 tháng 2 2022 lúc 7:38

Refer  

Trong những bài thơ viết về tình cha con, em đặc biệt yêu thích tác phẩm Những cánh buồm. Bởi lời thơ và cách thể hiện tình cảm vô cùng mộc mạc, giản dị. Nó giống như cách mà những người cha thể hiện tình cảm với con của mình. Cha như một cây cổ thụ to lớn, yên lặng mà che mưa chắn gió, đem đến bình yên cho con. Người cha trong bài thơ đã dành thời gian để cùng con đi dạo trên bờ biển. Cầm tay con, xoa đầu con, trả lời những câu hỏi của con. Sự kiên nhẫn, ân cần và yêu thương dịu dàng ấy khiến em như được nhìn thấy hình ảnh chính người cha của mình. Tâm hồn em đã đồng điệu với người con ở trong tác phẩm, để cảm nhận tình cha ấm áp vô bờ. Những cảm xúc tuyệt vời ấy, chính bài thơ Những cánh buồm đã đem đến cho em.

💌Học sinh chăm ngoan🐋...
22 tháng 2 2022 lúc 7:41

TK:

      Trải qua biết bao nếp gấp của cuộc đời, con người dễ dàng bị chìm đắm trong cõi nhân gian nhưng những mơ ước một thời vẫn mãi đeo đuổi, bay bổng vượt thời gian đến với các thế hệ sau một cách tuyệt vời. Hương vị của tinh thần tốt đẹp ấy được thể hiện sâu sắc trong bài  thơ "Những cánh buồm" của nhà thơ Hoàng Trung Thông.

       Bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong từng nhịp thơ, thầm thì như tiếng vỗ êm đềm của đại dương, nhưng vẫn huyền diệu trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng như một huyền thoại. Hoàng Trung Thông gửi gắm ước mơ được bay xa tới những vùng trời mơ ước của hai thế hệ trong hình tượng cánh buồm căng phồng lao đi trên mặt biển trong hơi gió. Hình ảnh hai cha con tiếp bước song song nhau trên bãi cát làm chan chứa một hồi âm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dượng thật kì diệu. Không gian khoáng đãng rực rỡ, long lanh màu màu hạnh phúc như mở ra, mời gọi con người. Chính người cha đã dệt cả vẻ đẹp tiềm ẩn của biển vào lòng con mình khi dìu dắt cậu bé bước đi trên nền của biển mà chỉ cần một chút nữa thôi con mình sẽ ùa ra hiến được. Thật hạnh phúc khi cả hai cha con đều trong một tâm trạng phơi phới, háo hức muốn tìm hiểu về biển. Khổ thơ là lời tâm sự trìu mến của người cha đối với con. Mỗi một con người, ai cũng từng trải qua tuổi thơ ngây ngô với những ước mơ vô tận và đẹp đẽ. Với tư cách người dẫn đường, người cha từng bước tiếp tục tạo điều kiện chắp cánh cho ước mơ của con trên nền của một hoài bão lớn. Họ đã bước đi rất lâu, như hòa nhập trong lòng biển, trong nhịp bước song song trên cát từ buổi bình minh của ngày mới đến lúc nắng đã lên cao. Hi vọng rằng sẽ có thật nhiều, thật nhiều cánh buồm no gió lao đi trên biển, khơi quê hương Việt Nam dấu yêu như ước mơ của cậu bé đã được người cha ủng hộ và chắp cánh bay cao.

Học tốt nhé.

Rhider
Xem chi tiết
𝚏𝚛𝚘𝚐𝚐
Xem chi tiết
Do mai quyen
Xem chi tiết
Phạm Hoàng Khánh Linh
6 tháng 7 2021 lúc 10:41

thế này đc ko mk cóp mạng đó!

300 Vẽ ý tưởng trong 2021 | hình ảnh, nghệ thuật, trash polka

Khách vãng lai đã xóa
☆ᴛǫღʏᴏᴋᴏ♪
6 tháng 7 2021 lúc 10:42

Trả lời;

Idol của mk nè

as mobile: Tin tức, clip, video hình ảnh, tin mới nhất về as mobile

Khách vãng lai đã xóa
Kynz Zanz
6 tháng 7 2021 lúc 10:58

Của mik nè bạn

Khách vãng lai đã xóa
Kirito Asuna
Xem chi tiết
Trần Thị Linh Nhi + ( ✎...
8 tháng 11 2021 lúc 10:47

