dưới ánh sáng trắng các vật như thế nào? vì sao?cho ví dụ
Em hiểu như thế nào về ánh sáng trắng? Lấy 2 ví dụ về sự phân tích ánh sáng trắng? Help me!!!!!!
Ánh sáng trắng là hỗn hợp của tất cả các ánh sáng đơn sắc, bao gồm 7 màu đó là màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu chàm, màu lục, màu lam, màu tím, các màu có trong ánh sáng trắng đều là màu gốc của quang phổ và được chiếu với cường độ thích hợp
VD: Hiện tượng cầu vồng, váng dầu,...
Màu sắc của các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu như thế nào?
Mọi vật trong tự nhiên đều không có màu. Đỏ, cam, vàng, lục, làm, chàm, tím… chỉ là những cái tên con người đặt ra để phân biệt cảm nhận của chính mình về sự tương tác của ánh sáng với vật chất. Sở dĩ các vật có màu sắc khác nhau vì chúng có khả năng tạn xạ lọc lựa các ánh sáng màu chiếu tới chúng.
Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.
Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó từ vật đến mắt ta.
Vật màu trắng thì có ánh sáng của mọi màu đến mắt ta.
Vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào đến mắt ta. Ta thấy được vật màu đen vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta.
Cảnh vật dưới ánh sáng Mặt Trời (ánh sáng trắng)
Khi chiếu ánh sáng màu vào vật màu trắng thì vật có màu của ánh sáng màu.
Khi chiều ánh sáng màu vào vật có màu khác thì ta thấy vật gần như màu đen.
Ví dụ: Khi chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu xanh lục ta thấy vật có màu gần như đen.
1.Thế nào là nguồn sáng? Thế nào là vật sáng? Nêu 3 ví dụ về nguồn sáng, 3 ví dụ về vật được chiếu sáng? Nêu điều kiện để nhận biết ánh sáng và nhìn thấy vật?
2.Phát biểu Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Người ta biểu diễn tia sáng như thế nào?Vẽ hình biểu diễn cho tia sáng. Chùm sáng là gì? Chùm sáng gồm những loại nào? Vẽ hình biểu diễn.
4.Nêu những ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng?
5.Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng (vẽ hình).
6.Nêu kết luận về sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm, trên gương cầu lồi. Nêu ứng dụng của gương cầu lồi và gương cầu lõm trong cuộc sống.
7.Nêu đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.
8.Nguồn âm là gì? Nêu đặc điểm chung của các nguồn âm. Nêu 3 ví dụ về nguồn âm và cho biết bộ phận nào dao động phát ra âm.
9.Tần số là gì? Đơn vị và ký hiệu của tần số là gì? Tai người nghe được âm có tần số bao nhiêu?
10.Âm phát ra cao (bổng), thấp (trầm) khi nào?
11.Biên độ âm là gì ? Âm phát ra âm to, âm nhỏ khi nào? Ngưỡng nghe có thể làm đau tai là bao nhiêu?
12.Âm có thể truyền và không thể truyền trong những môi trường nào ? So sánh vận tốc truyền âm trong những môi trường mà âm có thể truyền qua? Trong quá trình truyền âm đi xa đại lượng nào của âm đã thay đổi?
13.Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì? Nêu đặc điểm của vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém? Mỗi loại lấy 3 VD.
Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái? Cho ví dụ về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.
Vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái:
Tất cả sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thực vật thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp. Một phần năng lượng tích tụ trong sinh vật sản xuất được động vật ăn thực vật sử dụng và theo trình tự năng lượng được chuyển lên các bậc dinh dưỡng tiếp theo. Như vậy, năng lượng trong hệ sinh thái được khởi đầu từ năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây xanh.
Ví dụ, trong chăn nuôi người ta cung cấp thêm ánh sáng để thay đổi chu kì sinh học ép gà ăn nhiều, tăng khối lượng hay thắp sáng kích thích thời gian nở hoa thanh long sớm hơn…
Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống sinh vật? Lấy ví dụ minh họa
Ánh sáng là một yếu tố sinh thái, ánh sáng có vai trò quan trọng đối với các cơ thể sống
Ví dụ minh họa:
-Cây quang hợp nhờ ánh sáng
-Một số loài động vật hoạt động vào ban ngày
Khi đặc các vật dưới ánh sáng mặt trời.
Nếu thấy vật màu trắng và màu đỏ và màu xanh lục thì có ánh sáng màu nào đến mắt ta? Vì sao?
Có thấy được vật màu đen không? Vì sao?
