Mọi vật trong tự nhiên đều không có màu. Đỏ, cam, vàng, lục, làm, chàm, tím… chỉ là những cái tên con người đặt ra để phân biệt cảm nhận của chính mình về sự tương tác của ánh sáng với vật chất. Sở dĩ các vật có màu sắc khác nhau vì chúng có khả năng tạn xạ lọc lựa các ánh sáng màu chiếu tới chúng.
Dưới ánh sáng trắng, vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó truyền vào mắt ta (trừ vật màu đen). Ta gọi đó là màu của vật.
Khi nhìn thấy vật màu nào thì có ánh sáng màu đó từ vật đến mắt ta.
Vật màu trắng thì có ánh sáng của mọi màu đến mắt ta.
Vật màu đen thì không có ánh sáng màu nào đến mắt ta. Ta thấy được vật màu đen vì có ánh sáng từ các vật bên cạnh đến mắt ta.
Cảnh vật dưới ánh sáng Mặt Trời (ánh sáng trắng)
Khi chiếu ánh sáng màu vào vật màu trắng thì vật có màu của ánh sáng màu.
Khi chiều ánh sáng màu vào vật có màu khác thì ta thấy vật gần như màu đen.
Ví dụ: Khi chiếu ánh sáng đỏ vào vật màu xanh lục ta thấy vật có màu gần như đen.