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ ông đậm đà tính dân tộc trong nội dung và hình thức thể hiện. Bài thơ "Việt Bắc" là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến chống Pháp. "Việt Bắc" là một trong những bài thơ được xếp vào hạng những bài thơ "tống biệt" của Tố Hữu. Mặc dù là đề tài cũ, nhưng bài thơ vẫn mới mẻ bởi "Việt Bắc" ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến vào tháng 10/1954. Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ không mang cảnh trạng của một cuộc chia ly với nỗi buồn đầy nước mắt, mà là nỗi niềm chia ly trong tình cảm giữa cán bộ và nhân dân sâu đậm ân tình. Đoạn thơ mở đầu của bài thơ là sự thể hiện tinh tế và sâu sắc những rung động trong trái tim của người đi và người ở trong giờ phút phân li:

- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại nói với người ra đi:

- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tác giả mở đầu bằng một câu hỏi mang âm hưởng ca dao, tình yêu: "Mình về mình có nhớ ta". "Mình về" là hoàn cảnh để người ở lại bộc lộ nỗi niềm. "Về" gợi đến sự chia li, đó là sự chia li của người ra đi và người ở lại. Về mặt kết cấu câu thơ thì "mình" đứng ở đầu câu, còn "ta" đứng ở cuối câu thơ. Nó gợi lên cái khoảng cách giữa "ta" và "mình". Nỗi niềm gợi lên qua câu hỏi ấy của người ở lại là nỗi nhớ, tình cảm của người ở lại hướng tới người ra đi. Đứng giữa câu thơ là một từ "nhớ", nó làm cho "mình" và "ta" dường như được xích lại gần nhau hơn. Cơ sở tạo nên nỗi nhớ ấy là: "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng". Câu thơ phảng phất âm hưởng của thơ Kiều, nhưng từ âm hưởng đó lại vang lên nỗi niềm tình cảm của những con người trong một thời kháng chiến. "Mười lăm năm ấy" gợi đến một quãng thời gian khó khăn, một thời đau thương, mất mát. Tuy vậy, dường như tất cả mất mát đau thương ấy chìm đi, đọng lại trong câu thơ chỉ còn là tình cảm "thiết tha mặn nồng". Đó chính là sự gắn bó thân thiết, tình cảm chia bùi sẻ ngọt trong "mười lăm năm ấy" giữa "ta" và "mình". Bởi vậy, hỏi nhưng cũng chính là để bộc lộ tình cảm và hỏi chính là thể hiện mong muốn người ra đi cũng có tình cảm như chính mình.

Đến câu thơ thứ ba cũng là một câu hỏi. Câu hỏi: "Mình về mình có nhớ không" cũng có sự lặp lại gần giống câu thơ đầu. Tuy vậy, đối tượng hỏi không chỉ còn bó hẹp trong mối quan hệ giữa "ta - mình" và nỗi nhớ dường như không còn chỉ hướng tới "ta", mà nỗi nhớ đó đã hướng vào đối tượng rộng lớn hơn rất nhiều, đó chính là không gian "núi rừng" và "sông nguồn". Câu hỏi gợi về không gian có "núi", có "nguồn" ở núi rừng Việt Bắc. Đây chính là không gian quen thuộc gắn với người ở lại và cũng gắn bó với cả người ra đi. Không gian đó với người ra đi và người ở lại không còn là không gian vô hồn, vô cảm mà là không gian chứa đầy kỉ niệm, nó góp phần tạo nên tình cảm cho người ra đi.

Ở trong câu thơ xuất hiện nhiều lần hai động từ chỉ hành động "nhìn" và "nhớ". Một hành động tác động vào thị giác, một hành động tác động vào tâm tưởng; một hành động hướng tới hiện tại, một hành động hướng về quá khứ. Sự đan xen giữa các hành động đó mà người ở lại đưa ra là để muốn nhắc nhở người ra đi sống ở hiện tại đừng quên về quá khứ, sống ở miền xuôi đừng quên miền ngược, đừng quên về những kỉ niệm của một thời đã qua. Đó chính là mong muốn của người ở lại nhắn nhủ tới người ra đi. Trước khi mong muốn người ra đi để nhớ thì người ở lại đã thể hiện nỗi nhớ của mình. Nỗi nhớ đó biểu đạt trực tiếp qua động từ "nhớ" xuất hiện nhiều lần ở khổ thơ, càng về cuối thì từ "nhớ" xuất hiện càng nhiều đã thể hiện cường độ nhớ ngày một tăng và nó đã tạo nên âm hưởng chủ đạo cho bài thơ. Đó là âm hưởng nhớ thương, ân tình tha thiết.