Nêu nhận xét về màu sắc của các viên bi gỗ màu đỏ , xanh lục ,đen và trắng Khi chiếu ánh sáng đỏ vào chúng?
Đặt các vật dưới ánh sáng mặt trời:
+ Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó đến mắt ta.
+ Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt ta. Ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta.tick cho mk nha
- Đặt các vật dưới ánh sáng trắng :
+ Khi nhìn thấy vật màu trắng, , vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng , ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó đến mắt ta.
+ Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt ta. Ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh phản xạ ánh sáng vào mắt ta.
- Nhận xét :
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu xanh lục gần như đen. Vậy vật màu xanh lục tán xạ kém ánh sáng màu đỏ
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng màu đỏ.
+ Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng màu đỏ
Câu 1:
a, Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và các đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra như thế nào ?
b, Tại sao ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta thu được ánh sáng màu đỏ, còn ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh ta lại không thu được ánh sáng đỏ? ( thấy tối)
c, Tại sao ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta thu đc ánh sáng đỏ?
d, Để con người làm việc có hiệu quả và thích hợp nhất nên sử dụng ánh sáng nào? Ánh sáng đó phát ra từ đâu là tốt nhất? Việc sử dụng ánh sáng mặt trời trong sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gì?
Câu 2:
a, Khi ánh sáng chiếu vào các vật, hàu hết ta thấy các vật đó sáng lên, nhưng với một số vật ta không nhìn thấy chúng sáng lên mà lại có màu đen. Giải thích vì sao?
b, Một HS cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực thì tất cả mọi người đứng trên Trái Đất đều có thể quan sát được. Theo em như thế có đúng không? Vì sao?
Câu 3:
Màu sắc của vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Câu 4:
Cách phân tích ánh sáng trắng. Cách tạo ánh sáng màu. Cách trộn màu ánh sáng.
GIÚP MÌNH VỚI, MAI MÌNH KIỂM TRA RỒI!!!
câu 1 :
a . Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa này đóng vai trò như các tấm lọc màu.
b.Vì tấm lọc màu đỏ không hấp thụ ánh sáng đỏ,nên chùm sáng đỏ đi qua tấm lọc màu đỏ,còn tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh các ánh sáng không phải là màu xanh,nên ánh sáng đỏ khó có thể qua được tấm lọc màu xanh và ta thấy tối
c. Vì trong chùm ánh sáng trắng có ánh sáng màu đỏ . Tấm lọc màu đỏ cho ánh sáng đỏ đi qua còn các màu khác thì bị hấp thụ
khi đặt các vật dưới ánh sáng mặt trời:
Neu thấy vật mài trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì có ánh sáng màu nào đến mắt ta? Vì sao?
Có thấy được vật màu đen không? Vì sao?
Nêu nhận xét về màu của các viên bi gỗ màu đỏ, xanh lục, đen và trắng khi chiếu ánh sáng đỏ vào chúng?Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm chứng.
-Đặt các vật dưới ánh sáng trắng.
+ Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó đến mắt ta.
+ Khi nhìn thấy vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt ta. Ta thấy được vật vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta.
-Nhận xét:
Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đỏ vẫn có màu đỏ. Vậy vật màu đỏ tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
Dưới ánh sáng đỏ, vật màu xanh lục có màu gần như đen. Vậy vật màu xanh lục tán xạ rất kém ánh sáng đỏ.
Dưới ánh sáng đỏ, vật màu đen vẫn có màu đen. Vậy vật màu đen không tán xạ ánh sáng đỏ.
Dưới ánh sáng đỏ, vật màu trắng có màu đỏ. Vậy vật màu trắng tán xạ tốt ánh sáng đỏ.
+ Khi nhìn thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì đã có ánh sáng trắng, ánh sáng đỏ, ánh sáng xanh lục truyền từ các vật đó đến mắt ta.
Câu 1: Nguồn sáng là gì? Cho 2 ví dụ. Vật sáng là gì? Cho 2 ví dụ.
Câu 2: Khi nào ta nhìn thấy một vật?
Câu 3: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng?
Câu 4: Thế nào là hiện tượng phản xạ ánh sáng? Vẽ hình và nêu rõ các kí hiệu trong hình vẽ? Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 5: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
Câu 6: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
Câu 7: So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước?
Câu 8: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
Câu 9: So sánh sự giống nhau và khác nhau về ảnh của cùng một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm ?
Tham khảo:
https://hoc247.net/on-tap-vat-ly-7-chuong-1-quang-hoc-index.html