Bốn câu thơ đầu chỉ với hai câu hỏi, nhưng chủ yếu là để giãi bày tình cảm và để mong muốn người ra đi cũng có tình cảm như chính mình, bởi giữa hai đối tượng đó có sự gắn bó khăng khít trong một thời kháng chiến và một vùng kháng chiến. Để rồi từ đó, người ra đi đáp lại người ở lại bằng bốn câu thơ:

- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Người ở lại đặt ra câu hỏi nhưng người ra đi không trực tiếp trả lời câu hỏi đó mà thay vào đó người ra đi thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn trong buổi chia tay. Ấn tượng ban đầu đã tác động đến người ra đi: "Tiếng ai tha thiết bên cồn". "Ai" là đại từ không xác định. "Ai" có thể là nhân vật đang xuất hiện trước mắt người ra đi, quen thuộc với người ra đi - một con người cụ thể xuất hiện "bên cồn" trong buổi chia li. "Ai" có thể là bất cứ người dân Việt Bắc đã cùng sống, cùng làm việc, cùng sinh hoạt với người ra đi. Dù hiểu theo cách nào thì ấn tượng tác động đến người ra đi là âm thanh tiếng nói tha thiết - đó chính là âm thanh rất đỗi ngọt ngào, thiết tha, sâu lắng. Và âm thanh đó dường như gọi về biết bao kỉ niệm, biết bao buổi trò chuyện tâm tình và âm thanh đó gọi về mối tình keo sơn gắn bó thân thiết giữa người ở lại với người ra đi. Chính âm thanh đó đã khiến cho người ra đi "Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi".

Câu thơ ngắt nhịp 4/4 với hai vế tiểu đối trong tương quan đối lập giữa bên trong và bên ngoài. "Trong dạ" thì "bâng khuâng" còn hành động bên ngoài biểu hiện sự "bồn chồn" thấp thỏm của người ra đi, nhưng lại có sự tương đồng trong cảm xúc và hành động. Chính vì cảm xúc "bâng khuâng" thì mới có hành động "bồn chồn" đó được.

Trong cảm nhận của người ra đi, một hình ảnh bình dị, quen thuộc thường xuất hiện trong cuộc sống đời thường đó là hình ảnh "áo chàm". Hơn thế nữa chiếc "áo chàm" gợi đến sắc màu bền bỉ khó phai. Tác giả sử dụng hình ảnh hoán dụ "áo chàm" để chỉ người dân Việt Bắc và bởi vậy nói "áo chàm đưa buổi phân li" là nói về cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa người Việt Bắc với người cách mạng. Mượn hình ảnh "áo chàm" dường như tác giả muốn nói đến tình cảm thủy chung sắt son khó phai mờ của người dân Việt Bắc với người chiến sĩ cách mạng. Và ấn tượng đậm nét nhất với người ra đi chính là hành động "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...".

Trước tiên là hành động "cầm tay nhau" là hành động quen thuộc và rất đẹp của những ai khi chia li, nó thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết và đồng thời thể hiện sự lưu luyến giữa kẻ ở người đi. Họ cầm tay nhau trong tâm trạng nghẹn ngào, vì thế không nói lên lời. Dấu ba chấm xuất hiện cuối dòng thơ như nốt nặng không lời, nhưng chính nó lại quý giá hơn rất nhiều những lời nói thường ngày bởi cái cầm tay đã nói lên tất cả những lưu luyến, bịn rịn. Câu thơ kết lại đoạn thơ có nhịp thơ thay đổi khác thường. Sự thay đổi của nhịp thơ không chỉ tạo nên sự ngập ngừng cho giọng điệu của câu thơ mà còn tạo nên cái ngập ngừng của tình cảm. Và đồng thời sự khác lạ trong nhịp thơ ấy đã diễn tả sự khác lạ trong diễn biến tình cảm của kẻ ở người đi.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quỳnh Anh
8 tháng 11 2021 lúc 10:47

Tham khảo:

Cảm nhận của em về bài Việt Bắc – Nhà thơ Tố Hữu được coi như một lá cờ tiên phong của phong trào thơ cách mạng nước ta với những tác phẩm trường tồn với thời gian như "Từ ấy" "Khi con tu hú" hay "Việt Bắc"

Những tác phẩm của Tố Hữu viết về đề tài yêu nước, cách mạng mang màu sắc chính trị nhưng chưa bao giờ khô khan thiếu sức truyền cảm. Mà ngược lại trong tác phẩm của ông nhiều nghệ thuật đặc sắc khiến cho mọi người đều cảm nhận được cái hay cái đẹp của nó.

Bài thơ "Việt Bắc" được tác giả Tố Hữu trong hoàn cảnh sau mười lăm năm sống ở Việt Bắc khi nước ta chiến thắng thực dân Pháp những chiến sĩ cách mạng rời núi rừng về lại với thủ đô Hà Nội. Cuộc chia tay đầy bịn rịn giữa kẻ ở người đi khiến người đọc vô cùng xúc động, nghẹn ngào về tình cảm đồng bào, đồng chí thiêng liêng như ruột thịt. Đặc biệt trong tác phẩm "Việt Bắc" tác giả Tố Hữu đã khắc họa lên bức tranh tứ bình về phong cảnh bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông của núi rừng Việt Bắc vô cùng sinh động say đắm lòng người.

Xuyên suốt tác phẩm chính là những tâm tư tình cảm tha thiết, lắng động của tác giả Tố Hữu dành cho những người đồng bào dân tộc, nơi ông đóng quan tham gia kháng chiến. Nơi chứa những kỷ niệm gian khổ, buồn vui về những ngày khốn khó.

Bài thơ "Việt Bắc" nói lên hình ảnh bình dị, gần gũi của giữa những chiến sĩ cách mạng với người đồng bào Tây Bắc. Những người dân tộc hiền lành, chất phác nhưng một lòng yêu nước, đi theo cách mạng thủy chung son sắc.

Trong khổ thơ đầu tiên tác giả đã thể hiện buổi chia ly nặng tình, nặng nghĩa giữa "Ta" và " Mình" thể hiện sự đối đáp như những người thân, người thương trong một gia đình, thể hiện sự gắn bó thân thiết như máu mủ ruột già.

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Tác giả Tố Hữu sử dụng ngôn ngữ vô cùng tinh tế thể hiện sự khéo léo kín đáo của mình trong việc diễn tả mối quan hệ quân và dân nhẹ nhàng gắn bó, như người thân trong gia đình.

Câu thơ thể hiện nỗi lòng nặng trĩu của người đi cũng như những người ở lại. Mười lăm năm gắn bó đâu phải là quãng thời gian ngắn ngủi. Mà nó là một quãng thời gian suốt đời không thể nào quên. Những chiến sĩ cách mạng cùng với những người dân đồng bào Tây Bắc đã cùng nhau vượt qua những khó khăn hoạn nạn, cùng chia ngọt sẻ bùi, đã từng một thời "Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng"

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Sang tới những câu thơ này người đọc như sững sờ ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc trong khung cảnh khi mùa đông đến. Mỗi khi nhắc tới mùa đông con người thường cảm thấy sự lạnh lẽo, buồn bã. Nhưng trong những câu thơ của Tố Hữu thì mùa đông ở Việt Bắc không hề buồn mà còn ấm áp, thể hiện một không khí tươi vui rực rỡ khi những bông hoa chuối rừng nở hoa.

Màu hoa chuối đỏ làm cho khu rừng như bừng sáng, cùng với những ánh nắng làm cho màu sắc của khu rừng càng thêm bừng sáng trong mùa đông. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật chấm phá làm người đọc cảm thấy ấm áp hơn khi mùa đông trở nên ấm áp.

Những tia nắng hiếm hoi làm cho không khí mùa đông trở nên bừng sáng, những tia nắng làm cho bức tranh mùa đông trở nên ấp áp thơ mộng trữ tình hơn. Màu đỏ của hoa chuối hòa lẫn với ánh nắng tạo nên màu sắc hy vọng ngập tràn sức sống của thiên nhiên con người tràn đầy hy vọng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Trong những câu thơ tiếp theo bức tranh khung cảnh mùa xuân nơi núi rừng Tây Bắc hiện lên thật dịu dàng, êm ái, tạo nên sức sống vô cùng mãnh liệt, gợi lên một bức tranh mùa xuân vô cùng đặc sắc. Hoa mơ chính là loài hoa gắn liền với núi rừng Tây Bắc cứ mỗi dịp Tết đến xuân về thì những cánh rừng hoa mơ bạt ngàn lại nở trắng rừng, làm nên bức tranh mùa xuân Tây Bắc.

Mỗi bức tranh đều gắn liền với hình ảnh con người vô cùng đặc sắc, diễn tả một người con gái dịu dàng làm công việc vô cùng tỉ mỉ. Những con người hăng say với công việc của mình, yêu lao động và cần mẫn chăm chỉ tạo nên bức tranh xuân và con người vô cùng đặc sắc.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Tiếng ve kêu làm cho khu rừng khi mùa hè về trở nên sinh động hơn. Màu vàng đặc trưng của rừng phách làm cho mùa hè trở nên vô cùng ấn tượng, một bức tranh vô cùng tươi đẹp trên xứ sở cao nguyên. Tiếng ve râm ran như phá vỡ sự tĩnh lặng, bình yên của núi rừng làm cho không khí mùa hè trở nên náo nhiệt hơn bao giờ hết.

Tác giả Tố Hữu sử dụng động từ "đổ" để nhấn mạnh bức tranh mùa hè với những chuyển biến quyết liệt, quyến rũ về màu sắc. Bức tranh mùa hè chợt bừng tỉnh với những sức sống mới vô cùng rực rỡ.

Ở trong bức tranh thiên nhiên mùa hè này người đọc cảm nhận bóng dáng con người trong đó. Người con gái hái măng một mình nhưng không gợi lên vẻ cô đơn, mà vẫn thể hiện một cuộc sống tràn đầy sức sống.

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

Trong những câu thơ này cảnh mùa thu núi rừng Tây Bắc với ánh trăng dịu dàng, mát lành thể hiện một bức tranh thiên nhiên vô cùng ưu đãi cho vùng đất tuyệt vời này. Ánh trăng trong bức tranh mùa thu là ánh trăng thể hiện tri kỷ thể hiện tình bạn gắn bó thân thiết của con người và thiên nhiên trong những năm tháng khó khăn gian khổ gắn bó thân thiết.

Hình ảnh ánh trăng mang tới cho con người vẻ đẹp vô cùng rạng rỡ trong mùa thu ở núi rừng Việt Bắc. Tác giả Tố Hữu nhìn trăng nhớ tới con người, nhớ tới tình nghĩa gắn bó giữa những chiến sĩ cách mạng và người dân đồng bào.

Bài thơ " Việt Bắc" của Tố Hữu thể hiện bức tranh thiên nhiên Việt Bắc vô cùng đặc sắc, tinh tế tràn đầy sức sống. Thể hiện tình cảm quân dân vô cùng gắn bó vượt qua những năm tháng khó khăn thử thách. Tác giả Tố Hữu đã tinh tế thể hiện sự khéo léo những tình cảm gắn bó sâu sắc của những người chiến sĩ với mảnh đất thân thương gắn bó như quê hương thứ hai của mình

Khách vãng lai đã xóa
Hermione Granger
8 tháng 11 2021 lúc 10:50

Tham khảo:

Trong nền văn học Việt Nam, Tố Hữu được biết đến với tiếng thơ mang đậm tính trữ tình - chính trị. Những vấn đề mang tính lịch sử khi đi vào thơ ông đều mang âm hưởng của sự ngọt ngào, tha thiết. Điều này đã được thể hiện rõ qua tác phẩm "Việt Bắc" - một bài ca về tình quân dân gắn bó thủy chung, son sắt.

Bài thơ đã tái hiện thành công tình cảm gắn bó sâu nặng và nghĩa tình đầy thủy chung của người cán bộ cách mạng và đồng bào Việt Bắc. Trước hết, tình cảm đó được thể hiện rõ thông qua kết cấu của tác phẩm. Bài thơ là lời đối đáp của nhân dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng trong hoàn cảnh những người kháng chiến từ chiến khu Việt Bắc trở về xuôi. Cuộc chia tay lịch sử đó đã được tái hiện thông qua những cung bậc tình cảm đầy da diết về biết bao kỉ niệm đẹp cùng hoài niệm tha thiết về năm tháng đã qua. Tác giả Tố Hữu đã khéo léo vận dụng lối đối đáp gần gũi, quen thuộc với những khúc hát ca dao, dân ca thông qua đại từ "mình" - "ta", tạo nên những vần thơ chan chứa yêu thương và sâu nặng nghĩa tình nhân dân, nghĩa tình cách mạng.

Khúc hát đầy ân tình thủy chung được tái hiện ngay từ những phút giây đầu tiên qua lời của người ở lại:

"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"

Tác giả đã sử dụng thành công lời ướm hỏi với âm hưởng ngọt ngào, tha thiết để gợi nhắc về "Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng". Đó là quãng thời gian người chiến sĩ cách mạng cùng nhân dân Việt Bắc gắn bó ân tình. Các đại từ "mình" - "ta" vốn gắn liền với tình yêu đôi lứa trong thơ ca dân gian kết hợp với điệp từ "nhớ" được điệp lại bốn lần đã thể hiện thành công tình cảm, nỗi lòng của "kẻ ở".

Đáp lại tiếng lòng của nhân dân Việt Bắc, "người đi" - những chiến sĩ cách mạng không tránh khỏi sự "bâng khuâng", "bồn chồn":

"Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..."

Sự lưu luyến của "người đi" đối với cảnh và tình Việt Bắc đã được thể hiện qua những cử chỉ cụ thể, đặc biệt là hành động "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" diễn tả sự nghẹn ngào trong cảm xúc và không thể diễn đạt thành lời. Nối tiếp mạch cảm xúc đó là những kỉ niệm ấm áp thời kháng chiến gian khổ. Khoảng không gian thuộc về hoài niệm và tâm tưởng đó được mở đầu bằng hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống gắn với tình người Việt Bắc: "Mưa nguồn", "suối lũ", "những mây cùng mù", "Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai" cùng những năm tháng lịch sử của cuộc kháng chiến chống Nhật: "cây đa Tân Trào", "mái đình Hồng Thái". Nổi bật hơn cả là nỗi nhớ về con người đầy da diết và mãnh liệt:

"Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi."

Những địa danh, tên gọi cụ thể đã gợi tả thành công nét đẹp rất riêng "Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương". Tác giả đã sử dụng điệp từ "nhớ từng" kết hợp biện pháp liệt kê để diễn tả từng khoảnh khắc thời gian và không gian núi rừng Việt Bắc qua những hình ảnh: "bản khói cùng sương", "rừng nứa bờ tre", "ngòi Thia sông Đáy", "suối Lê" khiến cho nỗi nhớ càng thêm ngân vang với âm hưởng da diết. Đặc biệt, nhớ về Việt Bắc là nhớ về tấm lòng đồng cam cộng khổ cùng những sẻ chia, thấu hiểu thời kháng chiến gian nan: "Thương nhau, chia củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng". Nghĩa tình gắn bó đó chính là một trong những biểu hiện làm ngời sáng vẻ đẹp của tinh thần yêu nước - mạch ngầm xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Vẻ đẹp nghĩa tình cùng sự gắn bó trong tình cảm của "người đi" - "kẻ ở" đã được tái hiện thành công thông qua các biện pháp nghệ thuật giàu tính dân tộc mang đặc trưng của thơ Tố Hữu - một tiếng thơ có sự hòa quyện giữa tính trữ tình và chính trị. Tác giả đã khéo léo vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống kết hợp lối kết cấu giao duyên quen thuộc trong ca dao, dân ca. Bên cạnh đó, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ cùng lối nói giàu hình ảnh đã được sử dụng nhuần nhuyễn để tạo nên một giọng thơ tâm tình, ngọt ngào của bài ca về tình cảm son sắt thủy chung mang đậm nghĩa tình cách mạng.

Như vậy, qua bài thơ "Việt Bắc", chúng ta có thể thấy được tình cảm gắn bó đầy nghĩa tình thủy chung giữa quân và dân ta trong những năm tháng kháng chiến gian khổ cũng như tài năng của nhà thơ Tố Hữu trong việc diễn đạt một câu chuyện mang tính chính trị trở nên da diết, trữ tình và thiết tha.

Khách vãng lai đã xóa
__J ♪__
Xem chi tiết
Nguyễn Xuân Báo
8 tháng 4 2021 lúc 20:03

Ôi, đáng yêu làm sao! Một chú khỉ con đang làm trò, khiến mọi người cười thích thú! Hôm nay là chủ nhật, mẹ đưa anh em tôi đến vườn bách thú, để tận mắt được xem những con vật vốn ở tận rừng xanh, mà tôi mới chỉ được thấy qua ti-vi. Đi thăm rất nhiều chuồng thú, nhưng với tôi, những chú khỉ nhà biểu diễn xiếc tài ba là đáng yêu nhất.

Chú khỉ con này nổi bật nhất trong đàn, với bộ lông màu nâu vàng. Lông của chú không mượt, trái lại nó hơi xù lên, trông ngộ ghê! Khuôn mặt chú gần giống hình tam giác, má hóp lại, gò má nhô cao như người già. Đôi mắt chú tròn xoe, liến láu nhìn quanh, trông thật tinh ranh. Mũi nó rất cao, nhưng hơi hếch lên, nhìn rõ cả hai lỗ mũi, trông rất nghịch ngợm. Miệng nó rộng đến tận mang tai, nhất là những lúc nó ngoác miệng ra cười, trông càng rộng hơn. Nó rất hay cười, nhưng vì hàm của nó chìa ra, nên trông lúc nào cũng nhăn nhở. Những chiếc răng nhỏ hơn răng người, nhưng trắng như sữa. Thân hình chú khỉ này hơi gầy, nó ngồi trên cành cây trông rúm ró. Tuy vậy, nhưng nó nhanh lắm đó. Với đôi tay dài lòng khòng, những ngón tay gần giống tay người và đầy lông lá, nó có thể đu bám chắc và chuyền cành nhanh thoăn thoắt. Trong chuồng của những chú khỉ, có một cái cây to, để cho các chú chơi đùa như khi ở trong rừng. Thấy mọi người đứng xem, nó có vẻ thích chí, nên trổ tài biểu diễn, mua vui cho mọi người. Đang đứng trên nóc bể, thoắt cái, nó lấy đà, rồi bật nhanh lên một cành cây, một tay bám vào cành, tay kia gãi gãi làm trò. Lúc này, tôi mới nhìn rõ một mảng đỏ dưới mông chú. Thảo nào, ở tấm biển gắn trên chuồng, người ta ghi là “Khỉ đít đỏ”. Mọi người vỗ tay cổ vũ, nó càng khoái chí, buông cả hai tay, dùng đuôi cuốn chặt cành cây, đu mình xuống, miệng kêu “khẹc, khẹc…”. Bỗng chú tuột đuôi rơi xuống, ai nấy đều giật mình, nhưng nhanh như cắt, chú nhảy sang bám vào một cành cây gần đó, rất điêu luyện như diễn viên xiếc. Làm trò chán, nó nhảy xuống, giơ tay ra ngoài hàng song sắt, để xin ăn. Tôi ném cho nó mấy cái bim bim, cả bầy xô lại cướp. Nhưng nó rất nhanh, lúc nào cũng cướp được nhiều nhất, và đưa hết vào mồm, nhai nhồm nhoàm, trông thật tham ăn. Mặc kệ chú đùa nghịch, bên cạnh đó, con khỉ mẹ vẫn đang chăm chỉ bắt giận cho khỉ con - chắc là em của nó. Trông gia đình khỉ cũng rất tình cảm.

Những chú khỉ trong vườn thú, đặc biệt là chú khỉ con tinh nghịch kia thật dễ mến! Tạm biệt những chú khỉ đáng yêu, em mong sao những chú khỉ này sẽ được chăm sóc tốt hơn, để lần sau trở lại thăm vườn thú, em sẽ được gặp lại những chú khỉ tinh nghịch, thông minh, nhưng khoẻ mạnh và xinh xắn hơn.

tả con khỉ đó

Khách vãng lai đã xóa
༺༒༻²ᵏ⁸
8 tháng 4 2021 lúc 20:03

Nhà bác em có một trang trại lớn nuôi rất nhiều loài vật như: gà, vịt, chó, mèo…. trong đó, bác em nuôi nhiều nhất, đó là con lợn. Những chú lợn béo tròn, hồng hào nhưng cũng rất ham ăn, ham ngủ.

Trong trang trại của bác em có nuôi năm mươi con lợn. Ở mỗi chuồng có từ sáu đến tám con, con nào cũng hồng hào, béo tốt. Những chú lợn có màu trắng hoặc màu hồng nhẹ, trên đầu có hai chiếc tai rất lớn, miệng của chú lợn rất dài, và cũng rất rộng nữa. Lợn không có nhiều lông như gà hay vịt mà nó chỉ lưa thưa những sợi lông màu trắng, mà nếu không để kĩ sẽ không thể nhìn thấy.

Những chú lợn ăn rất nhiều, thức ăn của chúng chủ yếu là cám được chế biến từ cám gạo và nấu thêm với bèo tây. Ngày nào bác em cũng phải ra sông lấy rất nhiều bèo về, sau đó băm nhỏ trộn với cám để làm thức ăn cho những chú lợn. Hoặc bèo sống có thể trực tiếp cho lợn ăn cho mát ruột. Sáu chú lợn trong một chuồng có thể ăn hết một nồi đầy những cám, khi được bác em cho ăn, những chú lợn sẽ tự động chạy ra tận máng để đợi ăn. Những chú lợn sẽ tranh nhau ăn, chú nào cũng ăn rất nhanh, rất nhiều, khi ăn còn phát ra tiếng sột soạt rất lớn. Trông những chú lợn ăn rất ngon miệng.

Vì ăn nhiều nên những chú lợn cũng lớn rất nhanh, chỉ một thời gian ngắn không gặp thì những chú lợn sẽ to lớn hơn rất nhiều. Nếu được chăm sóc tốt thì thời gian xuất chuồng cũng nhanh hơn. Không chỉ ăn nhiều mà những chú lợn cũng ngủ rất nhiều, ngoài thời gian ăn thì những chú lợn chỉ nằm ngủ hoặc đi lại chậm rãi trong chuồng. Nhìn dáng vẻ lười biếng của chú lợn em nghĩ chúng cũng không thích vận động nhiều. Hoạt động chính của lợn chỉ xoay quanh ăn và ngủ, không biết trông nhà như những chú chó, cũng không tự kiếm ăn được như những chú gà.

Tuy nhiên, lợn là loài vật rất hiền lành, ngoan ngoãn không khá phách hay làm chủ phiền lòng bao giờ cả. Khác với gà, lợn không đẻ trứng mà đẻ con. Một con lợn mẹ có thể đẻ từ ba đến năm con. Những chú lợn con có màu hồng phớt, chiếc mũi bé xinh trông rất dễ thương. Những chú lợn cũng rất hòa đồng, không tranh giành thức ăn với nhau,chúng cùng sống trong một chuồng rất đoàn kết.

Những chú lợn tuy không trung thành như chó, không bay nhảy linh hoạt như loài gà, cũng không chăm chỉ cần mẫn như trâu, bò. Chúng chỉ có hai hoạt động chính là ăn và ngủ. Tuy vậy, đây là con vật hiền lành, sống thân thiện không gây phiền toái cho ai, dáng vẻ của nó cũng rất dễ thương nữa.Từ sau lần thăm trang trại lợn nhà bác em, em thêm yêu quý những chú lợn hơn.

# Chúc em học tốt :))

Khách vãng lai đã xóa
Ye  Chi-Lien
8 tháng 4 2021 lúc 20:05

Trong nhà em nuôi rất nhiều loài vật nhưng thông minh và gắn bó với em nhất là chú chó Lu Lu.

Lu Lu được mua về nhà em từ hồi còn bé xíu, tính đến nay cũng 2 tuổi, bằng tuổi đứa em gái em. Lúc mới về nhà, chắc vừa phải xa mẹ nên chú cún nhút nhát vô cùng, ai cho gì ăn nấy chỉ quanh quẩn nơi góc bếp chứ chẳng dám chạy nhảy hay đi đâu. Sau một thời gian quen dần với mọi người trong gia đình thì Lu Lu bắt đầu dạn dĩ hơn. Bố làm cho Lu Lu một căn nhà nhỏ trong hiên nhà rồi lót vài mảnh vải ấm. Lu Lu có vẻ rất thích chiếc chuồng, nó cứ chui ra rồi lại tự chui vào như một trò chơi của trẻ con.

Lu Lu có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 2 tuổi Lu Lu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn. Lu Lu nặng tầm khoảng 15 kg. Đối với người trong nhà, chú rất hiền lành nhưng đối với khách lạ thì trái lại rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẻm, cái lưỡi hồng hồng suốt ngày thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên. Chiếc đuôi cong cong ngoáy tít lên mỗi khi em xoa đầu hoặc chơi đùa với nó.

Lu Lu rất thông minh, chuyện gì cũng dạy một lát là hiểu. Cậu biết đi vệ sinh đúng chỗ, không bao giờ bước chân vào nhà, bao giờ cũng đợi người cho ăn mới ăn chứ không khi nào ăn vụng. Không những thế Lu Lu còn biết đi bằng 2 chân như một chú chó trong rạp xiếc. Trong nhà em không khi nào có chuột bởi Lu Lu bắt chuột rất tài, lũ chuột phá phách vậy mà không bao giờ dám bén mảng đến gần. Lu Lu thích nhất là chơi trò đuổi bắt. Cứ mỗi lần em chạy là chú lại đuổi theo với vẻ mặt vô cùng hào hứng.

Đêm đến, khi cả gia đình ngủ say thì Lu Lu lại âm thầm thức canh cho giấc ngủ của mọi người. Cả nhà em ai cũng yêu quý chú. Lu Lu cũng rất gắn bó với mọi người. Đã từ lâu Lu Lu như là một thành viên không thể thiếu của gia đình.

Nguồn:Bài văn tả con vật - Những bài văn mẫu miêu tả tuyển chọn hay nhất 

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Minh Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Bảo Tâm An
3 tháng 10 2021 lúc 18:11

undefined

#Cre:gg

Khách vãng lai đã xóa
Khả Duy
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 6 2020 lúc 17:13

Tham khảo:

Trong thời đại mới khi lượng tri thức ngày càng phát triển, làm việc theo nhóm là yêu cầu quan trọng, cần thiết được đặt ra đối với tất cả mọi người. Với học sinh, học tập theo nhóm là một trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho mình khả năng hợp tác, chia sẻ tình cảm, bồi dưỡng, phát triển tư duy, nâng cao trình độ tri thức.Học nhóm thực sự là một phương pháp thú vị. Học theo nhóm có rất nhiều lợi ích, như giúp rèn luyện và phát triển kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, tạo điều kiện cho các thành viên học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò trách nhiệm, tính tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.

Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể cùng làm việc với nhau, chia sẻ những công việc mà chắc chắn một thành viên không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Không những thế, học nhóm còn thắt chặt tình bạn giữa các thành viên với nhau, củng cố và mở rộng kiến thức đã được học và vận dụng chúng trong quá trình thi - kiểm tra đạt kết quả cao. Học nhóm phát huy khả năng tư duy, trí tuệ của từng cá nhân và cả nhóm, giúp lĩnh hội và giải quyết các vấn đề học tập một cách nhanh chóng và hiệu quả. Quá trình học nhóm giúp học sinh có điều kiện nắm kiến thức chắc hơn, lâu hơn và đây là cơ hội học hỏi các phương pháp, kinh nghiệm học tập, phương pháp ghi nhớ kiến thức, phương pháp trả lời, làm bài thi của các thành viên khác trong nhóm, từ đó nâng cao chất lượng học tập và thi – kiểm tra của mình. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng.

Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh cần phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà học sinh sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giáo viên đề ra cho học sinh mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của họ. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.

Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm nào cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số người cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Nguyên nhân là vì một số học sinh coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra, và kết quả là “cha chung không ai khóc”. nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác…; học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân học sinh nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”…

Chỉ khi nào mỗi người phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.